Khốn đốn vì thương lái Trung Quốc
Cần đặt câu hỏi, những thương lái Trung Quốc chỉ đến Việt Nam thu mua hàng hóa hay mục đích làm nhiễu loạn thị trường?
Giới kinh doanh đều biết làm ăn với thương lái Trung Quốc rủi ro rất cao. Từ nhiều năm qua, họ đã làm không chỉ người nông dân mà cả thương nhân Việt Nam điêu đứng. Thực tế chứng minh họ đã tung ra các chiêu lừa ngoạn mục khiến cho hàng ngàn người bị quỵt nợ, hàng hóa bí đầu ra...
Mấy tháng nay sự xuất hiện của hàng loạt thương lái Trung Quốc dưới nhiều hình thức khác nhau ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với mục đích dụ dỗ, o ép nông dân bán các loại thực phẩm, rau quả đã khiến nhiều địa phương hoang mang, gây xáo trộn thị trường, khó khăn cho nhiều doanh nghiệp chế biến trong nước. Trước thực trạng trên, lãnh đạo nhiều địa phương đã lên tiếng khuyến cáo hãy cảnh giác cao độ với thương lái Trung Quốc.
Mua gom ồ ạt rồi phá giá
Nhiều hộ dân ở vựa xoài Úc Cam Lâm (Khánh Hòa) cho biết, Cam Lâm là một vựa xoài Úc có thương hiệu của Việt Nam, mấy năm qua đã xuất sang một số thị trường quốc tế thông qua Công ty EMU Việt Nam (100% vốn của Úc). Gần tháng nay, hàng chục thương lái Trung Quốc bỗng dưng xuất hiện và lùng sục khắp vùng để mua hàng. Đại diện Công ty EMU bức xúc cho biết: “Họ ồ ạt xuất hiện, biết khó cạnh tranh với công ty nên họ đã đẩy giá lên cao hơn và mua cả hàng xấu với số lượng lớn rồi dán nhãn xoài Úc Cam Lâm sau đó xuất sang nước ngoài theo đường tiểu ngạch”.
Theo Công ty EMU đây là một cách làm rất nguy hiểm vì khi thương lái Trung Quốc dụ nông dân bán giá cao mà không phân biệt chất lượng sản phẩm rồi tuồn sang nước khác sẽ khiến hình ảnh xoài Úc Cam Lâm bị thế giới chê bai.
Cũng như xoài Úc Cam Lâm, gần tháng nay, tại cảng cá Vĩnh Lương (Nha Trang), hàng chục thương lái Trung Quốc thường xuyên xuất hiện và ráo riết vét hàng thủy hải sản. Không biết họ đã nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường nào nhưng theo nhiều ngư dân, các thương lái này rất rành cách mua bán của người Việt. Đồng thời những loại cá có thương hiệu của Việt Nam như cá hố dài, cá ngừ được chú trọng thu mua trước.
Không chỉ đứng ra thu mua, các thương lái này còn kết hợp với rất nhiều đầu nậu khác khiến thị trường thủy sản Nha Trang khuynh đảo.
Ông Nguyễn Quang Đô, một ngư dân lâu năm cho biết: “Cách làm của thương lái Trung Quốc rất có vấn đề, họ gom hàng hổ lốn rồi đóng thùng đưa lên contener để xuất đi nước khác chứ không phân loại như các công ty uy tín của Việt Nam”.
Nổi tiếng nhất ở cảng cá Vĩnh Lương là trùm thương lái A Tỷ. Hàng ngày A Tỷ chỉ đạo đội thương lái Trung Quốc gom hàng, nói tiếng Việt bập bõm A Tỷ cho biết: “Gom hàng là ý tốt của Trung Quốc vì nhân dân tiêu thụ được hàng hóa nhanh chóng”.
Biết Đà Lạt là vựa rau và hoa quan trọng của cả nước, đóng vai trò chủ đạo trong kim ngạch xuất khẩu sang nước ngoài, thời gian qua thương lái Trung Quốc đã nâng giá lên cao và mua cả rau, hoa khi vừa trồng xuống, đến khi thị trường Đà Lạt khan hiếm rau và hoa thì thương lái Trung Quốc đẩy hàng của họ ồ ạt vào khiến nông dân Đà Lạt bị ép giá thê thảm.
