“Không phải điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế vì biển Đông”
Những ảnh hưởng của tình hình biển Đông được đánh giá là không đáng kể đối với kinh tế của Việt Nam hiện nay
Trước thông tin cho rằng, Trung Quốc có thể trả đũa về kinh tế với Việt Nam vì tình hình biển Đông, người phát ngôn của Chính phủ khẳng định, chúng ta luôn chủ động, sẵn sàng có phương án để đề phòng trường hợp này.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/5, nội dung được báo giới tập trung và dành trọn thời gian để trao đổi với Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành chính là diễn biến tình hình ở biển Đông khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bên cạnh câu chuyện đấu tranh trên thực địa, vấn đề được báo giới quan tâm chính là những tác động của vụ việc trên đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào, chúng ta có bị ảnh hưởng tiêu cực, có phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế hay không?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định, hiện nay, dù một số thống kê về kinh tế, du lịch, giao thương… với Trung Quốc có giảm, nhưng không đáng kể, tình hình kinh tế trong nước vẫn ổn định.
Chính vì vậy, Chính phủ cũng không bàn đến chuyện phải điều chỉnh các mục tiêu về kinh tế - xã hội đã đặt ra từ đầu năm.
“Đến giờ này quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn phát triển bình thường. Mặt khác, chúng ta tin tưởng người dân hai nước mong muốn yên bình để phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế, buôn bán để cuộc sống phát triển”.
“Trên cơ sở đó, chúng ta tiếp tục quan điểm không có bất cứ động thái, chủ trương nào thay đổi chính sách mở cửa, giao thương với tất cả các nước”.
Đặc biệt, trước những thông tin cho rằng, Trung Quốc có thể trả đũa về kinh tế với Việt Nam, Bộ trưởng Nên cho hay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải luôn sẵn sàng có phương án thị trường khác thay thế để thị trường này khó khăn thì tiếp cận thị trường khác. Còn nếu thị trường này vẫn phát triển thì chúng ta tiếp tục.
Cũng theo Bộ trưởng Nên, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn hoạt động bình thường, họ mong muốn hòa bình, hữu nghị, tiếp tục làm ăn. Do đó không có hướng thay đổi nào, không có một chủ trương nào khác trong việc này.
Tại phiên họp Chính phủ trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã khẳng định, Việt Nam luôn chủ động trước mọi tình huống về kinh tế có thể xảy ra. Ngay cả tình huống xấu nhất là Trung Quốc đóng cửa giao thương để ép chúng ta thì chúng ta vẫn hoàn toàn có nhiều phương án khác, không đến mức không có thị trường Trung Quốc thì không còn thị trường nào khác.
Hơn nữa, theo Thủ tướng, quan hệ kinh tế là quan hệ hai bên cùng có lợi, Trung Quốc cũng khó có thể đóng cửa, bởi đơn giản nhất là nếu mua gạo của chúng ta chắc chắn rẻ hơn các nước khác.
Bên cạnh đó còn có các hiệp định kinh tế mà Trung Quốc đã ký với các nước khác trong ASEAN, trong đó có cả Việt Nam.
Trả lời câu hỏi về khả năng Việt Nam sẽ phối hợp với nước thứ ba để đấu tranh về pháp lý đối với Trung Quốc, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải cho biết, chính sách nhất quán của Việt Nam là độc lập tự chủ, không liên minh liên kết với ai để chống ai.
Tuy nhiên, theo ông Hải, đấu tranh pháp lý là công việc phức tạp. Ngay cả toà cũng có rất nhiều loại hình, ví dụ như toà án công lý quốc tế, toà án luật biển, toà án trọng tài. Hình thức kiện cũng có nhiều hình thức khác nhau, có thể kiện riêng hoặc tham gia vào vụ nào đấy.
“Phải nghiên cứu tất cả các hình thức, cũng như chọn toà để tìm ra phương án tối ưu nhất là bảo vệ bằng được lợi ích chính đáng của chúng ta. Việc sử dụng hay không sử dụng biện pháp pháp lý cũng là nhằm mục đích đó”, ông Hải nói.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, về khả năng sử dụng biện pháp pháp lý để đấu tranh với Trung Quốc, hiện nay chúng ta đã chuẩn bị từ lâu, nhưng để thực hiện nó như thế nào và lúc nào thì phải cân nhắc hết sức kỹ càng. Bởi, khi khởi kiện ra cơ quan toà án quốc tế thì hồ sơ pháp lý là một yêu cầu cần và đủ, nhưng nó còn có những khía cạnh khác. Trong lúc này, lãnh đạo chúng ta phải cân nhắc, tính toán để chọn thời điểm hoặc phải thực sự cần thiết mới tính đến giải pháp này.
