“Không có áp lực trong vụ bắt Nguyễn Đức Kiên”
Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C46) nói vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên đã nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng
“Trước khi khởi tố, bắt giam Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương đã họp và thống nhất cao”.
Đó là khẳng định từ Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C46), Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an), nguồn tin từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cho biết.
Theo Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ.
“Chúng tôi khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên do vi phạm trong quản lý, điều hành của ba công ty do Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch hội đồng quản trị”, ông Thịnh nói.
“Chúng tôi cũng đã nói rõ là chúng tôi nhận được rất nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến vi phạm của ba công ty do Nguyễn Đức Kiên điều hành và báo cáo đồng chí Bộ trưởng và đồng chí Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo”.
Người đứng đầu C46 khẳng định, đơn vị này “không chịu áp lực nào trong điều tra vụ án này” và “thực hiện nghiêm túc, khách quan các quy định của tố tụng hình sự”.
Theo thông tin từ C46, trong 6 tháng đầu năm 2012, số vụ phạm tội kinh tế phát hiện nhiều hơn 6,1% so với cùng kỳ năm 2011. Tội phạm kinh tế diễn ra phức tạp, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tình hình tội kinh tế trong một số tập đoàn, tổng công ty làm thất thoát lớn tài sản gây bức xúc dư luận xã hội. Tội phạm kinh tế với các giao dịch thông qua giao dịch điện tử (tội phạm công nghệ cao) cũng diễn biến phức tạp, với số lượng bị hại rất lớn, khó thu thập và điều tra.
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh cũng cho biết, một nhiệm vụ quan trọng của C46 là “nắm tình hình, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành thực hiện chức năng của ngành công an vào việc tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng”.
Đó là khẳng định từ Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C46), Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an), nguồn tin từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cho biết.
Theo Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ.
“Chúng tôi khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên do vi phạm trong quản lý, điều hành của ba công ty do Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch hội đồng quản trị”, ông Thịnh nói.
“Chúng tôi cũng đã nói rõ là chúng tôi nhận được rất nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến vi phạm của ba công ty do Nguyễn Đức Kiên điều hành và báo cáo đồng chí Bộ trưởng và đồng chí Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo”.
Người đứng đầu C46 khẳng định, đơn vị này “không chịu áp lực nào trong điều tra vụ án này” và “thực hiện nghiêm túc, khách quan các quy định của tố tụng hình sự”.
Theo thông tin từ C46, trong 6 tháng đầu năm 2012, số vụ phạm tội kinh tế phát hiện nhiều hơn 6,1% so với cùng kỳ năm 2011. Tội phạm kinh tế diễn ra phức tạp, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tình hình tội kinh tế trong một số tập đoàn, tổng công ty làm thất thoát lớn tài sản gây bức xúc dư luận xã hội. Tội phạm kinh tế với các giao dịch thông qua giao dịch điện tử (tội phạm công nghệ cao) cũng diễn biến phức tạp, với số lượng bị hại rất lớn, khó thu thập và điều tra.
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh cũng cho biết, một nhiệm vụ quan trọng của C46 là “nắm tình hình, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành thực hiện chức năng của ngành công an vào việc tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng”.