Khối ngân hàng chao đảo, chứng khoán Mỹ giảm mạnh
Ngày 14/1, giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu khối ngân hàng sau nhiều tin xấu, đã đẩy chứng khoán Mỹ giảm sâu
Ngày 14/1, giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu khối ngân hàng sau nhiều tin xấu, đã đẩy chứng khoán Mỹ giảm sâu.
Hôm thứ Tư, Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán lẻ hàng hóa ở nước này trong tháng 12/2008 đã giảm 2,7% xuống 343,2 tỷ USD. Nếu loại trừ doanh số bán ôtô và linh kiện ôtô thì doanh số bán lẻ trong tháng đã giảm 3,1%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho hay, giá hàng hóa nhập khẩu của nước này đã giảm 4,2% trong tháng 12/2008 - thấp hơn so với mức giảm 7% của tháng 11/2008. Như vậy, giá nhập khẩu hàng hóa ở Mỹ trong năm 2008 đã giảm 9,3%, trong đó giá nhập khẩu dầu thô giảm 56,2%.
Trong khi đó, giá xuất khẩu hàng hóa ở nước này trong tháng 12/2008 giảm 2,3% do giá cả hàng hóa thực phẩm, nguyên vật liệu cơ bản giảm mạnh. Như vậy, giá xuất khẩu hàng hóa trong năm 2008 ở Mỹ đã giảm 3,2%.
Chỉ số Dow Jones giảm ngày thứ sáu liên tiếp
Nhà sản xuất linh kiện điện thoại lớn nhất khu vực Bắc Mỹ - Nortel Networks đã chính thức nộp đơn xin phá sản vào ngày 14/1 sau những khó khăn lớn mà tập đoàn đã gặp phải.
Cổ phiếu của Nortel Networks (NYSE-NT) đã ngừng giao dịch trên thị trường New York từ ngày 13/1 với mức giá 0,21 cent/cổ phiếu – giá cao nhất trong 52 tuần của cổ phiếu này là 13,71 USD/cổ phiếu.
Trước đó, trong tháng 11/2008, tập đoàn này đã công bố thua lỗ 3,4 tỷ USD trong quý 3/2008, đồng thời cắt giảm 1.300 việc làm, tương đương 5% lực lượng lao động.
Liên quan đến thông tin đáng chú ý nhất trong ngày, cổ phiếu của Citigroup đang đứng trước áp lực bị bán tháo bởi các cổ đông là các định chế tài chính lớn, quỹ tương hỗ (mutual fund), quỹ hưu trí (pension fund)...
Lý do dẫn đến quan ngại này là do các định chế tài chính, quỹ đầu tư có cam kết chỉ nắm giữ cổ phiếu blue-chip có thị giá từ 5 USD trở lên. Do đó, khi cổ phiếu Citigroup liên tục giảm mạnh trong nhiều ngày qua khiến nhiều quỹ đã bán cổ phiếu của Citigroup để đảm bảo ngưỡng an toàn cho danh mục đầu tư, cũng như cam kết với cổ đông.
Đây là lần thứ hai trong 3 tháng trở lại đây cổ phiếu của Citigroup phải đứng trước khả năng bị các cổ đông là định chế tài chính bán tháo (lần trước cổ phiếu Citigroup đã xuống dưới 5 USD và phải nhờ Chính phủ Mỹ giải cứu nên mới có thể phục hồi).
Những lo ngại về triển vọng ngành ngân hàng Mỹ, châu Âu cũng như số liệu không khả quan về doanh số bán lẻ ở Mỹ, đã đẩy chứng khoán Phố Wall có phiên giao dịch tồi tệ.
Lệnh bán cổ phiếu khối ngân hàng, công nghệ...được tung ra đã đẩy cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ luôn luôn ở dưới ngưỡng giá trị so với phiên trước đó.
Chỉ số S&P Tài chính mất 5,7%, trong đó cổ phiếu Citigroup đã giảm 23,22% xuống 4,53 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Morgan Stanley mất 8,85%, cổ phiếu JPMorgan hạ 1,67%, cổ phiếu Bank of America mất 4,23%, cổ phiếu HSBC, Deutsche Bank niêm yết trên sàn New York có mức giảm lần lượt là 8% và 9,2%.