“Thủ tướng Việt Nam khi công tác ở nước ngoài cũng khẳng định, hiện nay chúng ta đang cân nhắc kiện. Nếu Trung Quốc chịu ngồi lại, đàm phán chân thành như chúng ta, thực hiện các yêu cầu mà chúng ta đưa ra, thì tình hình có thể đã khác”, Bộ trưởng Nên nói.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/5, nội dung được báo giới tập trung và dành trọn thời gian để trao đổi với Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành chính là diễn biến tình hình ở biển Đông khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bên cạnh câu chuyện đấu tranh trên thực địa, vấn đề được báo giới quan tâm chính là những tác động của vụ việc trên đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào, chúng ta có bị ảnh hưởng tiêu cực, có phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế hay không?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định, hiện nay, dù một số thống kê về kinh tế, du lịch, giao thương… với Trung Quốc có giảm, nhưng không đáng kể, tình hình kinh tế trong nước vẫn ổn định.
Chính vì vậy, Chính phủ cũng không bàn đến chuyện phải điều chỉnh các mục tiêu về kinh tế - xã hội đã đặt ra từ đầu năm.
“Đến giờ này quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn phát triển bình thường. Mặt khác, chúng ta tin tưởng người dân hai nước mong muốn yên bình để phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế, buôn bán để cuộc sống phát triển”.
“Trên cơ sở đó, chúng ta tiếp tục quan điểm không có bất cứ động thái, chủ trương nào thay đổi chính sách mở cửa, giao thương với tất cả các nước”.
Đặc biệt, trước những thông tin cho rằng, Trung Quốc có thể trả đũa về kinh tế với Việt Nam, Bộ trưởng Nên cho hay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải luôn sẵn sàng có phương án thị trường khác thay thế để thị trường này khó khăn thì tiếp cận thị trường khác. Còn nếu thị trường này vẫn phát triển thì chúng ta tiếp tục.
Cũng theo Bộ trưởng Nên, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn hoạt động bình thường, họ mong muốn hòa bình, hữu nghị, tiếp tục làm ăn. Do đó không có hướng thay đổi nào, không có một chủ trương nào khác trong việc này.
Tại phiên họp Chính phủ trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã khẳng định, Việt Nam luôn chủ động trước mọi tình huống về kinh tế có thể xảy ra. Ngay cả tình huống xấu nhất là Trung Quốc đóng cửa giao thương để ép chúng ta thì chúng ta vẫn hoàn toàn có nhiều phương án khác, không đến mức không có thị trường Trung Quốc thì không còn thị trường nào khác.
Hơn nữa, theo Thủ tướng, quan hệ kinh tế là quan hệ hai bên cùng có lợi, Trung Quốc cũng khó có thể đóng cửa, bởi đơn giản nhất là nếu mua gạo của chúng ta chắc chắn rẻ hơn các nước khác.
Bên cạnh đó còn có các hiệp định kinh tế mà Trung Quốc đã ký với các nước khác trong ASEAN, trong đó có cả Việt Nam.
Trả lời câu hỏi về khả năng Việt Nam sẽ phối hợp với nước thứ ba để đấu tranh về pháp lý đối với Trung Quốc, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải cho biết, chính sách nhất quán của Việt Nam là độc lập tự chủ, không liên minh liên kết với ai để chống ai.
Tuy nhiên, theo ông Hải, đấu tranh pháp lý là công việc phức tạp. Ngay cả toà cũng có rất nhiều loại hình, ví dụ như toà án công lý quốc tế, toà án luật biển, toà án trọng tài. Hình thức kiện cũng có nhiều hình thức khác nhau, có thể kiện riêng hoặc tham gia vào vụ nào đấy.
“Phải nghiên cứu tất cả các hình thức, cũng như chọn toà để tìm ra phương án tối ưu nhất là bảo vệ bằng được lợi ích chính đáng của chúng ta. Việc sử dụng hay không sử dụng biện pháp pháp lý cũng là nhằm mục đích đó”, ông Hải nói.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, về khả năng sử dụng biện pháp pháp lý để đấu tranh với Trung Quốc, hiện nay chúng ta đã chuẩn bị từ lâu, nhưng để thực hiện nó như thế nào và lúc nào thì phải cân nhắc hết sức kỹ càng. Bởi, khi khởi kiện ra cơ quan toà án quốc tế thì hồ sơ pháp lý là một yêu cầu cần và đủ, nhưng nó còn có những khía cạnh khác. Trong lúc này, lãnh đạo chúng ta phải cân nhắc, tính toán để chọn thời điểm hoặc phải thực sự cần thiết mới tính đến giải pháp này.
“Thủ tướng Việt Nam khi công tác ở nước ngoài cũng khẳng định, hiện nay chúng ta đang cân nhắc kiện. Nếu Trung Quốc chịu ngồi lại, đàm phán chân thành như chúng ta, thực hiện các yêu cầu mà chúng ta đưa ra, thì tình hình có thể đã khác”, Bộ trưởng Nên nói.