Khủng hoảng tài chính hay đổ vỡ niềm tin?
Không ai dám chắc rằng thế giới đã tái khủng hoảng hay chưa, nhưng có một điều rõ ràng là niềm tin của các nhà đầu tư đang suy giảm
"Thế giới có thể đã bước vào một cuộc khủng hoảng tài chính mới", "Chúng ta có thể đang ở đêm trước của một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo"... là những cảnh báo to tát mà dư luận quốc tế tuần qua được nghe tới, nhưng tất cả đều dừng ở hai chữ "có thể".
Không ai dám cam đoan rằng, thế giới có thực sự đang khủng hoảng hoặc chớm trở lại suy thoái hay không. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, niềm tin của giới đầu tư, phân tích, bình luận là mỗi ngày một suy sụp hơn.
Phiên giao dịch cuối tuần qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37,19 điểm, tương ứng 0,35%, lên 10.771,02 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 6,83 điểm, tương ứng 0,60%, lên 1.136,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 27,56 điểm, tương ứng 1,12%, lên 2.483,23 điểm.
Tuy nhiên, sự hồi phục này quá nhẹ, không đủ khiến thị trường giảm bớt những căng thẳng do các phiên giao dịch trước đó mang lại. Kết quả tựu chung cả tuần, Dow Jones hạ 6,4%, Nasdaq mất gần 5,3%, S&P hạ 6,6%. Trong đó, riêng Dow Jones có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2008.
Trên thị trường vàng, chốt phiên cuối tuần, giá vàng giao tháng 12 giảm tới 101,9 USD, xuống còn 1.639,80 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Đây là mức giảm theo ngày lớn nhất của vàng loại này kể từ tháng 6/2006 tới nay. Đây cũng là mức giá chốt thấp nhất của vàng kỳ hạn kể từ ngày 1/8, khi giá ở mức 1.621,7 USD/ounce.
Tính chung cả tuần giao dịch, giá vàng tương lai giảm tới 9,7%, mức giảm theo tuần tệ nhất kể từ giữa thập niên 1980. Tương tự, giá vàng giao ngay tính chung cả tuần vừa qua cũng bốc hơi 9%, mạnh nhất trong 31 năm qua.
Cũng trong phiên chốt tuần, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 giảm 66 xu, tương ứng 0,8%, xuống còn 79,85 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức giá chốt thấp nhất của dầu loại này kể từ hôm 9/8, khi giá xuống 79,30 USD/thùng.
Mặc dù đà giảm phần nào đã được ngăn chặn, nhưng với 4 trên 5 phiên giao dịch vừa qua thị trường liên tục đi xuống, đã nâng mức giảm giá dầu loại này trong cả tuần lên tới 9,2%. Cùng với giá dầu thô, giá xăng cũng trượt giảm 8,2% và dầu sưởi mất 7,1% trong tuần giao dịch vừa qua.
Có vẻ như lúc này, ngoài đồng USD đang tăng giá mạnh trở lại nhờ gói kích thích kinh tế mới trị giá 400 tỷ USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tất cả những hàng hóa, tài sản từng có thời được tung hô là "vịnh tránh bão" an toàn nhất đều đã trở thành những "rốn lũ" nguy hiểm nhất.
Tình trạng bán đổ, bán tháo diễn ra mạnh mẽ và lan rộng trên khắp các châu lục, khiến ngay cả những nhà đầu tư từng có "thâm niên" trải qua khủng hoảng cũng không vững lòng và ngày càng tỏ ra thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định mua gì bán gì trong từng phiên giao dịch.
Trên thực tế, trong tuần qua, thế giới đã chứng kiến không ít cam kết của giới hoạch định chính sách toàn cầu. Đầu tiên phải kể đến cam kết của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20).
Hôm 23/9, cuộc họp của các bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm G20 đã thông qua tuyên bố chung, trong đó cam kết thực thi mọi giải pháp cần thiết để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lan rộng và tác động tiêu cực đến nền kinh tế-tài chính thế giới.
Trong tuyên bố chung, G20 đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải phản ứng phối hợp và mạnh mẽ để vượt qua các thách thức hiện nay, đồng thời giúp châu Âu kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công. Tuyên bố cho biết, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ hành động sớm vào đầu tháng 10 tới để xử lý các nguy cơ đe dọa tăng trưởng.
Biện pháp giảm lãi suất và gia hạn các khoản nợ dài hạn cho các ngân hàng có thể là các giải pháp được lựa chọn. Các nước thuộc Eurozone cam kết tăng khả năng thích ứng linh hoạt của Cơ chế ổn định tài chính châu Âu nhằm tăng năng lực tối đa của cơ chế này.