Trong ngày giao dịch, cổ phiếu của Motorola đã giảm 4,86% xuống 4,11 USD/cổ phiếu sau khi hãng này công bố cắt giảm 4.000 việc làm và các chi phí khác để tiết kiệm được khoảng 700 triệu USD.
Giá dầu đã giảm xuống 37,28 USD/thùng nên đã đẩy cổ phiếu khối năng lượng như Chevron, ExxonMobil giảm hơn 3%.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 248,42 điểm, tương đương -2,94 %, đóng cửa ở mức 8.200,14.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 56,82 điểm, tương đương -3,67%, chốt ở mức 1.489,64.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 29,17 điểm, tương đương -3,35%, đóng cửa ở mức 842,62.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,42 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.793 cổ phiếu giảm điểm và có 318 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,94 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.263 cổ phiếu giảm điểm thì có 477 cổ phiếu tăng điểm.
Chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm 4,5%
Ngày 14/1, cơ quan thống kê châu Âu cho biết, sản xuất công nghiệp ở khu vực 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro đã giảm 1,6% trong tháng 11/2008 và giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2007.
Lạm phát ở khu vực này trong tháng 12/2008 đã giảm xuống 1,6% - dưới mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra, nên sẽ thúc đẩy ECB đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản.
Theo nhận định của giới phân tích, rất có thể ECB sẽ hạ 0,5% lãi suất cơ bản đưa mặt bằng lãi suất đồng Euro về 2% vào ngày 15/1 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường tài chính.
Liên quan đến Tập đoàn HSBC Holdings, chuyên gia phân tích của Ngân hàng Morgan Stanley vừa đưa ra nhận định về khả năng HSBC sẽ phải cắt giảm một nửa mức cổ tức trong năm 2009 và có thể phải tăng vốn thêm 20 tỷ Bảng Anh (29,2 tỷ USD). Thông tin này đã đẩy cổ phiếu HSBC trên thị trường London và New York giảm mạnh.
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Tư đã tiếp tục giảm ngày thứ sáu liên tiếp. Trên cả ba thị trường chính đều chứng kiến sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu khối ngân hàng, và đây chính là nguyên nhân cơ bản khiến các chỉ số đồng loạt giảm 4,5%.
Những cảnh báo về triển vọng lợi nhuận và khả năng phải tăng vốn của HSBC, cũng như việc thua lỗ 6,4 tỷ USD trong quý 4/2008 của ngân hàng lớn nhất ở Đức - Deutsche Bank, đã đẩy cổ phiếu khối ngân hàng châu Âu sụt giảm với biên độ lớn.
Cổ phiếu của HSBC giảm 9,8%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland mất 17%, cổ phiếu BNP Paribas, Banco Santander và Credit Suisse giảm từ 6,9 - 8,6%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 218,51 điểm, tương đương -4,97%, đóng cửa ở mức 4.180,64, khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tiếp tục hạ 4,63%, khối lượng giao dịch đạt 45,68 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 4,56%, khối lượng giao dịch đạt 184 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đồng loạt phục hồi
Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á hôm thứ Tư đã có sự thay đổi rõ nét, xu hướng giảm điểm đã được thay thế bằng sức tăng trong cả ngày giao dịch của nhiều thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều, sắc xanh đã hiện diện ở hầu hết các thị trường, trong đó biên độ tăng điểm trên 3% đã xuất hiện ở thị trường Trung Quốc.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã tăng 1% lên 86,71 điểm, chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm điểm liên tiếp của chỉ số này.
Nguyên nhân tăng điểm trong phiên này xuất phát từ sự lên điểm mạnh của cổ phiếu khối năng lượng và công nghệ. Bên cạnh đó, sau nhiều ngày giảm điểm, nhà đầu tư bắt đầu tăng mạnh mua vào để kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phục hồi mang tính kỹ thuật.
