“Học Bác Hồ để xử lý vấn đề biển Đông”
Nguyên lãnh đạo Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội chia sẻ quan điểm về cách ứng xử của Việt Nam trong vấn đề biển Đông
“Ông cha ta thường nói “cái khó ló cái khôn”. Ở kỳ họp Quốc hội này, người dân đang mong chờ một sáng kiến của các đại biểu thay mặt mình, mong chờ một nghị quyết làm sao thể hiện được tư tưởng của Bác Hồ là “lấy bất biến ứng vạn biến”.
Đó là quan điểm của nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão, khi ông trao đổi với báo giới về tình hình biển Đông bên hành lang Quốc hội, sáng 20/5.
Ông Mão nói:
- Việc phê phán Trung Quốc và kêu kêu gọi nhân dân thế giới, nhân dân các nước ủng hộ chúng ta trong vấn đề biển Đông là đương nhiên rồi.
Nhưng có một điều rất cần thiết, rất quan trọng mà tôi mong muốn rằng chúng ta phải thể hiện rõ, đó là thái độ rất thiện chí đối với nhân dân Trung Quốc. Vì nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân Việt Nam, đều yêu chuộng hòa bình.
Còn hành động kia là hành động của bộ phận lãnh đạo, chúng ta làm sao phải thu phục được lòng người, để nhân dân Trung Quốc hiểu được cái đó.
Hiện tôi nghĩ rằng nhân dân Trung Quốc chưa hiểu được điều đó, họ bị lãnh đạo của Trung Quốc, có thể nói là theo một kiểu tuyên truyền để coi như là vùng đó là của Trung Quốc, coi Trung Quốc làm điều đó hoàn toàn là chính đáng, đồng thời phê phán Việt Nam là hiếu chiến, là gây sự. Nếu nhân dân Trung Quốc hiểu như vậy là rất nguy hiểm.
Cho nên rất quan trọng ở kỳ họp Quốc hội lần này thảo luận, trong nghị quyết phải nói rõ ràng chúng ta yêu mến nhân dân Trung Quốc, chúng ta tha thiết mong nhân dân Trung Quốc hiểu chúng ta nhiều hơn.
Một vấn đề khác khá quan trọng, là chúng ta phải học Bác Hồ để xử lý tình hình hiện nay của đất nước.
Chúng ta nhớ lại đã có một thời kỳ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc rất là tốt đẹp, khi đó có thể nói cả hai nước đều nói là anh em, gắn bó với nhau như môi với răng. Rồi cũng rất là buồn bởi vì đã có chiến tranh xảy ra, Trung Quốc xâm lược chúng ta, rồi chúng ta cũng cố gắng để bình thường hóa quan hệ với họ. Trong mấy chục năm vừa qua sau khi bình thường hóa, có thể nói là quan hệ đang phát triển tốt đẹp.
Nhưng rõ ràng phía Trung Quốc họ cậy họ là nước lớn, họ cậy có lực mạnh, họ muốn làm gì thì làm. Năm 1974 họ chiếm Hoàng Sa của chúng ta, bây giờ họ coi cái đó là của họ, rồi họ tiếp tục xây dựng phát triển thành phố Tam Sa, họ làm những chuyện như vậy, họ coi như chuyện đã rồi.
Nhưng theo tôi chúng ta vẫn phải kiên trì, một mặt kiên định, kiên quyết bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, nhưng mặt khác phải khôn ngoan, khéo léo, phải học Bác Hồ xử sự vấn đề đó. Đấy là tư tưởng rất lớn.
Bởi chúng ta không thể đưa Trung Quốc đi chỗ khác được, mà chúng ta cũng không thể đưa mình đi chỗ khác được, vì hai nước cạnh nhau là thiên định. Mà hai nước láng giềng mâu thuẫn nhau, căng thẳng nhau thì làm sao còn sống yên ổn, còn xây dựng đất nước phát triển được.
Ông nghĩ, Quốc hội cần thể hiện vai trò như thế nào trong vấn đề này?