Trong khi đó, tại phiên họp toàn thể Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) diễn ra từ 23 - 25/9 ở Washington, WB và IMF cam kết sẽ làm hết sức có thể để hỗ trợ các nước thành viên đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện.
Thông cáo của WB và IMF, được đưa ra sau các cuộc họp chung, nêu rõ sự hỗn loạn hiện nay trên các thị trường tài chính toàn cầu và sự căng thẳng tài chính lan rộng đang gây rủi ro cho khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Giá cả hàng hóa biến động mạnh và sức ép về an ninh lương thực đang tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho tất cả các nước, đặc biệt đối với các nước nghèo. Ngoài ra, WB và IMF cũng tái cam kết sẽ góp phần tạo nhiều công ăn việc làm thông qua việc thúc đẩy các khu vực tư nhân, vì đây chính là yếu tố then chốt của tăng trưởng.
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đã hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới thực thi những biện pháp phù hợp để ứng phó với những nguy hiểm mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt. Chính vì vậy, 187 nước thành viên cần đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự.
Theo bà Lagarde, "có một sự thừa nhận chung rõ ràng" về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, nhất là tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, và thế giới mới chỉ "làm được một nửa công việc" cần thiết để vượt qua khủng hoảng. Tổng giám đốc IMF cảnh báo, thế giới có thể chứng kiến nhu cầu suy giảm nếu kinh tế Mỹ và châu Âu không trở lại đúng hướng và phục hồi.
Trong khi đó, Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Thế giới (IMFC) - cơ quan hoạch định chính sách của IMF, cho rằng kinh tế thế giới sẽ phải đương đầu với bốn thách thức chính, bao gồm rủi ro khủng hoảng nợ công, sự mong manh của hệ thống tài chính, tăng trưởng kinh tế ngày càng yếu ớt và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Tuy nhiên, những cam kết chưa phải là “bài thuốc đặc trị” cho các vấn đề hiện tại. Điều mà giới đầu tư và các thị trường đang quan tâm hiện nay là các biện pháp cụ thể. “Chỉ ủng hộ bằng miệng mà không có hành động chắc chắn nào thì chẳng thuyết phục nữa”, hãng tin Bloomberg dẫn lời chuyên gia kinh tế Joe Lau thuộc Ngân hàng Societe Generale.
Trong khi đó, bản thân các nước G20 ngay trong cuộc họp thượng đỉnh vừa qua cũng cho rằng, hạn chót để giải quyết vấn đề khủng hoảng nợ công khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu và ngăn chặn một cuộc suy thoái mới đang gần kề.
Chưa hết, kết thúc kỳ họp mùa thu thường niên, nội bộ IMF và WB còn bị cho là bất ổn và phân rẽ hơn cả trước hội nghị. Xử lý khủng hoảng là chủ đề chính của hội nghị và khác biệt giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khiến cuộc họp gần như không đạt kết quả gì.
Thêm vào đó, nhiều nước thành viên khác trước giờ thường làm theo Mỹ và EU thì giờ quay sang chỉ trích hai nền kinh tế này và đề xuất phương án riêng. Theo giới phân tích, nếu tình huống này cứ tiếp tục như vậy, thì IMF và WB sắp tới sẽ không còn mấy ảnh hưởng và nỗi lo vẫn tiếp tục chi phối các lần họp tiếp theo.
Và nếu những vấn đề tồn tại chưa được giải quyết bằng những biện pháp cụ thể, mà vẫn chỉ bằng những lời hứa suông trong khi mâu thuẫn tiếp tục bủa vây và leo thang hơn, thì việc vực dậy các thị trường có vẻ như khó bề thực hiện được, niềm tin của giới đầu tư sẽ còn suy giảm mạnh hơn.
Không ai dám cam đoan rằng, thế giới có thực sự đang khủng hoảng hoặc chớm trở lại suy thoái hay không. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, niềm tin của giới đầu tư, phân tích, bình luận là mỗi ngày một suy sụp hơn.
Phiên giao dịch cuối tuần qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 37,19 điểm, tương ứng 0,35%, lên 10.771,02 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 6,83 điểm, tương ứng 0,60%, lên 1.136,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 27,56 điểm, tương ứng 1,12%, lên 2.483,23 điểm.
Tuy nhiên, sự hồi phục này quá nhẹ, không đủ khiến thị trường giảm bớt những căng thẳng do các phiên giao dịch trước đó mang lại. Kết quả tựu chung cả tuần, Dow Jones hạ 6,4%, Nasdaq mất gần 5,3%, S&P hạ 6,6%. Trong đó, riêng Dow Jones có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2008.