Chứng khoán Nhật đã tăng điểm trở lại nhờ sức tăng của nhiều cổ phiếu khối xuất khẩu lớn. Trong đó, cổ phiếu Fujitsu, Toshiba tăng hơn 5%, cổ phiếu Sony tiến thêm 4,5%, cổ phiếu Canon nhích 1,4%, cổ phiếu Nissan tiến thêm 3,5%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 24,54 điểm, tương đương 0,29%, chốt ở mức 8.438,45. Khối lượng giao dịch đạt 1,8 tỷ cổ phiếu, thị trường có 998 mã lên điểm và có 586 mã giảm điểm.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, cơ quan thống kê nước này vừa công bố GDP của Trung Quốc năm 2007 đã tăng 13% - cao hơn mức ước lượng 11,7% trước đó, đưa giá trị tổng sản phẩm quốc nội lên 25.731 tỷ Nhân dân tệ (3.380 tỷ USD).
Như vậy, từ năm 2007, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Đức (GDP đạt 3.320 tỷ USD) để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật.
Được biết, trong quý 3/2008 GDP của Trung Quốc đã tăng 9% - mức thấp nhất trong 5 năm qua. Theo nhận định của giới phân tích, GDP của Trung Quốc có thể tăng 6,8% trong quý 4/2008 (số liệu chính thức sẽ được công bố vào tuần sau).
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã bất ngờ tăng 65,5 điểm, tương ứng 3,52%, chốt ở mức 1.928,87.
Chuyển quan thị trường khác, cơ quan thống kê Hàn Quốc vừa thông báo tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng 12/2008 vẫn ở mức 3,3% - không thay đổi so với tháng 11/2008.
Trước đó, ba tập đoàn Nomura, UBS và Goldman Sachs đều đưa ra dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ lâm vào suy thoái trong năm 2009 do hoạt động xuất khẩu của nước này sẽ giảm mạnh.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,24%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,57%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,85%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phục hồi 0,27%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tiến thêm 2,11%.
Hôm thứ Tư, Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán lẻ hàng hóa ở nước này trong tháng 12/2008 đã giảm 2,7% xuống 343,2 tỷ USD. Nếu loại trừ doanh số bán ôtô và linh kiện ôtô thì doanh số bán lẻ trong tháng đã giảm 3,1%.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho hay, giá hàng hóa nhập khẩu của nước này đã giảm 4,2% trong tháng 12/2008 - thấp hơn so với mức giảm 7% của tháng 11/2008. Như vậy, giá nhập khẩu hàng hóa ở Mỹ trong năm 2008 đã giảm 9,3%, trong đó giá nhập khẩu dầu thô giảm 56,2%.
Trong khi đó, giá xuất khẩu hàng hóa ở nước này trong tháng 12/2008 giảm 2,3% do giá cả hàng hóa thực phẩm, nguyên vật liệu cơ bản giảm mạnh. Như vậy, giá xuất khẩu hàng hóa trong năm 2008 ở Mỹ đã giảm 3,2%.
Chỉ số Dow Jones giảm ngày thứ sáu liên tiếp
Nhà sản xuất linh kiện điện thoại lớn nhất khu vực Bắc Mỹ - Nortel Networks đã chính thức nộp đơn xin phá sản vào ngày 14/1 sau những khó khăn lớn mà tập đoàn đã gặp phải.
Cổ phiếu của Nortel Networks (NYSE-NT) đã ngừng giao dịch trên thị trường New York từ ngày 13/1 với mức giá 0,21 cent/cổ phiếu – giá cao nhất trong 52 tuần của cổ phiếu này là 13,71 USD/cổ phiếu.
Trước đó, trong tháng 11/2008, tập đoàn này đã công bố thua lỗ 3,4 tỷ USD trong quý 3/2008, đồng thời cắt giảm 1.300 việc làm, tương đương 5% lực lượng lao động.
Liên quan đến thông tin đáng chú ý nhất trong ngày, cổ phiếu của Citigroup đang đứng trước áp lực bị bán tháo bởi các cổ đông là các định chế tài chính lớn, quỹ tương hỗ (mutual fund), quỹ hưu trí (pension fund)...
Lý do dẫn đến quan ngại này là do các định chế tài chính, quỹ đầu tư có cam kết chỉ nắm giữ cổ phiếu blue-chip có thị giá từ 5 USD trở lên. Do đó, khi cổ phiếu Citigroup liên tục giảm mạnh trong nhiều ngày qua khiến nhiều quỹ đã bán cổ phiếu của Citigroup để đảm bảo ngưỡng an toàn cho danh mục đầu tư, cũng như cam kết với cổ đông.
