“Không phải cứ thanh tra là đưa ra xử lý”
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói về việc xem xét trách nhiệm người đứng đầu khi thanh tra phát hiện sai phạm
Việc thanh tra, xử lý trách nhiệm cá nhân cũng là nhằm mục đích thúc đẩy họ làm tốt hơn chứ không phải vì mục đích để đưa ra xét xử.
Đó là khẳng định của Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền khi lý giải những phản hồi của dư luận cho rằng, phần lớn các kết luận của thanh tra đối với cá nhân, người đứng đầu vẫn chỉ là “giơ cao đánh khẽ”.
Ông Truyền nói:
- Mục tiêu lớn nhất của công tác thanh tra là nhằm chỉ rõ những khuyết điểm, sai phạm của tập thể, cá nhân và thông qua những kiến nghị, đề xuất để giúp cho việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế ngày một tốt hơn.
Với tinh thần đó, trong năm 2009, Thanh tra Chính phủ đã tập trung thanh tra nhiều lĩnh vực, vụ việc quan trọng, đồng thời đẩy mạnh việc thanh tra trách nhiệm chấp hành pháp luật, công vụ của cán bộ, công chức, người đứng đầu với nhiều kết quả khả quan hơn các năm trước.
Nhưng dư luận trong năm qua cho rằng, kết luận của Thanh tra Chính phủ nhiều khi vẫn còn “chung chung”, trong đó có phần nhẹ tay đối với việc kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân những người liên quan hay người đứng đầu?
Về nguyên tắc, thanh tra trách nhiệm là tập trung vào thanh tra việc chấp hành pháp luật và thực hiện trách vụ của các bộ, ngành địa phương. Và thông thường những vụ việc được thanh tra lại liên quan đến trách nhiệm của tập thể, số cá nhân, trong đó có người đứng đầu.
Tuy nhiên, vì pháp luật đã quy định là trách nhiệm của thanh tra chỉ dừng lại ở việc phát hiện, kiến nghị nên suy cho cùng, các kết luận của chúng tôi cũng chỉ là nhằm thúc đẩy trách nhiệm để các cá nhân, người đứng đầu của các bộ, ngành, đơn vị và địa phương bám sát trách nhiệm và làm tốt trách nhiệm của mình hơn.
Nếu những kết luận, kiến nghị của chúng tôi được thực hiện nghiêm túc cũng sẽ nâng được hiệu quả, hiệu lực điều hành trong công tác quản lý Nhà nước lên rất nhiều.
Tất nhiên, có những sai phạm nghiêm trọng thì chúng tôi sẽ chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự.
Ngay cả khi có kiến nghị xử lý trách nhiệm thì dư luận vẫn cho rằng, Thanh tra Chính phủ vẫn “giơ cao đánh khẽ”?
Tôi xin khẳng định, năm 2009, việc xem xét trách nhiệm người đứng đầu có tốt hơn trước, cụ thể là số lượng bị xử lý nhiều hơn trước.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, vẫn có rất nhiều trường hợp đã phát hiện nhưng không kiến nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Và đặc biệt là việc xử lý hay không lại là trách nhiệm của cơ quan quản lý đơn vị đó.
Nhưng tôi xin nhấn mạnh, chúng ta phải phân biệt, mục đích thanh tra là thúc đẩy, tạo sự phát triển ngày càng tốt hơn chứ không phải cứ thanh tra là nhằm mục đích đưa ra xét xử. Còn nếu thanh tra mà phát hiện sai phạm nghiêm trọng, không thể dừng lại ở mức độ tự khắc phục hay phê bình, khiển trách thì đương nhiên phải đưa ra xét xử.
Thủ tướng cũng từng chỉ đạo, xét xử là cũng rất cần nhưng chỉ đối với những trường hợp thật cần thiết nhằm giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật.
Hơn nữa, phòng chống tham nhũng là lĩnh vực khó khăn, phức tạp vì thực tế, trước hết là các cá nhân, tập thể phải tự mình giải quyết, rà soát lại mình.
