“Không có khoảng tối trong xử lý tội phạm ngân hàng”
Trong thời gian tới, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được Chính phủ đặt lên hàng đầu
Việc bắt giữ, xử lý các tội phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng được thực hiện công khai, bình đẳng và không có bất kỳ khoảng tối nào.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trước báo giới chiều 5/9, xung quanh sự kiện cơ quan điều tra bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB vừa qua.
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Đam cho biết, vừa qua Thủ tướng đã nhắc đến cụm từ liên quan đến loại tội phạm “thâu tóm ngân hàng trái pháp luật” trong một cuộc họp về phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, trên thực tế Luật Hình sự hiện hành không có quy định loại tội phạm nào chính xác với tên gọi này. Song luật cũng quy định những tội tương tự như đầu cơ, kinh doanh trái phép…, những tội này cũng có thể nhằm mục tiêu thâu tóm ngân hàng trái pháp luật.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, và những bất ổn kinh tế vĩ mô trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do hệ thống ngân hàng chưa vững mạnh. Chính vì thế trong thời gian tới, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được Chính phủ đặt lên hàng đầu.
Liên quan đến loại tội phạm “thâu tóm ngân hàng”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, không phải chỉ tới khi việc bắt ông Nguyễn Đức Kiên thì vấn đề này mới được nêu ra. Thực tế trước đó Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng đặt nhiệm vụ quan trọng ngăn chặn nhóm tội phạm liên quan đến lĩnh vực ngân hàng vào nhóm tội phạm đặc biệt.
Cụ thể, đối với loại tội phạm này, người phát ngôn Chính phủ cho hay, theo quy định của pháp luật, cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn của một tổ chức tín dụng, còn một tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn. Tuy nhiên, nhiều khi bằng các thủ đoạn khác nhau, một số cá nhân tổ chức đã tìm cách sở hữu nhiều hơn quy định trên nhằm gây ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động của ngân hàng.
“Hiện nay, cơ quan chức năng đang quyết liệt để làm trong sạch hệ thống ngân hàng, đảm bảo mạch máu cơ thể nền kinh tế được thông suốt lành mạnh. Bất kỳ ai vi phạm tội này đều xử lý nghiêm minh trước pháp luật, không có bất kỳ một khoảng tối nào trong hoạt động của tội phạm ngân hàng”, Bộ trưởng Đam nói.
Trả lời câu hỏi, “liệu Chính phủ có lường trước được tác động tới hệ thống ngân hàng khi tiến hành bắt ông Kiên?”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, vừa qua mặc dù có một chút ảnh hưởng nhưng sau đó tình hình đã ổn định. Đương nhiên việc thanh tra, kiểm tra và giám sát luôn luôn đi kèm với việc đánh giá tác động.
“Nếu không đánh giá trước làm sao chúng ta giữ ổn định được cả hệ thống ngân hàng như hiện nay?”, ông Đam đặt câu hỏi thay cho câu trả lời.
Theo Bộ trưởng Đam, việc bắt giữ ông Kiên một mặt nghiêm trị người vi phạm luật, mặt khác đảm bảo ổn định cho cả hệ thống ngân hàng.
Bộ trưởng cũng cho rằng, tuy thực tế ông Kiên không giữ chức vụ nào tại ACB, nhưng ngay sau khi bắt ông Kiên, tâm lý người dân xôn xao một phần là do công tác tuyên truyền chưa giải thích cặn kẽ với người dân.
“Chúng tôi tin rằng nếu tới đây nếu còn có những cá nhân, tổ chức nào vi phạm trong lĩnh vực này và bị xử lý thì các cơ quan sẽ làm tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền để không bị ảnh hưởng tới cả hệ thống ngân hàng”, ông Đam nói.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trước báo giới chiều 5/9, xung quanh sự kiện cơ quan điều tra bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB vừa qua.
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Đam cho biết, vừa qua Thủ tướng đã nhắc đến cụm từ liên quan đến loại tội phạm “thâu tóm ngân hàng trái pháp luật” trong một cuộc họp về phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, trên thực tế Luật Hình sự hiện hành không có quy định loại tội phạm nào chính xác với tên gọi này. Song luật cũng quy định những tội tương tự như đầu cơ, kinh doanh trái phép…, những tội này cũng có thể nhằm mục tiêu thâu tóm ngân hàng trái pháp luật.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, và những bất ổn kinh tế vĩ mô trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do hệ thống ngân hàng chưa vững mạnh. Chính vì thế trong thời gian tới, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được Chính phủ đặt lên hàng đầu.
Liên quan đến loại tội phạm “thâu tóm ngân hàng”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, không phải chỉ tới khi việc bắt ông Nguyễn Đức Kiên thì vấn đề này mới được nêu ra. Thực tế trước đó Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng đặt nhiệm vụ quan trọng ngăn chặn nhóm tội phạm liên quan đến lĩnh vực ngân hàng vào nhóm tội phạm đặc biệt.
Cụ thể, đối với loại tội phạm này, người phát ngôn Chính phủ cho hay, theo quy định của pháp luật, cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn của một tổ chức tín dụng, còn một tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn. Tuy nhiên, nhiều khi bằng các thủ đoạn khác nhau, một số cá nhân tổ chức đã tìm cách sở hữu nhiều hơn quy định trên nhằm gây ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động của ngân hàng.
“Hiện nay, cơ quan chức năng đang quyết liệt để làm trong sạch hệ thống ngân hàng, đảm bảo mạch máu cơ thể nền kinh tế được thông suốt lành mạnh. Bất kỳ ai vi phạm tội này đều xử lý nghiêm minh trước pháp luật, không có bất kỳ một khoảng tối nào trong hoạt động của tội phạm ngân hàng”, Bộ trưởng Đam nói.
Trả lời câu hỏi, “liệu Chính phủ có lường trước được tác động tới hệ thống ngân hàng khi tiến hành bắt ông Kiên?”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, vừa qua mặc dù có một chút ảnh hưởng nhưng sau đó tình hình đã ổn định. Đương nhiên việc thanh tra, kiểm tra và giám sát luôn luôn đi kèm với việc đánh giá tác động.
“Nếu không đánh giá trước làm sao chúng ta giữ ổn định được cả hệ thống ngân hàng như hiện nay?”, ông Đam đặt câu hỏi thay cho câu trả lời.
Theo Bộ trưởng Đam, việc bắt giữ ông Kiên một mặt nghiêm trị người vi phạm luật, mặt khác đảm bảo ổn định cho cả hệ thống ngân hàng.
Bộ trưởng cũng cho rằng, tuy thực tế ông Kiên không giữ chức vụ nào tại ACB, nhưng ngay sau khi bắt ông Kiên, tâm lý người dân xôn xao một phần là do công tác tuyên truyền chưa giải thích cặn kẽ với người dân.
“Chúng tôi tin rằng nếu tới đây nếu còn có những cá nhân, tổ chức nào vi phạm trong lĩnh vực này và bị xử lý thì các cơ quan sẽ làm tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền để không bị ảnh hưởng tới cả hệ thống ngân hàng”, ông Đam nói.