Không để mượn danh sân golf
Sân golf ở Việt Nam bị “mang tiếng” vì không ít người chỉ mượn danh để trục lợi
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, sau khi rà soát toàn bộ hệ thống sân golf trong cả nước, Bộ vừa quyết định cắt bỏ 77/166 dự án, tương đương gần 2/3 số dự án sân golf.
Hình thức xử lý đối với các dự án này là thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc thu hồi quyết định đầu tư.
Hiện nay, 41/63 tỉnh thành phố có sân golf và dự án sân golf. Hai địa phương đứng đầu về số lượng là Bình Thuận và Hà Nội. Tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Nai.
Tổng số 166 sân golf mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa rà soát nằm trong diện đã được Nhà nước cho phép là 84 sân golf, các dự án còn lại chỉ là cho chủ trương đầu tư. Hiện nay, cả nước cũng mới chỉ có chính thức 18 sân golf đã đi vào hoạt động, 13 sân golf đang trong quá trình xây dựng. Các sân golf còn lại đều đang trong quá trình tiến hành thủ tục đầu tư.
Sân golf, tự thân nó không mang “tội”. Tại nhiều quốc gia, Chính phủ còn cho phép xây dựng sân golf công cộng phục vụ người dân. Sân golf ở Việt Nam bị “mang tiếng” vì không ít người chỉ mượn danh để trục lợi, như cách gọi của ông Bộ trưởng là sân golf “trá hình”.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết thêm hiện chỉ có 26 sân golf và dự án sân golf là chuyên sân golf. Còn lại các sân golf khác đều dưới hình thức khu đô thị có gắn liền sân golf, thậm chí có những cái gọi là khu công nghiệp có sân golf.
Mượn danh sân golf thì sẽ mua được giá đất rẻ hơn nhiều. Vì vậy, ngay sau khi phân cấp việc cấp phép sân golf cho các địa phương vào năm 2006, hơn 100 dự án sân golf đã đồng loạt “nở rộ” và rất nhiều dự án trong đó lợi dụng để xây các khu dân cư, khu nhà ở.
Đã có 145 dự án được cấp đất lên đến 52.700 ha, bình quân hơn 300 ha/sân golf. Đất nông nghiệp cũng bị chiếm dụng khá lớn là 10.500 ha, trong đó đất lúa là 2.900 ha.
Sự biến tướng trên vừa làm hỏng hình ảnh thực sự của sân golf, vừa tạo ra phản ứng mạnh của dư luận xã hội. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhận bài học lớn được rút ra sau khi cắt bỏ một loạt dự án: “Chúng ta lẽ ra phải đi trước một bước về quy hoạch. Phải nắm bắt được nhu cầu từ thực tế địa phương để kịp thời có biện pháp xử lý. Vừa qua, khi phân cấp việc cấp phép xây dựng sân golf cho các địa phương, chúng ta chưa lường hết được lại xảy ra tình trạng cấp phép nhiều như vậy. Đến khi phát hiện ra thì đã quá nhiều. Mặc dù việc phân cấp là tốt, nhưng phân cấp phải có quy hoạch chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều đang chung sức để ra tay siết lại. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải làm quy hoạch phát triển sân golf và trên cơ sở phát triển sân golf, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho biết, dưới góc độ là quản lý, quy hoạch đất và bảo vệ môi trường, Bộ sẽ “soi” sân golf dưới 4 tiêu chí: các sân golf có nằm trong quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi vào mục đích để làm khu du lịch, như những công viên, cây xanh và khu vui chơi giải trí hay không? Những vấn đề về khoáng sản dưới sân golf cần phải khai thác tận thu như thế nào? Giải quyết nước trong sân golf như thế nào? Môi trường trong khu vực xây dựng sân golf có bị ảnh hưởng gì?...