Còn nếu bất kỳ cuộc thanh tra nào, cứ sau khi phát hiện có sai phạm đều đưa người đứng đầu ra xét xử thì tôi chắc rằng xử cũng... không thể hết, và cuối cùng tình hình cũng chưa chắc đã tốt hơn.
Một số cơ quan chức năng cho rằng, sở dĩ họ không xử lý là do Thanh tra Chính phủ không kiến nghị hoặc thiếu sự phối hợp chặt chẽ?
Điều này là không đúng, bởi thực tế qua kết quả thanh tra, chúng tôi đánh giá mức độ sai phạm đến đâu thì sẽ kiến nghị xử lý đến đó.
Hơn nữa, chúng tôi cũng đã xây dựng quy chế phối hợp với rất nhiều cơ quan hữu quan, đặc biệt là giữa Thanh tra Chính phủ với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Rất nhiều kết luận thanh tra đã được chúng tôi chuyển sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Thậm chí có rất nhiều vụ việc, sau khi các cơ quan chủ quản không thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, đích thân tôi đã trực tiếp gặp Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương để yêu cầu xử lý.
Chẳng hạn như trường hợp của Vinaconex. Sau khi cơ quan chủ quản chưa xem xét kiến nghị của Thanh tra Chính phủ theo yêu cầu, chúng tôi đã chuyển toàn bộ kết quả thanh tra sang cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương để tiếp tục xem xét, quyết định.
Vậy Thanh tra Chính phủ đã và sẽ làm gì nếu những kiến nghị của mình không được thực hiện hay không có phản hồi?
Về nguyên tắc, các đơn vị bị thanh tra phải thực hiện báo cáo cho cơ quan thanh tra kết luận về việc này. Sau đó là đến Thanh tra Chính phủ kiến nghị lên Thủ tướng và Thủ tướng sẽ kết luận cuối cùng.
Nhưng thực tế, vừa qua cũng có nhiều trường hợp chẳng những không thực hiện kết luận của thanh tra mà còn không thông tin lại.
Tôi đã chỉ đạo, từ nay trở đi sẽ khắc phục bằng cách phúc tra lại tất cả các cuộc thanh tra đó.
Ví dụ, nếu chúng tôi đã kiến nghị rồi thì trong 2 hay 3 tháng, các đơn vị phải thực hiện xong, phải báo cáo. Nhưng nếu sau thời gian đó vẫn không thực hiện thì chúng tôi sẽ tiến hành phúc tra và sẽ kiến nghị nghiêm túc, mạnh dạn hơn.
Chẳng hạn như vụ việc tại một số đơn vị ngành thuế trong năm qua. Hiện chúng tôi đang phúc tra lại việc thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra vì các cơ quan thuế vẫn chưa có báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra.
Cũng phải thừa nhận rằng, trước đây các kết luận của Thanh tra Chính phủ vẫn có tình trạng chung chung nên nhiều khi việc xử lý là rất khó. Nhưng gần đây, tôi đã chỉ đạo, mọi kết luận thanh tra đều nói rõ kiểm điểm tập thể nào, cá nhân nào, sai phạm về nội dung gì hay mắc lỗi gì...
Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng chỉ ra các mức xử lý cụ thể, có thể chỉ là kiểm điểm, xử phạt hành chính hay cần xử lý hình sự nếu đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Gần đây nhất là những vụ việc liên quan đến Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Thanh tra Chính phủ có dự định “vào cuộc” không?
Thực tế vụ việc này, theo tôi dù đến thời điểm này chưa biết thực chất vấn đề là như thế nào, bản chất ra làm sao...nhưng vẫn phải làm rõ.
Tôi cho rằng, ngay sau khi dư luận có ý kiến, thanh tra chuyên ngành cần vào cuộc ngay để tìm hiểu chứ không nên đợi đến khi thanh tra cấp trên có hướng dẫn, yêu cầu mới vào cuộc.
