Khu kinh tế: Bắt đầu phân loại để đầu tư
Sẽ chỉ có một số khu kinh tế được ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước
Thông điệp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo đề án “Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn từ 2013” là việc phân loại khu kinh tế để tập trung đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn khu kinh tế tạm thời áp dụng trong kế hoạch năm 2012 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tiếp đó, đề án “Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn từ 2013” đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo nhằm rà soát, đánh giá thực trạng các khu kinh tế ven biển, điều kiện, tiềm năng lợi thế của các khu kinh tế ven biển, từ đó đề xuất định hướng, giải pháp, tổ chức thực hiện để tập trung nguồn lực cũng như cơ chế chính sách phát triển, làm tiền đề và động lực thúc đẩy các khu kinh tế còn lại phát triển trong giai đoạn sau.
Theo ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế thuộc bộ này, hiện nay cả nước đã có 15 khu kinh tế ven biển được thành lập với tổng diện tích 662.249 ha.
Đến nay, mới chỉ có một số khu kinh tế đã hoàn thiện kết cấu hạ tầng như Chu Lai, Dung Quất, Nghi Sơn. Các khu kinh tế ven biển đã thu hút được hơn 31 tỷ USD vốn FDI và gần 564 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Tổng diện tích đất đã cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong khu kinh tế ven biển khoảng trên 20.000 ha, chiếm gần 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong khu kinh tế ven biển, trong đó có khoảng 7.000 ha đã triển khai các dự án thứ cấp.
Tuy nhiên, nhiều địa phương “trót” xin Trung ương làm khu kinh tế hiện lại không có đủ nguồn lực để đầu tư, trong khi nguồn ngân sách Trung ương lại không đủ để chi cho công tác xây dựng hạ tầng vốn đòi hỏi nguồn vốn rất lớn.
Theo bộ chỉ tiêu đã được công bố, các khu kinh tế được tập trung đầu tư trong giai đoạn 2012 – 2015 phải có vị trí chiến lược đối với phát triển vùng; có cảng biển đầu mối vận chuyển hàng hóa; cảng hàng không thuận lợi; có dự án quan trọng đóng vai trò tạo động lực phát triển kinh tế vùng.
Ngoài ra, một tiêu chí quan trọng khác chính là kết quả thu hút đầu tư, triển khai các dự án đầu tư và đóng góp của các dự án vào phát triển kinh tế địa phương.
Với các tiêu chí như vậy, trước mắt các khu kinh tế được lựa chọn tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ bao gồm khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam), khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng), khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang), khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) và khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Hiện đề án vẫn chỉ đang là dự thảo và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục ghi nhận ý kiến của các tỉnh thành xung quanh vấn đề này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn khu kinh tế tạm thời áp dụng trong kế hoạch năm 2012 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tiếp đó, đề án “Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn từ 2013” đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo nhằm rà soát, đánh giá thực trạng các khu kinh tế ven biển, điều kiện, tiềm năng lợi thế của các khu kinh tế ven biển, từ đó đề xuất định hướng, giải pháp, tổ chức thực hiện để tập trung nguồn lực cũng như cơ chế chính sách phát triển, làm tiền đề và động lực thúc đẩy các khu kinh tế còn lại phát triển trong giai đoạn sau.
Theo ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế thuộc bộ này, hiện nay cả nước đã có 15 khu kinh tế ven biển được thành lập với tổng diện tích 662.249 ha.
Đến nay, mới chỉ có một số khu kinh tế đã hoàn thiện kết cấu hạ tầng như Chu Lai, Dung Quất, Nghi Sơn. Các khu kinh tế ven biển đã thu hút được hơn 31 tỷ USD vốn FDI và gần 564 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Tổng diện tích đất đã cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong khu kinh tế ven biển khoảng trên 20.000 ha, chiếm gần 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong khu kinh tế ven biển, trong đó có khoảng 7.000 ha đã triển khai các dự án thứ cấp.
Tuy nhiên, nhiều địa phương “trót” xin Trung ương làm khu kinh tế hiện lại không có đủ nguồn lực để đầu tư, trong khi nguồn ngân sách Trung ương lại không đủ để chi cho công tác xây dựng hạ tầng vốn đòi hỏi nguồn vốn rất lớn.
Theo bộ chỉ tiêu đã được công bố, các khu kinh tế được tập trung đầu tư trong giai đoạn 2012 – 2015 phải có vị trí chiến lược đối với phát triển vùng; có cảng biển đầu mối vận chuyển hàng hóa; cảng hàng không thuận lợi; có dự án quan trọng đóng vai trò tạo động lực phát triển kinh tế vùng.
Ngoài ra, một tiêu chí quan trọng khác chính là kết quả thu hút đầu tư, triển khai các dự án đầu tư và đóng góp của các dự án vào phát triển kinh tế địa phương.
Với các tiêu chí như vậy, trước mắt các khu kinh tế được lựa chọn tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ bao gồm khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam), khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng), khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang), khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) và khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Hiện đề án vẫn chỉ đang là dự thảo và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục ghi nhận ý kiến của các tỉnh thành xung quanh vấn đề này.