Như tôi vừa nói là tình hình hiện nay rất căng, căng lắm. Mong muốn của chúng ta và tôi nghĩ của thế giới, họ đều khuyên là hạ nhiệt xuống, không nên đẩy tới nguy cơ chiến tranh, đó là mong muốn của chúng ta.
Tôi tin là nhân dân Trung Quốc cũng mong muốn như vậy.
Vấn đề hiện tại đúng là một hoàn cảnh, tình thế vô cùng khó khăn cho chúng ta vì chúng ta vẫn kiên trì, kiên nhẫn giải quyết bằng con đường hoà bình, nhưng Trung Quốc vẫn hung hăng.
Nhân dân, bạn bè quốc tế ủng hộ chúng ta thì tốt rồi, nhưng trước hết phải tự chúng ta là chính, phải xác định như vậy. Đồng ý là tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhưng không ai thay chúng ta được.
Tôi đã từng nói rằng, Mỹ rất thông cảm chia sẻ với chúng ta, nhưng Mỹ không thể đến đây giúp chúng ta được. Các nước Đông Nam Á, bạn bè mà chúng ta muốn xây dựng cộng đồng nhưng thực ra mỗi nước có lợi ích quyền lợi khác nhau. Nên chúng ta hết sức cố gắng, nhưng đừng nghĩ rằng tất cả đó là thay thế sức mạnh, ý chí và tiềm lực của chúng ta được.
Cho nên quan trọng nhất là xây dựng tiềm lực của chúng ta cho mạnh, nhưng đồng thời phải khôn ngoan khéo léo, học theo tư tưởng, cách xử lý của Bác Hồ.
Quan hệ tới đây của hai nước Việt - Trung sẽ thế nào, theo ông?
Trước hết là tôi tin và mong muốn, tha thiết là quan hệ hai nước phải trở lại quan hệ hữu nghị.
Tôi biết nhân dân chúng ta hiện nay cũng đang rất lo lắng mặc dù ý chí cách mạng là kiên cường. Nhưng vẫn có nỗi buồn, nếu đất nước chúng ta lại phải chịu cảnh chiến tranh.
Cho nên nguyện vọng tha thiết của chúng ta là không chiến tranh, ổn định và phát triển quan hệ tốt, hữu nghị với các nước láng giềng như Lào, Campuchia và Trung Quốc. Chỉ khó là Trung Quốc hiện nay đang có tư tưởng của một nước mạnh, tư tưởng Đại Hán.
Nhưng ông cha ta thường nói “cái khó ló cái khôn”. Ở kỳ họp Quốc hội này, người dân đang mong chờ một sáng kiến của các đại biểu thay mặt mình, mong chờ một nghị quyết làm sao thể hiện được tư tưởng của Bác Hồ là “lấy bất biến ứng vạn biến”.
Đấy chính là điều chúng ta mong chờ ở Quốc hội lần này và cũng gửi đi một thông điệp với thế giới rằng Việt Nam luôn luôn yêu chuộng hòa bình, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, nhưng Việt Nam cũng sẵn sàng đàm phán để làm sao xây dựng phát triển đất nước.
Nhưng chúng ta sẽ ứng xử như thế nào nếu Trung Quốc tiếp tục lấn tới?
Chúng ta phải vừa kiên quyết nhưng cũng phải kiên nhẫn. Kiên quyết nhưng không phải chúng ta phải mắc mưu của họ. Nếu chúng ta thiếu bình tĩnh thì sẽ xảy ra những chuyện căng thẳng hơn rất nhiều và rất nguy hiểm.
Theo tôi xu hướng phải đi đến là hoà bình, đàm phán, tìm ra những điểm tương đồng, cùng có lợi và tất yếu chúng ta mong muốn như vậy. Tôi cũng tin rằng, phía Trung Quốc cũng nhìn nhận xem xét vấn đề một cách hợp lý để đi đến như vậy.
Chúng ta là đất nước yêu chuộng hòa bình, con người Việt Nam hiền hòa, trước những tình huống đó chúng ta phải bình tĩnh, kiên trì, chịu đựng trong chừng mực nào đấy.