Quan điểm của chúng tôi là một khi thông tin đã nổi lên thì lẽ ra thanh tra chuyên ngành phải vào cuộc ngay.
Đó là khẳng định của Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền khi lý giải những phản hồi của dư luận cho rằng, phần lớn các kết luận của thanh tra đối với cá nhân, người đứng đầu vẫn chỉ là “giơ cao đánh khẽ”.
Ông Truyền nói:
- Mục tiêu lớn nhất của công tác thanh tra là nhằm chỉ rõ những khuyết điểm, sai phạm của tập thể, cá nhân và thông qua những kiến nghị, đề xuất để giúp cho việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế ngày một tốt hơn.
Với tinh thần đó, trong năm 2009, Thanh tra Chính phủ đã tập trung thanh tra nhiều lĩnh vực, vụ việc quan trọng, đồng thời đẩy mạnh việc thanh tra trách nhiệm chấp hành pháp luật, công vụ của cán bộ, công chức, người đứng đầu với nhiều kết quả khả quan hơn các năm trước.
Nhưng dư luận trong năm qua cho rằng, kết luận của Thanh tra Chính phủ nhiều khi vẫn còn “chung chung”, trong đó có phần nhẹ tay đối với việc kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân những người liên quan hay người đứng đầu?
Về nguyên tắc, thanh tra trách nhiệm là tập trung vào thanh tra việc chấp hành pháp luật và thực hiện trách vụ của các bộ, ngành địa phương. Và thông thường những vụ việc được thanh tra lại liên quan đến trách nhiệm của tập thể, số cá nhân, trong đó có người đứng đầu.
Tuy nhiên, vì pháp luật đã quy định là trách nhiệm của thanh tra chỉ dừng lại ở việc phát hiện, kiến nghị nên suy cho cùng, các kết luận của chúng tôi cũng chỉ là nhằm thúc đẩy trách nhiệm để các cá nhân, người đứng đầu của các bộ, ngành, đơn vị và địa phương bám sát trách nhiệm và làm tốt trách nhiệm của mình hơn.
Nếu những kết luận, kiến nghị của chúng tôi được thực hiện nghiêm túc cũng sẽ nâng được hiệu quả, hiệu lực điều hành trong công tác quản lý Nhà nước lên rất nhiều.
Tất nhiên, có những sai phạm nghiêm trọng thì chúng tôi sẽ chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự.
Ngay cả khi có kiến nghị xử lý trách nhiệm thì dư luận vẫn cho rằng, Thanh tra Chính phủ vẫn “giơ cao đánh khẽ”?
Tôi xin khẳng định, năm 2009, việc xem xét trách nhiệm người đứng đầu có tốt hơn trước, cụ thể là số lượng bị xử lý nhiều hơn trước.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, vẫn có rất nhiều trường hợp đã phát hiện nhưng không kiến nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Và đặc biệt là việc xử lý hay không lại là trách nhiệm của cơ quan quản lý đơn vị đó.
Nhưng tôi xin nhấn mạnh, chúng ta phải phân biệt, mục đích thanh tra là thúc đẩy, tạo sự phát triển ngày càng tốt hơn chứ không phải cứ thanh tra là nhằm mục đích đưa ra xét xử. Còn nếu thanh tra mà phát hiện sai phạm nghiêm trọng, không thể dừng lại ở mức độ tự khắc phục hay phê bình, khiển trách thì đương nhiên phải đưa ra xét xử.
Thủ tướng cũng từng chỉ đạo, xét xử là cũng rất cần nhưng chỉ đối với những trường hợp thật cần thiết nhằm giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật.
Hơn nữa, phòng chống tham nhũng là lĩnh vực khó khăn, phức tạp vì thực tế, trước hết là các cá nhân, tập thể phải tự mình giải quyết, rà soát lại mình.