Ông Bộ trưởng thể hiện rõ quan điểm trong quy hoạch: phải làm rõ tổng số bao nhiêu sân golf ở Việt Nam là vừa cho giai đoạn 2020 tiến đến 2030.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong quy hoạch sân golf đề ra điều kiện cụ thể để thành lập sân golf là diện tích không quá 100 ha. Đối với một số sân golf ở địa hình khó khăn hồ ao, đồi núi nhiều thì cho cộng thêm 10% diện tích tức là không quá 110 ha. Sân golf tối đa chỉ được chiếm dụng 10ha diện tích đất lúa xấu, tức là lúa một vụ, không phải lúa hai vụ.
Cộng với 4 tiêu chí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự án sân golf ít nhất phải đảm bảo 6 điều kiện. Đối chiếu với 6 điều kiện trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định xử lý 77 sân golf. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có số dự án sân golf bị xử lý nhiều nhất, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Cũng theo Bộ trưởng, trước khi xử lý, Bộ cũng có băn khoăn là đối với những dự án sân golf mà lãnh đạo địa phương đã cam kết với doanh nghiệp và cũng đã có những dự án cấp đất rồi thì cũng khó xử. Tuy nhiên, các địa phương rất tích cực phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện việc này. Họ cũng chấp nhận và tiến hành xem xét lại việc cấp không đúng sân golf nào thì thu hồi. Chủ đầu tư và địa phương cùng ngồi lại trao đổi. Những chủ đầu tư của các dự án không đạt yêu cầu có thể chuyển đổi mục đích sử dụng, không làm sân golf mà làm trang trại hoặc khu du lịch, hoặc loại trừ bớt đất đi, chỉ sử dụng đất đồi, đất không canh tác nông nghiệp.
Cụ thể có một dự án ở Quốc Oai, đầu tư trên đất lúa. Hiện ban quản lý dự án đã tự loại bỏ, chỉ giữ lại đất để làm khu đô thị, khu dân cư. Hay một sân golf ở Đồng Tâm, Hòa Bình. Trước đó nhà đầu tư đã triển khai xây dựng, nhưng khi thấy việc chiếm dụng đất nông nghiệp quá nhiều, họ đã tình nguyện trả lại, chỉ giữ lại một phần hợp lý để làm du lịch sinh thái, ông Phúc cho hay.
Hình thức xử lý đối với các dự án này là thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc thu hồi quyết định đầu tư.
Hiện nay, 41/63 tỉnh thành phố có sân golf và dự án sân golf. Hai địa phương đứng đầu về số lượng là Bình Thuận và Hà Nội. Tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Nai.
Tổng số 166 sân golf mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa rà soát nằm trong diện đã được Nhà nước cho phép là 84 sân golf, các dự án còn lại chỉ là cho chủ trương đầu tư. Hiện nay, cả nước cũng mới chỉ có chính thức 18 sân golf đã đi vào hoạt động, 13 sân golf đang trong quá trình xây dựng. Các sân golf còn lại đều đang trong quá trình tiến hành thủ tục đầu tư.
Sân golf, tự thân nó không mang “tội”. Tại nhiều quốc gia, Chính phủ còn cho phép xây dựng sân golf công cộng phục vụ người dân. Sân golf ở Việt Nam bị “mang tiếng” vì không ít người chỉ mượn danh để trục lợi, như cách gọi của ông Bộ trưởng là sân golf “trá hình”.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết thêm hiện chỉ có 26 sân golf và dự án sân golf là chuyên sân golf. Còn lại các sân golf khác đều dưới hình thức khu đô thị có gắn liền sân golf, thậm chí có những cái gọi là khu công nghiệp có sân golf.
Mượn danh sân golf thì sẽ mua được giá đất rẻ hơn nhiều. Vì vậy, ngay sau khi phân cấp việc cấp phép sân golf cho các địa phương vào năm 2006, hơn 100 dự án sân golf đã đồng loạt “nở rộ” và rất nhiều dự án trong đó lợi dụng để xây các khu dân cư, khu nhà ở.
