Khối công ty chứng khoán tiếp tục bội thu
Ngay cả những công ty mới khai trương hoạt động cũng đạt hàng chục tỷ đồng lợi nhuận trong quý 1/2007
Nhiều doanh nghiệp niêm yết đạt kết quả kinh doanh khả quan trong quý 1/2007, nhưng nếu so với khối công ty chứng khoán thì những thông số về hiệu quả kinh doanh của hai khối này có khoảng cách lớn.
Dẫn đầu khối công ty chứng khoán là Công ty Chứng khoán Sài Gòn với 465 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I (vốn điều lệ 500 tỷ đồng); Công ty Chứng khoán Bảo Việt đạt 123 tỷ đồng (vốn điều lệ 150 tỷ đồng); Công ty Chứng khoán Thăng Long đạt hơn 40 tỷ đồng (vốn điều lệ 120 tỷ đồng); Công ty Chứng khoán Hải Phòng đạt 21,8 tỷ đồng (vốn điều lệ 50 tỷ đồng)…
Ngay cả những công ty mới khai trương hoạt động cũng đạt hàng chục tỷ đồng lợi nhuận trong quý 1/2007, như Công ty Chứng khoán Quốc tế đạt 18 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ 62 tỷ đồng; Công ty Chứng khoán Kim Long đạt 18 tỷ đồng lợi nhuận...
Sang tháng 4/2007, mặc dù giao dịch trên thị trường chứng khoán có phần giảm sút, nhưng Công ty Chứng khoán Bảo Việt vẫn tạo thêm được 16,8 tỷ đồng lợi nhuận, Công ty Chứng khoán Sài Gòn làm ra 79,3 tỷ đồng lợi nhuận, còn các công ty chứng khoán khác cũng đạt lợi nhuận hàng tỷ đồng.
Mặc dù thị trường suy giảm mới là lúc thử bản lĩnh kinh doanh của khối công ty chứng khoán, nhưng xem ra khối này vẫn rộng đường tiến lên và đang trở thành mảng hoạt động có hiệu quả cao nhất trên thị trường chứng khoán. Không chỉ tại các công ty chứng khoán cũ, ngay cả các công ty chứng khoán mới hoạt động một vài tháng nay, lượng khách hàng cũng đến chật kín phòng giao dịch và một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của đội ngũ lãnh đạo không phải là nâng cao chất lượng tư vấn đầu tư, mà là làm thế nào để nhà đầu tư có đủ chỗ… gửi xe khi đến theo dõi diễn biến giao dịch.
Mặc dù Luật Chứng khoán đã nâng mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập một công ty chứng khoán mới với đủ các nghiệp vụ là 300 tỷ đồng, nhưng xu hướng thành lập mới khối công ty này vẫn không hề thuyên giảm. Riêng trong quý I năm nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiếp nhận hơn 30 hồ sơ xin thành lập công ty chứng khoán và vì vậy, ngoài việc đảm bảo yêu cầu về vốn, việc có nên tiếp tục cấp phép hoạt động cho khối công ty này hay không cũng là một câu hỏi nhiều cân nhắc tại cơ quan này.
Nhìn lại hoạt động của gần 40 công ty chứng khoán mới được cấp phép trong năm 2006 sẽ thấy, một số công ty liên tục phải đổi người điều hành, thậm chí có những công ty chức danh chủ tịch HĐQT cũng… đã thay đổi đôi lần. Thực tế này cho thấy, cơ hội thị trường cho khối công ty chứng khoán là có thật, nhưng nguồn nhân lực đủ sức để quản trị mảng kinh doanh dịch vụ tài chính chứng khoán một cách chuyên nghiệp lại hết sức trống trải.
Lấp chỗ trống về nhân sự là một vấn đề không thể làm trong 1 tháng hay 1 năm và vì vậy, tính bền vững trong mảng hoạt động này còn là câu hỏi ngỏ. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển theo chiều rộng và các công ty chứng khoán dù lớn, dù nhỏ vẫn có đất hoạt động trong một vài năm tới.
Dẫn đầu khối công ty chứng khoán là Công ty Chứng khoán Sài Gòn với 465 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I (vốn điều lệ 500 tỷ đồng); Công ty Chứng khoán Bảo Việt đạt 123 tỷ đồng (vốn điều lệ 150 tỷ đồng); Công ty Chứng khoán Thăng Long đạt hơn 40 tỷ đồng (vốn điều lệ 120 tỷ đồng); Công ty Chứng khoán Hải Phòng đạt 21,8 tỷ đồng (vốn điều lệ 50 tỷ đồng)…
Ngay cả những công ty mới khai trương hoạt động cũng đạt hàng chục tỷ đồng lợi nhuận trong quý 1/2007, như Công ty Chứng khoán Quốc tế đạt 18 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ 62 tỷ đồng; Công ty Chứng khoán Kim Long đạt 18 tỷ đồng lợi nhuận...
Sang tháng 4/2007, mặc dù giao dịch trên thị trường chứng khoán có phần giảm sút, nhưng Công ty Chứng khoán Bảo Việt vẫn tạo thêm được 16,8 tỷ đồng lợi nhuận, Công ty Chứng khoán Sài Gòn làm ra 79,3 tỷ đồng lợi nhuận, còn các công ty chứng khoán khác cũng đạt lợi nhuận hàng tỷ đồng.
Mặc dù thị trường suy giảm mới là lúc thử bản lĩnh kinh doanh của khối công ty chứng khoán, nhưng xem ra khối này vẫn rộng đường tiến lên và đang trở thành mảng hoạt động có hiệu quả cao nhất trên thị trường chứng khoán. Không chỉ tại các công ty chứng khoán cũ, ngay cả các công ty chứng khoán mới hoạt động một vài tháng nay, lượng khách hàng cũng đến chật kín phòng giao dịch và một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của đội ngũ lãnh đạo không phải là nâng cao chất lượng tư vấn đầu tư, mà là làm thế nào để nhà đầu tư có đủ chỗ… gửi xe khi đến theo dõi diễn biến giao dịch.
Mặc dù Luật Chứng khoán đã nâng mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập một công ty chứng khoán mới với đủ các nghiệp vụ là 300 tỷ đồng, nhưng xu hướng thành lập mới khối công ty này vẫn không hề thuyên giảm. Riêng trong quý I năm nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiếp nhận hơn 30 hồ sơ xin thành lập công ty chứng khoán và vì vậy, ngoài việc đảm bảo yêu cầu về vốn, việc có nên tiếp tục cấp phép hoạt động cho khối công ty này hay không cũng là một câu hỏi nhiều cân nhắc tại cơ quan này.
Nhìn lại hoạt động của gần 40 công ty chứng khoán mới được cấp phép trong năm 2006 sẽ thấy, một số công ty liên tục phải đổi người điều hành, thậm chí có những công ty chức danh chủ tịch HĐQT cũng… đã thay đổi đôi lần. Thực tế này cho thấy, cơ hội thị trường cho khối công ty chứng khoán là có thật, nhưng nguồn nhân lực đủ sức để quản trị mảng kinh doanh dịch vụ tài chính chứng khoán một cách chuyên nghiệp lại hết sức trống trải.
Lấp chỗ trống về nhân sự là một vấn đề không thể làm trong 1 tháng hay 1 năm và vì vậy, tính bền vững trong mảng hoạt động này còn là câu hỏi ngỏ. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển theo chiều rộng và các công ty chứng khoán dù lớn, dù nhỏ vẫn có đất hoạt động trong một vài năm tới.