Còn nếu bất kỳ cuộc thanh tra nào, cứ sau khi phát hiện có sai phạm đều đưa người đứng đầu ra xét xử thì tôi chắc rằng xử cũng... không thể hết, và cuối cùng tình hình cũng chưa chắc đã tốt hơn.
Một số cơ quan chức năng cho rằng, sở dĩ họ không xử lý là do Thanh tra Chính phủ không kiến nghị hoặc thiếu sự phối hợp chặt chẽ?
Điều này là không đúng, bởi thực tế qua kết quả thanh tra, chúng tôi đánh giá mức độ sai phạm đến đâu thì sẽ kiến nghị xử lý đến đó.
Hơn nữa, chúng tôi cũng đã xây dựng quy chế phối hợp với rất nhiều cơ quan hữu quan, đặc biệt là giữa Thanh tra Chính phủ với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Rất nhiều kết luận thanh tra đã được chúng tôi chuyển sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Thậm chí có rất nhiều vụ việc, sau khi các cơ quan chủ quản không thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, đích thân tôi đã trực tiếp gặp Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương để yêu cầu xử lý.
Chẳng hạn như trường hợp của Vinaconex. Sau khi cơ quan chủ quản chưa xem xét kiến nghị của Thanh tra Chính phủ theo yêu cầu, chúng tôi đã chuyển toàn bộ kết quả thanh tra sang cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương để tiếp tục xem xét, quyết định.
Vậy Thanh tra Chính phủ đã và sẽ làm gì nếu những kiến nghị của mình không được thực hiện hay không có phản hồi?
Về nguyên tắc, các đơn vị bị thanh tra phải thực hiện báo cáo cho cơ quan thanh tra kết luận về việc này. Sau đó là đến Thanh tra Chính phủ kiến nghị lên Thủ tướng và Thủ tướng sẽ kết luận cuối cùng.
Nhưng thực tế, vừa qua cũng có nhiều trường hợp chẳng những không thực hiện kết luận của thanh tra mà còn không thông tin lại.
Tôi đã chỉ đạo, từ nay trở đi sẽ khắc phục bằng cách phúc tra lại tất cả các cuộc thanh tra đó.
Ví dụ, nếu chúng tôi đã kiến nghị rồi thì trong 2 hay 3 tháng, các đơn vị phải thực hiện xong, phải báo cáo. Nhưng nếu sau thời gian đó vẫn không thực hiện thì chúng tôi sẽ tiến hành phúc tra và sẽ kiến nghị nghiêm túc, mạnh dạn hơn.
Chẳng hạn như vụ việc tại một số đơn vị ngành thuế trong năm qua. Hiện chúng tôi đang phúc tra lại việc thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra vì các cơ quan thuế vẫn chưa có báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra.
Cũng phải thừa nhận rằng, trước đây các kết luận của Thanh tra Chính phủ vẫn có tình trạng chung chung nên nhiều khi việc xử lý là rất khó. Nhưng gần đây, tôi đã chỉ đạo, mọi kết luận thanh tra đều nói rõ kiểm điểm tập thể nào, cá nhân nào, sai phạm về nội dung gì hay mắc lỗi gì...
Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng chỉ ra các mức xử lý cụ thể, có thể chỉ là kiểm điểm, xử phạt hành chính hay cần xử lý hình sự nếu đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Gần đây nhất là những vụ việc liên quan đến Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Thanh tra Chính phủ có dự định “vào cuộc” không?
Thực tế vụ việc này, theo tôi dù đến thời điểm này chưa biết thực chất vấn đề là như thế nào, bản chất ra làm sao...nhưng vẫn phải làm rõ.
Tôi cho rằng, ngay sau khi dư luận có ý kiến, thanh tra chuyên ngành cần vào cuộc ngay để tìm hiểu chứ không nên đợi đến khi thanh tra cấp trên có hướng dẫn, yêu cầu mới vào cuộc.
Quan điểm của chúng tôi là một khi thông tin đã nổi lên thì lẽ ra thanh tra chuyên ngành phải vào cuộc ngay.