Ông Trần Huy Đường - Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho biết, thị trường hoa Việt Nam đang bị hoa Trung Quốc chiếm lĩnh khi họ bán các loại hoa cùng loại vào nước ta với giá rẻ hơn. Đặc biệt là hoa ly, hoa hồng vì ở Trung Quốc hiện đang là thời kỳ rộ hoa ly, hoa hồng nên giá bán sang Việt Nam rất rẻ mạt khiến hàng của Việt Nam ế ẩm.
Cả tháng nay, hai địa phương trồng hoa hồng nhiều nhất ở Đà Lạt là làng hoa Vạn Thành và An Sơn bao trùm một không khí buồn bã, giá các loại hoa tại đây giảm thê thảm, trung bình từ 40-60% so với trước.
Nông dân, doanh nghiệp chớ hám lợi trước mắt
Với những cách làm trên của thương lái Trung Quốc, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mất thị trường trên thế giới đồng thời trong tương lai sẽ thiếu nguồn nguyên liệu trầm trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích lâu dài.
Trước tình hình này, ông Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và UBND huyện Cam Lâm hạn chế giao thương với Trung Quốc, đồng thời khuyến cáo nông dân phải cảnh giác trong việc bán sản phẩm xoài Úc và các loại nông sản khác cho các thương lái Trung Quốc, đừng vì lợi ích trước mắt để đánh mất thương hiệu của mình.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó ban quản lý Cảng cá Vĩnh Lương cho biết tại cảng này có 13 thương lái Trung Quốc chuyên thu mua cá, trước đây chỉ vài người. Từ đầu năm đến nay, tổng cộng 5.580 tấn cá qua cảng, khoảng hai phần ba trong số này được bán cho người Trung Quốc, đây là điều rất đáng lo ngại.
Ông Võ Thiên Lăng, đại diện Hội nghề cá Việt Nam cũng tỏ ra lo ngại, không chỉ ở cảng cá Vĩnh Lương và tại hầu hết các cảng cá ở Khánh Hòa đều có mặt nhiều thương gia Trung Quốc đến tận tàu trực tiếp thu mua thủy sản các loại, nhất là các loại cá đã khẳng định được thương hiệu Việt Nam. Điều này không chỉ gây khốn đốn cho các doanh nghiệp trong nước mà lâu dài các loại nguyên liệu này sẽ trở nên cạn kiệt.
Một số công ty thủy sản ở Khánh Hòa cũng không kém phần lo lắng khi thương lái Trung Quốc chế biến sản phẩm không theo một quy chuẩn nào. Không chỉ thực phẩm và rau quả mà nhiều ngày qua tại Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Nam còn xuất hiện một số thương lái Trung Quốc lùng sục tìm mua các loại gỗ quý hiếm.
Đặc biệt, các thương lái này thường cấu kết với các lâm tặc nhằm thu mua nhanh và được nhiều. Không chỉ thu mua các loại hải sản, ngày 2/8, đến khu vực khai thác rong mơ ở cuối đường Phạm Văn Đồng (Nha Trang) chúng tôi còn bắt gặp một số thương lái Trung Quốc thu mua rong mơ theo kiểu vét sạch.
Vì cái lợi trước mắt nên rong mơ còn rất non cũng đã bị khai thác theo kiểu tận diệt để bán cho thương lái Trung Quốc. Rong mơ có vai trò rất quan trọng đối với môi trường, là nơi làm tổ của các loài thủy sản, hấp thụ các chất thải hữu cơ tại các vùng cửa biển. Đặc biệt rong mơ có vai trò rất quan trọng trong chiết xuất thực phẩm dinh dưỡng. Nếu nông dân bị Trung Quốc dụ dỗ, vì giá cao trước mắt mà khai thác quá mức sẽ khiến rong mơ cạn kiệt. Điều này không những dẫn đến suy thoái về rong mơ mà còn suy thoái về môi trường, suy thoái về nguồn lợi ven bờ, về lâu dài rất bất lợi.
Qua tìm hiểu, thủ đoạn của các thương lái Trung Quốc là núp bóng du lịch để thu mua nông sản. Một dân cho hay: “Họ thuê các kho vựa để chứa hàng rồi nhờ thương lái trong nước đi mua. Họ không mở tài khoản thanh toán hay thư tín dụng, nên khi họ bỏ đi, người gánh chịu hậu quả chính là các thương lái trong nước. Nhiều thương lái, chủ vựa nông sản cho biết lúc đầu thương lái Trung Quốc trả tiền rất đàng hoàng, chi hoa hồng cao để tìm được nhiều mối làm ăn. Khi đã quen mặt, họ bắt đầu rút vốn. Trong khi thương lái trong nước phải bỏ tiền mua nông sản, thương lái Trung Quốc lại trả theo hình thức gối đầu, sau đó chậm trả rồi bỏ trốn.
