“Không có chuyện tự thu phí vì lợi ích cục bộ”
Thực tế phí chồng phí, loạn phí được các vị đại biểu nêu ra lại không êm đềm như nhận định của Bộ trưởng Dũng
Việc giao thẩm quyền thu phí và lệ phí tương đối chặt chẽ, rõ ràng nên không thể có việc bộ này hay địa phương kia tự đặt ra các khoản phí và lệ phí để phục vụ lợi ích cục bộ của ngành và địa phương.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi trả lời đại biểu Nguyễn Sỹ Cương tại phiên giải trình về thực hiện chính sách pháp luật về phí và lệ phí do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức, chiều 11/4.
Tuy nhiên, thực tế phí chồng phí, loạn phí được các vị đại biểu nêu ra lại không êm đềm như nhận định của Bộ trưởng Dũng.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương phân tích, mặc dù các khoản phí và lệ phí không lớn nhưng điều bức xúc là có hàng trăm loại phí gây áp lực không nhỏ cho dân.
Đặc biệt, nhiều bộ ngành, địa phương tự đặt ra các khoản phí không đúng quy định. "Bộ Tài chính đã có biện pháp gì kiểm soát về phí và lệ phí trái luật, có lợi ích ngành và cục bộ địa phương không?", ông Cương hỏi.
Và câu trả lời của Bộ trưởng, như đã dẫn ở trên là không có.
Các loại phí và lệ phí đều có danh mục cụ thể và Chính phủ đã ban hành chi tiết, ông Dũng quả quyết.
Hơn một lần Bộ trưởng Dũng cũng nhấn mạnh là có nhiều khoản đóng góp không phải là phí và lệ phí nhưng dư luận lại hiểu lầm gọi là phí và lệ phí. Ví dụ phí dịch vu chung cư, theo phân tích của Bộ trưởng thì đây là khoản thu theo cơ chế giá của giá dịch vụ chứ không phải lệ phí và phí.
Báo cáo của Bộ Tài chính tại phiên giải trình cho biết, đã có 340 khoản phí, lệ phí trước đây ban hành không đúng quy định đã được bộ này phối hợp với các bộ, ngành địa phương rà soát, bãi bỏ. Hiện tại danh mục các loại phí, lệ phí ban hành kèm theo pháp lệnh đã được Chính phủ quy định chi tiết gồm 301 khoản phí và lệ phí.
Đây là con số thấp hơn nhiều con số 400 - 500 khoản như báo chí nêu, ông Dũng nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng thừa nhận có tình trạng một số địa phương huy động thu các khoản thu mang tính xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng tính vào phí và lệ phí.
Điều hành phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đọc ra hàng loạt các loại tiền được thu trong nhà trường không có trong danh mục phí và lệ phí nhưng lại được nhân danh nhà nước gọi là phí và lệ phí để thu làm dân nhầm lẫn.
Dẫn các con số ở báo cáo của Bộ Tài chính, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, đại biểu Nguyễn Anh Sơn nhận xét kết quả thu phí lệ phí 3 năm qua liên tục giảm, sẽ là rất tốt nếu do giảm các loại phí với dân và doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế thì dường như cứ sau một thời gian lại phải nộp thêm một số các loại phí. Ông Sơn đề nghị Bộ trưởng Dũng cho biết nguyên nhân.
Kết quả thu phí, lệ phí ba năm gần đây thay đổi theo hướng giảm, theo giải thích của Bộ trưởng Dũng là do phí xăng dầu chuyển thành thuế bảo vệ môi trường mỗi năm 10 ngàn tỷ. Mặt khác, kinh tế trầm lắng nên phí và lệ phí cũng giảm theo.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, câu hỏi của đại biểu phản ánh phần nào bức xúc của người dân và có thể đại biểu chưa hài lòng về câu trả lời. Bởi Bộ Tài chính chưa đánh giá được tình hình phí và lệ phí ngoài danh mục, chưa biết được có bao nhiêu loại phí và lệ phí ngoài danh mục và bao nhiêu loại đang chồng lên nhau.
Chính phủ phải tổng kết đánh giá để đổi mới chính sách phí và lệ phí, hiện nay mới chỉ quan tâm nhiều đến ban hành chính sách còn thanh tra, kiểm tra xử lý chưa kịp thời, Phó chủ tịch nói.
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cũng đề nghị Bộ Tài chính sớm tổng kết pháp lệnh phí, lệ phí, ban hành luật phí và lệ phí theo hướng tránh chồng chéo mâu thuẫn. Đồng thời đình chỉ thu phí với các khoản thu không đúng thẩm quyền và tăng cường công tác thanh tra kiểm tra.
* Kết quả thu phí, lệ phí từ 2011-2013:
Năm 2011: 42.023 tỷ đồng
Năm 2012: 29.112 tỷ đồng
Năm 2013: 31.271 tỷ đồng
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi trả lời đại biểu Nguyễn Sỹ Cương tại phiên giải trình về thực hiện chính sách pháp luật về phí và lệ phí do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức, chiều 11/4.
Tuy nhiên, thực tế phí chồng phí, loạn phí được các vị đại biểu nêu ra lại không êm đềm như nhận định của Bộ trưởng Dũng.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương phân tích, mặc dù các khoản phí và lệ phí không lớn nhưng điều bức xúc là có hàng trăm loại phí gây áp lực không nhỏ cho dân.
Đặc biệt, nhiều bộ ngành, địa phương tự đặt ra các khoản phí không đúng quy định. "Bộ Tài chính đã có biện pháp gì kiểm soát về phí và lệ phí trái luật, có lợi ích ngành và cục bộ địa phương không?", ông Cương hỏi.
Và câu trả lời của Bộ trưởng, như đã dẫn ở trên là không có.
Các loại phí và lệ phí đều có danh mục cụ thể và Chính phủ đã ban hành chi tiết, ông Dũng quả quyết.
Hơn một lần Bộ trưởng Dũng cũng nhấn mạnh là có nhiều khoản đóng góp không phải là phí và lệ phí nhưng dư luận lại hiểu lầm gọi là phí và lệ phí. Ví dụ phí dịch vu chung cư, theo phân tích của Bộ trưởng thì đây là khoản thu theo cơ chế giá của giá dịch vụ chứ không phải lệ phí và phí.
Báo cáo của Bộ Tài chính tại phiên giải trình cho biết, đã có 340 khoản phí, lệ phí trước đây ban hành không đúng quy định đã được bộ này phối hợp với các bộ, ngành địa phương rà soát, bãi bỏ. Hiện tại danh mục các loại phí, lệ phí ban hành kèm theo pháp lệnh đã được Chính phủ quy định chi tiết gồm 301 khoản phí và lệ phí.
Đây là con số thấp hơn nhiều con số 400 - 500 khoản như báo chí nêu, ông Dũng nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng thừa nhận có tình trạng một số địa phương huy động thu các khoản thu mang tính xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng tính vào phí và lệ phí.
Điều hành phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đọc ra hàng loạt các loại tiền được thu trong nhà trường không có trong danh mục phí và lệ phí nhưng lại được nhân danh nhà nước gọi là phí và lệ phí để thu làm dân nhầm lẫn.
Dẫn các con số ở báo cáo của Bộ Tài chính, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, đại biểu Nguyễn Anh Sơn nhận xét kết quả thu phí lệ phí 3 năm qua liên tục giảm, sẽ là rất tốt nếu do giảm các loại phí với dân và doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế thì dường như cứ sau một thời gian lại phải nộp thêm một số các loại phí. Ông Sơn đề nghị Bộ trưởng Dũng cho biết nguyên nhân.
Kết quả thu phí, lệ phí ba năm gần đây thay đổi theo hướng giảm, theo giải thích của Bộ trưởng Dũng là do phí xăng dầu chuyển thành thuế bảo vệ môi trường mỗi năm 10 ngàn tỷ. Mặt khác, kinh tế trầm lắng nên phí và lệ phí cũng giảm theo.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, câu hỏi của đại biểu phản ánh phần nào bức xúc của người dân và có thể đại biểu chưa hài lòng về câu trả lời. Bởi Bộ Tài chính chưa đánh giá được tình hình phí và lệ phí ngoài danh mục, chưa biết được có bao nhiêu loại phí và lệ phí ngoài danh mục và bao nhiêu loại đang chồng lên nhau.
Chính phủ phải tổng kết đánh giá để đổi mới chính sách phí và lệ phí, hiện nay mới chỉ quan tâm nhiều đến ban hành chính sách còn thanh tra, kiểm tra xử lý chưa kịp thời, Phó chủ tịch nói.
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cũng đề nghị Bộ Tài chính sớm tổng kết pháp lệnh phí, lệ phí, ban hành luật phí và lệ phí theo hướng tránh chồng chéo mâu thuẫn. Đồng thời đình chỉ thu phí với các khoản thu không đúng thẩm quyền và tăng cường công tác thanh tra kiểm tra.
* Kết quả thu phí, lệ phí từ 2011-2013:
Năm 2011: 42.023 tỷ đồng
Năm 2012: 29.112 tỷ đồng
Năm 2013: 31.271 tỷ đồng