Bạn nên nhớ, trong chữ Nhẫn có hình tượng con dao nó đè lên trái tim, tức là muốn nói tình cảnh của người bị lâm vào tình huống sống chết cận kề. Nếu anh hất lên, thiếu nhẫn nại thì con dao sẽ đâm vào tim. Cho nên chữ Nhẫn ông cha chúng ta thuộc lắm, hiểu lắm.
Với ông, nghị quyết của Quốc hội về biển Đông lần này cần nhấn mạnh điều gì?
Theo tôi, Quốc hội cần tỏ rõ và hoan nghênh nhân dân ta đã biểu thị lòng yêu nước cao cả, sẵn sàng vì Tổ quốc, tất cả hiến dâng cho Tổ quốc và đặc biệt chúng ta biểu dương hoan nghênh các chiến sỹ của chúng ta đang chiến đấu, những ngư dân đang làm việc, chiến đấu ở những nơi tuyền tuyến.
Thứ hai là chúng ta ủng hộ lãnh đạo vừa qua xử lý những việc như vậy là hợp lý, và phải tiếp tục để ngăn chặn những người kích động.
Thứ ba là chúng ta phải tỏ thái độ kiên quyết để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Thứ tư, chúng ta đánh tín hiệu với nhân dân thế giới và nhân dân Trung Quốc rằng, nhân dân Việt Nam yêu chộng hòa bình muốn làm bạn với các nước, trong đó có cả Trung Quốc.
Và cuối cùng là trước tình hình diễn biến phức tạp hiện nay, cần lấy tư tưởng của Hồ Chí Minh để xử lý các vấn đề trong mối quan hệ quốc tế và đặc biệt là mối quan hệ giữa hai nước.
Tôi muốn nói rằng, Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc cũng thế và điều này khác tất cả các nước trên thế giới. Và chúng ta cũng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu nói về mặt nào đó thì chỉ có điểm khác ở chỗ là mỗi nước đều vì cái lợi ích dân tộc của mình. Nhưng phải biết hài hòa, không thể chủ nghĩa dân tộc, lợi ích dân tộc một cách cực đoan mà phải biết ta, biết người, biết bạn trong cộng đồng quốc tế.
Đó là quan điểm của nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão, khi ông trao đổi với báo giới về tình hình biển Đông bên hành lang Quốc hội, sáng 20/5.
Ông Mão nói:
- Việc phê phán Trung Quốc và kêu kêu gọi nhân dân thế giới, nhân dân các nước ủng hộ chúng ta trong vấn đề biển Đông là đương nhiên rồi.
Nhưng có một điều rất cần thiết, rất quan trọng mà tôi mong muốn rằng chúng ta phải thể hiện rõ, đó là thái độ rất thiện chí đối với nhân dân Trung Quốc. Vì nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân Việt Nam, đều yêu chuộng hòa bình.
Còn hành động kia là hành động của bộ phận lãnh đạo, chúng ta làm sao phải thu phục được lòng người, để nhân dân Trung Quốc hiểu được cái đó.
Hiện tôi nghĩ rằng nhân dân Trung Quốc chưa hiểu được điều đó, họ bị lãnh đạo của Trung Quốc, có thể nói là theo một kiểu tuyên truyền để coi như là vùng đó là của Trung Quốc, coi Trung Quốc làm điều đó hoàn toàn là chính đáng, đồng thời phê phán Việt Nam là hiếu chiến, là gây sự. Nếu nhân dân Trung Quốc hiểu như vậy là rất nguy hiểm.
Cho nên rất quan trọng ở kỳ họp Quốc hội lần này thảo luận, trong nghị quyết phải nói rõ ràng chúng ta yêu mến nhân dân Trung Quốc, chúng ta tha thiết mong nhân dân Trung Quốc hiểu chúng ta nhiều hơn.
Một vấn đề khác khá quan trọng, là chúng ta phải học Bác Hồ để xử lý tình hình hiện nay của đất nước.
Chúng ta nhớ lại đã có một thời kỳ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc rất là tốt đẹp, khi đó có thể nói cả hai nước đều nói là anh em, gắn bó với nhau như môi với răng. Rồi cũng rất là buồn bởi vì đã có chiến tranh xảy ra, Trung Quốc xâm lược chúng ta, rồi chúng ta cũng cố gắng để bình thường hóa quan hệ với họ. Trong mấy chục năm vừa qua sau khi bình thường hóa, có thể nói là quan hệ đang phát triển tốt đẹp.
Nhưng rõ ràng phía Trung Quốc họ cậy họ là nước lớn, họ cậy có lực mạnh, họ muốn làm gì thì làm. Năm 1974 họ chiếm Hoàng Sa của chúng ta, bây giờ họ coi cái đó là của họ, rồi họ tiếp tục xây dựng phát triển thành phố Tam Sa, họ làm những chuyện như vậy, họ coi như chuyện đã rồi.
Nhưng theo tôi chúng ta vẫn phải kiên trì, một mặt kiên định, kiên quyết bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, nhưng mặt khác phải khôn ngoan, khéo léo, phải học Bác Hồ xử sự vấn đề đó. Đấy là tư tưởng rất lớn.
Bởi chúng ta không thể đưa Trung Quốc đi chỗ khác được, mà chúng ta cũng không thể đưa mình đi chỗ khác được, vì hai nước cạnh nhau là thiên định. Mà hai nước láng giềng mâu thuẫn nhau, căng thẳng nhau thì làm sao còn sống yên ổn, còn xây dựng đất nước phát triển được.
Ông nghĩ, Quốc hội cần thể hiện vai trò như thế nào trong vấn đề này?
Như tôi vừa nói là tình hình hiện nay rất căng, căng lắm. Mong muốn của chúng ta và tôi nghĩ của thế giới, họ đều khuyên là hạ nhiệt xuống, không nên đẩy tới nguy cơ chiến tranh, đó là mong muốn của chúng ta.
Tôi tin là nhân dân Trung Quốc cũng mong muốn như vậy.
Vấn đề hiện tại đúng là một hoàn cảnh, tình thế vô cùng khó khăn cho chúng ta vì chúng ta vẫn kiên trì, kiên nhẫn giải quyết bằng con đường hoà bình, nhưng Trung Quốc vẫn hung hăng.
Nhân dân, bạn bè quốc tế ủng hộ chúng ta thì tốt rồi, nhưng trước hết phải tự chúng ta là chính, phải xác định như vậy. Đồng ý là tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhưng không ai thay chúng ta được.
Tôi đã từng nói rằng, Mỹ rất thông cảm chia sẻ với chúng ta, nhưng Mỹ không thể đến đây giúp chúng ta được. Các nước Đông Nam Á, bạn bè mà chúng ta muốn xây dựng cộng đồng nhưng thực ra mỗi nước có lợi ích quyền lợi khác nhau. Nên chúng ta hết sức cố gắng, nhưng đừng nghĩ rằng tất cả đó là thay thế sức mạnh, ý chí và tiềm lực của chúng ta được.
Cho nên quan trọng nhất là xây dựng tiềm lực của chúng ta cho mạnh, nhưng đồng thời phải khôn ngoan khéo léo, học theo tư tưởng, cách xử lý của Bác Hồ.
Quan hệ tới đây của hai nước Việt - Trung sẽ thế nào, theo ông?
Trước hết là tôi tin và mong muốn, tha thiết là quan hệ hai nước phải trở lại quan hệ hữu nghị.
Tôi biết nhân dân chúng ta hiện nay cũng đang rất lo lắng mặc dù ý chí cách mạng là kiên cường. Nhưng vẫn có nỗi buồn, nếu đất nước chúng ta lại phải chịu cảnh chiến tranh.
Cho nên nguyện vọng tha thiết của chúng ta là không chiến tranh, ổn định và phát triển quan hệ tốt, hữu nghị với các nước láng giềng như Lào, Campuchia và Trung Quốc. Chỉ khó là Trung Quốc hiện nay đang có tư tưởng của một nước mạnh, tư tưởng Đại Hán.
Nhưng ông cha ta thường nói “cái khó ló cái khôn”. Ở kỳ họp Quốc hội này, người dân đang mong chờ một sáng kiến của các đại biểu thay mặt mình, mong chờ một nghị quyết làm sao thể hiện được tư tưởng của Bác Hồ là “lấy bất biến ứng vạn biến”.
Đấy chính là điều chúng ta mong chờ ở Quốc hội lần này và cũng gửi đi một thông điệp với thế giới rằng Việt Nam luôn luôn yêu chuộng hòa bình, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, nhưng Việt Nam cũng sẵn sàng đàm phán để làm sao xây dựng phát triển đất nước.
Nhưng chúng ta sẽ ứng xử như thế nào nếu Trung Quốc tiếp tục lấn tới?
Chúng ta phải vừa kiên quyết nhưng cũng phải kiên nhẫn. Kiên quyết nhưng không phải chúng ta phải mắc mưu của họ. Nếu chúng ta thiếu bình tĩnh thì sẽ xảy ra những chuyện căng thẳng hơn rất nhiều và rất nguy hiểm.
Theo tôi xu hướng phải đi đến là hoà bình, đàm phán, tìm ra những điểm tương đồng, cùng có lợi và tất yếu chúng ta mong muốn như vậy. Tôi cũng tin rằng, phía Trung Quốc cũng nhìn nhận xem xét vấn đề một cách hợp lý để đi đến như vậy.
Chúng ta là đất nước yêu chuộng hòa bình, con người Việt Nam hiền hòa, trước những tình huống đó chúng ta phải bình tĩnh, kiên trì, chịu đựng trong chừng mực nào đấy.
Bạn nên nhớ, trong chữ Nhẫn có hình tượng con dao nó đè lên trái tim, tức là muốn nói tình cảnh của người bị lâm vào tình huống sống chết cận kề. Nếu anh hất lên, thiếu nhẫn nại thì con dao sẽ đâm vào tim. Cho nên chữ Nhẫn ông cha chúng ta thuộc lắm, hiểu lắm.
Với ông, nghị quyết của Quốc hội về biển Đông lần này cần nhấn mạnh điều gì?
Theo tôi, Quốc hội cần tỏ rõ và hoan nghênh nhân dân ta đã biểu thị lòng yêu nước cao cả, sẵn sàng vì Tổ quốc, tất cả hiến dâng cho Tổ quốc và đặc biệt chúng ta biểu dương hoan nghênh các chiến sỹ của chúng ta đang chiến đấu, những ngư dân đang làm việc, chiến đấu ở những nơi tuyền tuyến.
Thứ hai là chúng ta ủng hộ lãnh đạo vừa qua xử lý những việc như vậy là hợp lý, và phải tiếp tục để ngăn chặn những người kích động.
Thứ ba là chúng ta phải tỏ thái độ kiên quyết để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Thứ tư, chúng ta đánh tín hiệu với nhân dân thế giới và nhân dân Trung Quốc rằng, nhân dân Việt Nam yêu chộng hòa bình muốn làm bạn với các nước, trong đó có cả Trung Quốc.
Và cuối cùng là trước tình hình diễn biến phức tạp hiện nay, cần lấy tư tưởng của Hồ Chí Minh để xử lý các vấn đề trong mối quan hệ quốc tế và đặc biệt là mối quan hệ giữa hai nước.
Tôi muốn nói rằng, Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc cũng thế và điều này khác tất cả các nước trên thế giới. Và chúng ta cũng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu nói về mặt nào đó thì chỉ có điểm khác ở chỗ là mỗi nước đều vì cái lợi ích dân tộc của mình. Nhưng phải biết hài hòa, không thể chủ nghĩa dân tộc, lợi ích dân tộc một cách cực đoan mà phải biết ta, biết người, biết bạn trong cộng đồng quốc tế.