Đây là lần thứ hai trong 3 tháng trở lại đây cổ phiếu của Citigroup phải đứng trước khả năng bị các cổ đông là định chế tài chính bán tháo (lần trước cổ phiếu Citigroup đã xuống dưới 5 USD và phải nhờ Chính phủ Mỹ giải cứu nên mới có thể phục hồi).
Những lo ngại về triển vọng ngành ngân hàng Mỹ, châu Âu cũng như số liệu không khả quan về doanh số bán lẻ ở Mỹ, đã đẩy chứng khoán Phố Wall có phiên giao dịch tồi tệ.
Lệnh bán cổ phiếu khối ngân hàng, công nghệ...được tung ra đã đẩy cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ luôn luôn ở dưới ngưỡng giá trị so với phiên trước đó.
Chỉ số S&P Tài chính mất 5,7%, trong đó cổ phiếu Citigroup đã giảm 23,22% xuống 4,53 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Morgan Stanley mất 8,85%, cổ phiếu JPMorgan hạ 1,67%, cổ phiếu Bank of America mất 4,23%, cổ phiếu HSBC, Deutsche Bank niêm yết trên sàn New York có mức giảm lần lượt là 8% và 9,2%.
Trong ngày giao dịch, cổ phiếu của Motorola đã giảm 4,86% xuống 4,11 USD/cổ phiếu sau khi hãng này công bố cắt giảm 4.000 việc làm và các chi phí khác để tiết kiệm được khoảng 700 triệu USD.
Giá dầu đã giảm xuống 37,28 USD/thùng nên đã đẩy cổ phiếu khối năng lượng như Chevron, ExxonMobil giảm hơn 3%.
Biểu đồ ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong ngày 14/1/2009 - Nguồn: G.Finance.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 248,42 điểm, tương đương -2,94 %, đóng cửa ở mức 8.200,14.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 56,82 điểm, tương đương -3,67%, chốt ở mức 1.489,64.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 29,17 điểm, tương đương -3,35%, đóng cửa ở mức 842,62.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,42 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.793 cổ phiếu giảm điểm và có 318 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,94 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.263 cổ phiếu giảm điểm thì có 477 cổ phiếu tăng điểm.
Chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm 4,5%
Ngày 14/1, cơ quan thống kê châu Âu cho biết, sản xuất công nghiệp ở khu vực 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro đã giảm 1,6% trong tháng 11/2008 và giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2007.
Lạm phát ở khu vực này trong tháng 12/2008 đã giảm xuống 1,6% - dưới mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra, nên sẽ thúc đẩy ECB đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản.
Theo nhận định của giới phân tích, rất có thể ECB sẽ hạ 0,5% lãi suất cơ bản đưa mặt bằng lãi suất đồng Euro về 2% vào ngày 15/1 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường tài chính.
Liên quan đến Tập đoàn HSBC Holdings, chuyên gia phân tích của Ngân hàng Morgan Stanley vừa đưa ra nhận định về khả năng HSBC sẽ phải cắt giảm một nửa mức cổ tức trong năm 2009 và có thể phải tăng vốn thêm 20 tỷ Bảng Anh (29,2 tỷ USD). Thông tin này đã đẩy cổ phiếu HSBC trên thị trường London và New York giảm mạnh.
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Tư đã tiếp tục giảm ngày thứ sáu liên tiếp. Trên cả ba thị trường chính đều chứng kiến sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu khối ngân hàng, và đây chính là nguyên nhân cơ bản khiến các chỉ số đồng loạt giảm 4,5%.
Những cảnh báo về triển vọng lợi nhuận và khả năng phải tăng vốn của HSBC, cũng như việc thua lỗ 6,4 tỷ USD trong quý 4/2008 của ngân hàng lớn nhất ở Đức - Deutsche Bank, đã đẩy cổ phiếu khối ngân hàng châu Âu sụt giảm với biên độ lớn.