Hạn chế cấp phép cho tàu thuyền Trung Quốc
Bài toán khó đối với các tỉnh Nam Trung Bộ là quản lý và hạn chế tàu thuyền nước ngoài. Vậy nên, ông Lê Văn Trúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tổng cục Thủy sản không cấp giấy phép cho tàu Trung Quốc vào vùng biển Vũng Rô để thu mua thủy, hải sản. Vũng Rô là một vùng biển quan trọng của miền Trung, khu vực này không được quy hoạch để nuôi trồng thủy sản. Nếu cho phép tàu Trung Quốc thu mua thủy sản sẽ tạo điều kiện cho hoạt động nuôi trồng thủy sản trái phép tại Vũng Rô có cơ hội bùng phát trở lại.
Trong cuộc làm việc với Phú Yên, Khánh Hòa, ông Phan Văn Tường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cũng kiến nghị cần giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu thu mua hải sản của Trung Quốc ở một số vùng biển cụ thể, không có nguy cơ đe dọa đến chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
Khi các tàu thu mua hải sản của Trung Quốc xuất hiện ở tỉnh nào thì phải kiểm tra ráo riết. Hàng trăm ngư dân làm nghề đánh bắt xa bờ ở cảng Hòn Rớ cũng đã có hành động rất đáng khích lệ là tổ chức liên hệ, kết nghĩa với các ngư dân ở nhiều tỉnh khác tạo thành khối đoàn kết vững chắc khi ra khơi. Phải khẳng định, chuyện nông dân và các thương nhân Việt Nam đều chịu thua thiệt ngay trên sân nhà khi bắt tay làm ăn với những thương lái người Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia chỉ ra, số lần “làm ăn đàng hoàng” chỉ tính được trên đầu ngón tay, còn đa số họ dùng những thủ đoạn để làm nhiễu loạn thị trường, làm hàng hóa Việt Nam rớt giá thảm hại khiến người nông dân nhiều phen dở khóc dở mếu.
Cần đặt câu hỏi, những thương lái Trung Quốc chỉ đến Việt Nam thu mua hàng hóa hay mục đích làm nhiễu loạn thị trường? Bên cạnh đó, họ còn mục đích gì khác ngoài việc kinh doanh? Vậy nên, việc đề phòng cảnh giác, không nên vì cái lợi trước mắt mà hại chính mình là cực kỳ cần thiết với bà con nông dân và các thương nhân nhiều vùng trong cả nước.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Mấy tháng nay sự xuất hiện của hàng loạt thương lái Trung Quốc dưới nhiều hình thức khác nhau ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với mục đích dụ dỗ, o ép nông dân bán các loại thực phẩm, rau quả đã khiến nhiều địa phương hoang mang, gây xáo trộn thị trường, khó khăn cho nhiều doanh nghiệp chế biến trong nước. Trước thực trạng trên, lãnh đạo nhiều địa phương đã lên tiếng khuyến cáo hãy cảnh giác cao độ với thương lái Trung Quốc.
Mua gom ồ ạt rồi phá giá
Nhiều hộ dân ở vựa xoài Úc Cam Lâm (Khánh Hòa) cho biết, Cam Lâm là một vựa xoài Úc có thương hiệu của Việt Nam, mấy năm qua đã xuất sang một số thị trường quốc tế thông qua Công ty EMU Việt Nam (100% vốn của Úc). Gần tháng nay, hàng chục thương lái Trung Quốc bỗng dưng xuất hiện và lùng sục khắp vùng để mua hàng. Đại diện Công ty EMU bức xúc cho biết: “Họ ồ ạt xuất hiện, biết khó cạnh tranh với công ty nên họ đã đẩy giá lên cao hơn và mua cả hàng xấu với số lượng lớn rồi dán nhãn xoài Úc Cam Lâm sau đó xuất sang nước ngoài theo đường tiểu ngạch”.
Theo Công ty EMU đây là một cách làm rất nguy hiểm vì khi thương lái Trung Quốc dụ nông dân bán giá cao mà không phân biệt chất lượng sản phẩm rồi tuồn sang nước khác sẽ khiến hình ảnh xoài Úc Cam Lâm bị thế giới chê bai.