Đã có 145 dự án được cấp đất lên đến 52.700 ha, bình quân hơn 300 ha/sân golf. Đất nông nghiệp cũng bị chiếm dụng khá lớn là 10.500 ha, trong đó đất lúa là 2.900 ha.
Sự biến tướng trên vừa làm hỏng hình ảnh thực sự của sân golf, vừa tạo ra phản ứng mạnh của dư luận xã hội. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhận bài học lớn được rút ra sau khi cắt bỏ một loạt dự án: “Chúng ta lẽ ra phải đi trước một bước về quy hoạch. Phải nắm bắt được nhu cầu từ thực tế địa phương để kịp thời có biện pháp xử lý. Vừa qua, khi phân cấp việc cấp phép xây dựng sân golf cho các địa phương, chúng ta chưa lường hết được lại xảy ra tình trạng cấp phép nhiều như vậy. Đến khi phát hiện ra thì đã quá nhiều. Mặc dù việc phân cấp là tốt, nhưng phân cấp phải có quy hoạch chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều đang chung sức để ra tay siết lại. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải làm quy hoạch phát triển sân golf và trên cơ sở phát triển sân golf, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho biết, dưới góc độ là quản lý, quy hoạch đất và bảo vệ môi trường, Bộ sẽ “soi” sân golf dưới 4 tiêu chí: các sân golf có nằm trong quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi vào mục đích để làm khu du lịch, như những công viên, cây xanh và khu vui chơi giải trí hay không? Những vấn đề về khoáng sản dưới sân golf cần phải khai thác tận thu như thế nào? Giải quyết nước trong sân golf như thế nào? Môi trường trong khu vực xây dựng sân golf có bị ảnh hưởng gì?...
Ông Bộ trưởng thể hiện rõ quan điểm trong quy hoạch: phải làm rõ tổng số bao nhiêu sân golf ở Việt Nam là vừa cho giai đoạn 2020 tiến đến 2030.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong quy hoạch sân golf đề ra điều kiện cụ thể để thành lập sân golf là diện tích không quá 100 ha. Đối với một số sân golf ở địa hình khó khăn hồ ao, đồi núi nhiều thì cho cộng thêm 10% diện tích tức là không quá 110 ha. Sân golf tối đa chỉ được chiếm dụng 10ha diện tích đất lúa xấu, tức là lúa một vụ, không phải lúa hai vụ.
Cộng với 4 tiêu chí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự án sân golf ít nhất phải đảm bảo 6 điều kiện. Đối chiếu với 6 điều kiện trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định xử lý 77 sân golf. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có số dự án sân golf bị xử lý nhiều nhất, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Cũng theo Bộ trưởng, trước khi xử lý, Bộ cũng có băn khoăn là đối với những dự án sân golf mà lãnh đạo địa phương đã cam kết với doanh nghiệp và cũng đã có những dự án cấp đất rồi thì cũng khó xử. Tuy nhiên, các địa phương rất tích cực phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện việc này. Họ cũng chấp nhận và tiến hành xem xét lại việc cấp không đúng sân golf nào thì thu hồi. Chủ đầu tư và địa phương cùng ngồi lại trao đổi. Những chủ đầu tư của các dự án không đạt yêu cầu có thể chuyển đổi mục đích sử dụng, không làm sân golf mà làm trang trại hoặc khu du lịch, hoặc loại trừ bớt đất đi, chỉ sử dụng đất đồi, đất không canh tác nông nghiệp.
Cụ thể có một dự án ở Quốc Oai, đầu tư trên đất lúa. Hiện ban quản lý dự án đã tự loại bỏ, chỉ giữ lại đất để làm khu đô thị, khu dân cư. Hay một sân golf ở Đồng Tâm, Hòa Bình. Trước đó nhà đầu tư đã triển khai xây dựng, nhưng khi thấy việc chiếm dụng đất nông nghiệp quá nhiều, họ đã tình nguyện trả lại, chỉ giữ lại một phần hợp lý để làm du lịch sinh thái, ông Phúc cho hay.