Cổ phiếu của HSBC giảm 9,8%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland mất 17%, cổ phiếu BNP Paribas, Banco Santander và Credit Suisse giảm từ 6,9 - 8,6%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 218,51 điểm, tương đương -4,97%, đóng cửa ở mức 4.180,64, khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tiếp tục hạ 4,63%, khối lượng giao dịch đạt 45,68 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 4,56%, khối lượng giao dịch đạt 184 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đồng loạt phục hồi
Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á hôm thứ Tư đã có sự thay đổi rõ nét, xu hướng giảm điểm đã được thay thế bằng sức tăng trong cả ngày giao dịch của nhiều thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều, sắc xanh đã hiện diện ở hầu hết các thị trường, trong đó biên độ tăng điểm trên 3% đã xuất hiện ở thị trường Trung Quốc.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã tăng 1% lên 86,71 điểm, chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm điểm liên tiếp của chỉ số này.
Nguyên nhân tăng điểm trong phiên này xuất phát từ sự lên điểm mạnh của cổ phiếu khối năng lượng và công nghệ. Bên cạnh đó, sau nhiều ngày giảm điểm, nhà đầu tư bắt đầu tăng mạnh mua vào để kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phục hồi mang tính kỹ thuật.
Chứng khoán Nhật đã tăng điểm trở lại nhờ sức tăng của nhiều cổ phiếu khối xuất khẩu lớn. Trong đó, cổ phiếu Fujitsu, Toshiba tăng hơn 5%, cổ phiếu Sony tiến thêm 4,5%, cổ phiếu Canon nhích 1,4%, cổ phiếu Nissan tiến thêm 3,5%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 24,54 điểm, tương đương 0,29%, chốt ở mức 8.438,45. Khối lượng giao dịch đạt 1,8 tỷ cổ phiếu, thị trường có 998 mã lên điểm và có 586 mã giảm điểm.
Liên quan đến thị trường Trung Quốc, cơ quan thống kê nước này vừa công bố GDP của Trung Quốc năm 2007 đã tăng 13% - cao hơn mức ước lượng 11,7% trước đó, đưa giá trị tổng sản phẩm quốc nội lên 25.731 tỷ Nhân dân tệ (3.380 tỷ USD).
Như vậy, từ năm 2007, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Đức (GDP đạt 3.320 tỷ USD) để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật.
Được biết, trong quý 3/2008 GDP của Trung Quốc đã tăng 9% - mức thấp nhất trong 5 năm qua. Theo nhận định của giới phân tích, GDP của Trung Quốc có thể tăng 6,8% trong quý 4/2008 (số liệu chính thức sẽ được công bố vào tuần sau).
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã bất ngờ tăng 65,5 điểm, tương ứng 3,52%, chốt ở mức 1.928,87.
Chuyển quan thị trường khác, cơ quan thống kê Hàn Quốc vừa thông báo tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng 12/2008 vẫn ở mức 3,3% - không thay đổi so với tháng 11/2008.
Trước đó, ba tập đoàn Nomura, UBS và Goldman Sachs đều đưa ra dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ lâm vào suy thoái trong năm 2009 do hoạt động xuất khẩu của nước này sẽ giảm mạnh.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,24%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,57%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,85%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phục hồi 0,27%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tiến thêm 2,11%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.448,56 | 8.200,14 | 248,42 | 2,94 |
Nasdaq | 1.546,46 | 1.489,64 | 56,82 | 3,67 | |
S&P 500 | 871,79 | 842,62 | 29,17 | 3,35 | |
Anh | FTSE 100 | 4.399,15 | 4.180,64 | 218,51 | 4,97 |
Đức | DAX | 4.636,94 | 4.422,35 | 214,59 | 4,63 |
Pháp | CAC 40 | 3.197,89 | 3.052,00 | 145,89 | 4,56 |
Đài Loan | Taiwan Weighted |
4.532,36
|
4.521,47 | 10,89 | 0,24 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.413,91 | 8.438,45 | 24,54 | 0,29 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.668,05 | 13.704,60 | 36,56 | 0,27 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.167,71 | 1.182,68 | 14,97 | 1,28 |
Singapore | Straits Times | 1,770.46 | 1.771,86 | 10,04 | 0,57 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.863,37 | 1.928,87 | 65,50 | 3,52 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.104,56 | 9.262,93 | 191,57 | 2,11 |
Australia | ASX | 3.593,90 | 3.624,30 | 30,40 | 0,85 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |