Không nên “hăng hái” đưa lạm phát xuống 6%
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát 2012 ở mức nào là hợp lý?
"Nhiều người cho rằng lạm phát năm nay chỉ khoảng 6%, tôi thì tôi cho rằng ở mức một con số là hoàn toàn có khả năng, tuy nhiên không nên hăng hái đưa xuống 6% mà nên ở mức là 8% để đảm bảo tăng trưởng hợp lý…", nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển phát biểu tại diễn đàn “Kinh tế Việt Nam 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”.
Nhận diện đúng tình hình để tìm ra giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát trong năm 2012 cũng là vấn đề được tập trung thảo luận sôi nổi nhất với nhiều quan điểm chưa hẳn đồng thuận tại phiên thứ nhất của diễn đàn, diễn ra sáng nay (8/4).
Như nhiều hội thảo khác của Ủy ban Kinh tế, vẫn là TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đăng đàn đầu tiên với bức tranh tổng quát về kinh tế Việt Nam năm 2011, những vấn đề đặt ra cho 2012.
"Tình hình kinh tế đang tồi tệ hơn và cần bắt mạch kê đơn mạnh hơn nữa chứ không chỉ dừng ở Nghị quyết 11 của Chính phủ", ông Thiên nói.
Nhấn mạnh rằng, nếu không nhận diện đúng thì sẽ không có quyết sách đúng, Viện trưởng Thiên nói rằng ông nghiêng về loại ý kiến tình thế nền kinh tế hiện nay "cực kỳ nghiêm trọng", trong khi nhiều ý kiến khác chỉ đơn giản cho là nền kinh tế "đang gặp khó khăn".
Theo ông Thiên, kết cục của vòng xoáy tiến thoái lưỡng nan "đình - lạm" hiện đang cản trở và kìm hãm mạnh mẽ quá trình phục hồi ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
"Quốc hội cần làm rõ tình thế cơ bản năm 2012 tốt hơn hay khó hơn", ông Thiên đề nghị.
Nêu ý kiến cá nhân là nền kinh tế đang khó hơn 2011, ông Thiên cho rằng cơ sở tăng trưởng GDP năm 2012 nhìn chung là yếu hơn so với các năm trước và dư địa chính sách để chống lạm phát và ổn định vĩ mô bị thu hẹp đáng kể.
Cũng theo Viện trưởng Thiên, cần phấn đấu giảm lạm phát xuống chắc chắn 6% -7%, phải tạo ra sự xoay chuyển về xu hướng hơn là tăng trưởng và cần dành mục tiêu ưu tiên đặc biệt cho cứu doanh nghiệp và chống đình trệ.
"Phải có sự nhẫn nại đặc biệt và quyết tâm đặc biệt mới xoay chuyển được tình thế, chứ không mong có được những điều ngọt ngào sẽ đến trong năm 2012", Viện trưởng Thiên nói.
"Không cường điệu những hạn chế yếu kém, cũng không thổi phồng những mặt được", nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhận xét về bài phát biểu của Viện trưởng Thiên.
"Tôi ấn tượng về tham luận của tác giả, ấn tượng trước hết ở thái độ thẳng thắn, nói thật", ông Kiên nói.
Trao đổi thêm nhiều vấn đề được ông Thiên đề cập, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Nguyễn Hồng Sơn cho rằng "đình - lạm" ở nhận xét của ông Thiên chỉ đúng nếu xét ở góc độ tĩnh, còn dư địa chính sách để chống lạm phát và ổn định vĩ mô bị thu hẹp chưa thật sự xác đáng.
"Các quan điểm khác nhau về chính sách vĩ mô 2012 xoay quanh xu hướng giảm của lạm phát, nếu ai tin lạm phát cao thì không dám đề xuất cái gì cả, tiến thoái lưỡng nan là điều rất khó khăn của định hướng chính sách và câu chuyện này cần được thảo luận rất kỹ và sâu ở hội thảo này", ông Sơn đề nghị.
"Lạm phát chắc chắn là một con số, nhưng tăng trưởng thì khó đạt mục tiêu", nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Cao Sỹ Kiêm tiếp mạch thảo luận.
Đồng tình nhiều hơn với ý kiến của Hiệu trưởng Sơn, TS. Lưu Bích Hồ nói, "tôi không dám khẳng định là tình hình xấu hơn, hết năm 2012 tôi kỳ vọng tình hình sẽ tốt hơn lên".
"Lạm phát năm 2012 dứt khoát là một con số, GDP nếu không tăng được 5,8% thì trên 5,5% cũng được, chứ không đến nỗi", TS Lưu Bích Hồ phát biểu.
Quan điểm của Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn là phải giải quyết hài hòa mục tiêu đã hoạch định cho năm nay. "Theo tính toán của chúng tôi GDP đạt 5,6% đến 5,9% là rất tốt và hợp lý, còn lạm phát từ 8% đến 9%", ông Ngoạn nói.
Liên quan đến hai chỉ tiêu quan trọng này, mối quan ngại của ông Ngoạn tập trung ở tốc độ tăng trưởng tín dụng, khi mức tăng từ 15 - 17% như kế hoạch đề ra cho năm nay đang rất xa vời. Tuy nhiên, nếu cố ép để đạt kế hoạch thì không nên vì sẽ gây ra lạm phát, Chủ tịch Ngoạn phát biểu.
Nhận diện đúng tình hình để tìm ra giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát trong năm 2012 cũng là vấn đề được tập trung thảo luận sôi nổi nhất với nhiều quan điểm chưa hẳn đồng thuận tại phiên thứ nhất của diễn đàn, diễn ra sáng nay (8/4).
Như nhiều hội thảo khác của Ủy ban Kinh tế, vẫn là TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đăng đàn đầu tiên với bức tranh tổng quát về kinh tế Việt Nam năm 2011, những vấn đề đặt ra cho 2012.
"Tình hình kinh tế đang tồi tệ hơn và cần bắt mạch kê đơn mạnh hơn nữa chứ không chỉ dừng ở Nghị quyết 11 của Chính phủ", ông Thiên nói.
Nhấn mạnh rằng, nếu không nhận diện đúng thì sẽ không có quyết sách đúng, Viện trưởng Thiên nói rằng ông nghiêng về loại ý kiến tình thế nền kinh tế hiện nay "cực kỳ nghiêm trọng", trong khi nhiều ý kiến khác chỉ đơn giản cho là nền kinh tế "đang gặp khó khăn".
Theo ông Thiên, kết cục của vòng xoáy tiến thoái lưỡng nan "đình - lạm" hiện đang cản trở và kìm hãm mạnh mẽ quá trình phục hồi ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
"Quốc hội cần làm rõ tình thế cơ bản năm 2012 tốt hơn hay khó hơn", ông Thiên đề nghị.
Nêu ý kiến cá nhân là nền kinh tế đang khó hơn 2011, ông Thiên cho rằng cơ sở tăng trưởng GDP năm 2012 nhìn chung là yếu hơn so với các năm trước và dư địa chính sách để chống lạm phát và ổn định vĩ mô bị thu hẹp đáng kể.
Cũng theo Viện trưởng Thiên, cần phấn đấu giảm lạm phát xuống chắc chắn 6% -7%, phải tạo ra sự xoay chuyển về xu hướng hơn là tăng trưởng và cần dành mục tiêu ưu tiên đặc biệt cho cứu doanh nghiệp và chống đình trệ.
"Phải có sự nhẫn nại đặc biệt và quyết tâm đặc biệt mới xoay chuyển được tình thế, chứ không mong có được những điều ngọt ngào sẽ đến trong năm 2012", Viện trưởng Thiên nói.
"Không cường điệu những hạn chế yếu kém, cũng không thổi phồng những mặt được", nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhận xét về bài phát biểu của Viện trưởng Thiên.
"Tôi ấn tượng về tham luận của tác giả, ấn tượng trước hết ở thái độ thẳng thắn, nói thật", ông Kiên nói.
Trao đổi thêm nhiều vấn đề được ông Thiên đề cập, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Nguyễn Hồng Sơn cho rằng "đình - lạm" ở nhận xét của ông Thiên chỉ đúng nếu xét ở góc độ tĩnh, còn dư địa chính sách để chống lạm phát và ổn định vĩ mô bị thu hẹp chưa thật sự xác đáng.
"Các quan điểm khác nhau về chính sách vĩ mô 2012 xoay quanh xu hướng giảm của lạm phát, nếu ai tin lạm phát cao thì không dám đề xuất cái gì cả, tiến thoái lưỡng nan là điều rất khó khăn của định hướng chính sách và câu chuyện này cần được thảo luận rất kỹ và sâu ở hội thảo này", ông Sơn đề nghị.
"Lạm phát chắc chắn là một con số, nhưng tăng trưởng thì khó đạt mục tiêu", nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Cao Sỹ Kiêm tiếp mạch thảo luận.
Đồng tình nhiều hơn với ý kiến của Hiệu trưởng Sơn, TS. Lưu Bích Hồ nói, "tôi không dám khẳng định là tình hình xấu hơn, hết năm 2012 tôi kỳ vọng tình hình sẽ tốt hơn lên".
"Lạm phát năm 2012 dứt khoát là một con số, GDP nếu không tăng được 5,8% thì trên 5,5% cũng được, chứ không đến nỗi", TS Lưu Bích Hồ phát biểu.
Quan điểm của Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn là phải giải quyết hài hòa mục tiêu đã hoạch định cho năm nay. "Theo tính toán của chúng tôi GDP đạt 5,6% đến 5,9% là rất tốt và hợp lý, còn lạm phát từ 8% đến 9%", ông Ngoạn nói.
Liên quan đến hai chỉ tiêu quan trọng này, mối quan ngại của ông Ngoạn tập trung ở tốc độ tăng trưởng tín dụng, khi mức tăng từ 15 - 17% như kế hoạch đề ra cho năm nay đang rất xa vời. Tuy nhiên, nếu cố ép để đạt kế hoạch thì không nên vì sẽ gây ra lạm phát, Chủ tịch Ngoạn phát biểu.