Cũng như xoài Úc Cam Lâm, gần tháng nay, tại cảng cá Vĩnh Lương (Nha Trang), hàng chục thương lái Trung Quốc thường xuyên xuất hiện và ráo riết vét hàng thủy hải sản. Không biết họ đã nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường nào nhưng theo nhiều ngư dân, các thương lái này rất rành cách mua bán của người Việt. Đồng thời những loại cá có thương hiệu của Việt Nam như cá hố dài, cá ngừ được chú trọng thu mua trước.
Không chỉ đứng ra thu mua, các thương lái này còn kết hợp với rất nhiều đầu nậu khác khiến thị trường thủy sản Nha Trang khuynh đảo.
Ông Nguyễn Quang Đô, một ngư dân lâu năm cho biết: “Cách làm của thương lái Trung Quốc rất có vấn đề, họ gom hàng hổ lốn rồi đóng thùng đưa lên contener để xuất đi nước khác chứ không phân loại như các công ty uy tín của Việt Nam”.
Nổi tiếng nhất ở cảng cá Vĩnh Lương là trùm thương lái A Tỷ. Hàng ngày A Tỷ chỉ đạo đội thương lái Trung Quốc gom hàng, nói tiếng Việt bập bõm A Tỷ cho biết: “Gom hàng là ý tốt của Trung Quốc vì nhân dân tiêu thụ được hàng hóa nhanh chóng”.
Biết Đà Lạt là vựa rau và hoa quan trọng của cả nước, đóng vai trò chủ đạo trong kim ngạch xuất khẩu sang nước ngoài, thời gian qua thương lái Trung Quốc đã nâng giá lên cao và mua cả rau, hoa khi vừa trồng xuống, đến khi thị trường Đà Lạt khan hiếm rau và hoa thì thương lái Trung Quốc đẩy hàng của họ ồ ạt vào khiến nông dân Đà Lạt bị ép giá thê thảm.
Ông Trần Huy Đường - Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt cho biết, thị trường hoa Việt Nam đang bị hoa Trung Quốc chiếm lĩnh khi họ bán các loại hoa cùng loại vào nước ta với giá rẻ hơn. Đặc biệt là hoa ly, hoa hồng vì ở Trung Quốc hiện đang là thời kỳ rộ hoa ly, hoa hồng nên giá bán sang Việt Nam rất rẻ mạt khiến hàng của Việt Nam ế ẩm.
Cả tháng nay, hai địa phương trồng hoa hồng nhiều nhất ở Đà Lạt là làng hoa Vạn Thành và An Sơn bao trùm một không khí buồn bã, giá các loại hoa tại đây giảm thê thảm, trung bình từ 40-60% so với trước.
Nông dân, doanh nghiệp chớ hám lợi trước mắt
Với những cách làm trên của thương lái Trung Quốc, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mất thị trường trên thế giới đồng thời trong tương lai sẽ thiếu nguồn nguyên liệu trầm trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích lâu dài.
Trước tình hình này, ông Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và UBND huyện Cam Lâm hạn chế giao thương với Trung Quốc, đồng thời khuyến cáo nông dân phải cảnh giác trong việc bán sản phẩm xoài Úc và các loại nông sản khác cho các thương lái Trung Quốc, đừng vì lợi ích trước mắt để đánh mất thương hiệu của mình.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó ban quản lý Cảng cá Vĩnh Lương cho biết tại cảng này có 13 thương lái Trung Quốc chuyên thu mua cá, trước đây chỉ vài người. Từ đầu năm đến nay, tổng cộng 5.580 tấn cá qua cảng, khoảng hai phần ba trong số này được bán cho người Trung Quốc, đây là điều rất đáng lo ngại.
Ông Võ Thiên Lăng, đại diện Hội nghề cá Việt Nam cũng tỏ ra lo ngại, không chỉ ở cảng cá Vĩnh Lương và tại hầu hết các cảng cá ở Khánh Hòa đều có mặt nhiều thương gia Trung Quốc đến tận tàu trực tiếp thu mua thủy sản các loại, nhất là các loại cá đã khẳng định được thương hiệu Việt Nam. Điều này không chỉ gây khốn đốn cho các doanh nghiệp trong nước mà lâu dài các loại nguyên liệu này sẽ trở nên cạn kiệt.
Một số công ty thủy sản ở Khánh Hòa cũng không kém phần lo lắng khi thương lái Trung Quốc chế biến sản phẩm không theo một quy chuẩn nào. Không chỉ thực phẩm và rau quả mà nhiều ngày qua tại Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Nam còn xuất hiện một số thương lái Trung Quốc lùng sục tìm mua các loại gỗ quý hiếm.
Đặc biệt, các thương lái này thường cấu kết với các lâm tặc nhằm thu mua nhanh và được nhiều. Không chỉ thu mua các loại hải sản, ngày 2/8, đến khu vực khai thác rong mơ ở cuối đường Phạm Văn Đồng (Nha Trang) chúng tôi còn bắt gặp một số thương lái Trung Quốc thu mua rong mơ theo kiểu vét sạch.
Vì cái lợi trước mắt nên rong mơ còn rất non cũng đã bị khai thác theo kiểu tận diệt để bán cho thương lái Trung Quốc. Rong mơ có vai trò rất quan trọng đối với môi trường, là nơi làm tổ của các loài thủy sản, hấp thụ các chất thải hữu cơ tại các vùng cửa biển. Đặc biệt rong mơ có vai trò rất quan trọng trong chiết xuất thực phẩm dinh dưỡng. Nếu nông dân bị Trung Quốc dụ dỗ, vì giá cao trước mắt mà khai thác quá mức sẽ khiến rong mơ cạn kiệt. Điều này không những dẫn đến suy thoái về rong mơ mà còn suy thoái về môi trường, suy thoái về nguồn lợi ven bờ, về lâu dài rất bất lợi.
Qua tìm hiểu, thủ đoạn của các thương lái Trung Quốc là núp bóng du lịch để thu mua nông sản. Một dân cho hay: “Họ thuê các kho vựa để chứa hàng rồi nhờ thương lái trong nước đi mua. Họ không mở tài khoản thanh toán hay thư tín dụng, nên khi họ bỏ đi, người gánh chịu hậu quả chính là các thương lái trong nước. Nhiều thương lái, chủ vựa nông sản cho biết lúc đầu thương lái Trung Quốc trả tiền rất đàng hoàng, chi hoa hồng cao để tìm được nhiều mối làm ăn. Khi đã quen mặt, họ bắt đầu rút vốn. Trong khi thương lái trong nước phải bỏ tiền mua nông sản, thương lái Trung Quốc lại trả theo hình thức gối đầu, sau đó chậm trả rồi bỏ trốn.
Hạn chế cấp phép cho tàu thuyền Trung Quốc
Bài toán khó đối với các tỉnh Nam Trung Bộ là quản lý và hạn chế tàu thuyền nước ngoài. Vậy nên, ông Lê Văn Trúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tổng cục Thủy sản không cấp giấy phép cho tàu Trung Quốc vào vùng biển Vũng Rô để thu mua thủy, hải sản. Vũng Rô là một vùng biển quan trọng của miền Trung, khu vực này không được quy hoạch để nuôi trồng thủy sản. Nếu cho phép tàu Trung Quốc thu mua thủy sản sẽ tạo điều kiện cho hoạt động nuôi trồng thủy sản trái phép tại Vũng Rô có cơ hội bùng phát trở lại.
Trong cuộc làm việc với Phú Yên, Khánh Hòa, ông Phan Văn Tường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cũng kiến nghị cần giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu thu mua hải sản của Trung Quốc ở một số vùng biển cụ thể, không có nguy cơ đe dọa đến chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
Khi các tàu thu mua hải sản của Trung Quốc xuất hiện ở tỉnh nào thì phải kiểm tra ráo riết. Hàng trăm ngư dân làm nghề đánh bắt xa bờ ở cảng Hòn Rớ cũng đã có hành động rất đáng khích lệ là tổ chức liên hệ, kết nghĩa với các ngư dân ở nhiều tỉnh khác tạo thành khối đoàn kết vững chắc khi ra khơi. Phải khẳng định, chuyện nông dân và các thương nhân Việt Nam đều chịu thua thiệt ngay trên sân nhà khi bắt tay làm ăn với những thương lái người Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia chỉ ra, số lần “làm ăn đàng hoàng” chỉ tính được trên đầu ngón tay, còn đa số họ dùng những thủ đoạn để làm nhiễu loạn thị trường, làm hàng hóa Việt Nam rớt giá thảm hại khiến người nông dân nhiều phen dở khóc dở mếu.
Cần đặt câu hỏi, những thương lái Trung Quốc chỉ đến Việt Nam thu mua hàng hóa hay mục đích làm nhiễu loạn thị trường? Bên cạnh đó, họ còn mục đích gì khác ngoài việc kinh doanh? Vậy nên, việc đề phòng cảnh giác, không nên vì cái lợi trước mắt mà hại chính mình là cực kỳ cần thiết với bà con nông dân và các thương nhân nhiều vùng trong cả nước.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)