Trên thị trường vàng, chốt phiên cuối tuần, giá vàng giao tháng 12 giảm tới 101,9 USD, xuống còn 1.639,80 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Đây là mức giảm theo ngày lớn nhất của vàng loại này kể từ tháng 6/2006 tới nay. Đây cũng là mức giá chốt thấp nhất của vàng kỳ hạn kể từ ngày 1/8, khi giá ở mức 1.621,7 USD/ounce.
Tính chung cả tuần giao dịch, giá vàng tương lai giảm tới 9,7%, mức giảm theo tuần tệ nhất kể từ giữa thập niên 1980. Tương tự, giá vàng giao ngay tính chung cả tuần vừa qua cũng bốc hơi 9%, mạnh nhất trong 31 năm qua.
Cũng trong phiên chốt tuần, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 giảm 66 xu, tương ứng 0,8%, xuống còn 79,85 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức giá chốt thấp nhất của dầu loại này kể từ hôm 9/8, khi giá xuống 79,30 USD/thùng.
Mặc dù đà giảm phần nào đã được ngăn chặn, nhưng với 4 trên 5 phiên giao dịch vừa qua thị trường liên tục đi xuống, đã nâng mức giảm giá dầu loại này trong cả tuần lên tới 9,2%. Cùng với giá dầu thô, giá xăng cũng trượt giảm 8,2% và dầu sưởi mất 7,1% trong tuần giao dịch vừa qua.
Có vẻ như lúc này, ngoài đồng USD đang tăng giá mạnh trở lại nhờ gói kích thích kinh tế mới trị giá 400 tỷ USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tất cả những hàng hóa, tài sản từng có thời được tung hô là "vịnh tránh bão" an toàn nhất đều đã trở thành những "rốn lũ" nguy hiểm nhất.
Tình trạng bán đổ, bán tháo diễn ra mạnh mẽ và lan rộng trên khắp các châu lục, khiến ngay cả những nhà đầu tư từng có "thâm niên" trải qua khủng hoảng cũng không vững lòng và ngày càng tỏ ra thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định mua gì bán gì trong từng phiên giao dịch.
Trên thực tế, trong tuần qua, thế giới đã chứng kiến không ít cam kết của giới hoạch định chính sách toàn cầu. Đầu tiên phải kể đến cam kết của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20).
Hôm 23/9, cuộc họp của các bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm G20 đã thông qua tuyên bố chung, trong đó cam kết thực thi mọi giải pháp cần thiết để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lan rộng và tác động tiêu cực đến nền kinh tế-tài chính thế giới.
Trong tuyên bố chung, G20 đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải phản ứng phối hợp và mạnh mẽ để vượt qua các thách thức hiện nay, đồng thời giúp châu Âu kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công. Tuyên bố cho biết, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ hành động sớm vào đầu tháng 10 tới để xử lý các nguy cơ đe dọa tăng trưởng.
Biện pháp giảm lãi suất và gia hạn các khoản nợ dài hạn cho các ngân hàng có thể là các giải pháp được lựa chọn. Các nước thuộc Eurozone cam kết tăng khả năng thích ứng linh hoạt của Cơ chế ổn định tài chính châu Âu nhằm tăng năng lực tối đa của cơ chế này.
Trong khi đó, tại phiên họp toàn thể Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) diễn ra từ 23 - 25/9 ở Washington, WB và IMF cam kết sẽ làm hết sức có thể để hỗ trợ các nước thành viên đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện.
Thông cáo của WB và IMF, được đưa ra sau các cuộc họp chung, nêu rõ sự hỗn loạn hiện nay trên các thị trường tài chính toàn cầu và sự căng thẳng tài chính lan rộng đang gây rủi ro cho khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Giá cả hàng hóa biến động mạnh và sức ép về an ninh lương thực đang tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho tất cả các nước, đặc biệt đối với các nước nghèo. Ngoài ra, WB và IMF cũng tái cam kết sẽ góp phần tạo nhiều công ăn việc làm thông qua việc thúc đẩy các khu vực tư nhân, vì đây chính là yếu tố then chốt của tăng trưởng.
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đã hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới thực thi những biện pháp phù hợp để ứng phó với những nguy hiểm mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt. Chính vì vậy, 187 nước thành viên cần đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự.
Theo bà Lagarde, "có một sự thừa nhận chung rõ ràng" về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, nhất là tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, và thế giới mới chỉ "làm được một nửa công việc" cần thiết để vượt qua khủng hoảng. Tổng giám đốc IMF cảnh báo, thế giới có thể chứng kiến nhu cầu suy giảm nếu kinh tế Mỹ và châu Âu không trở lại đúng hướng và phục hồi.
Trong khi đó, Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Thế giới (IMFC) - cơ quan hoạch định chính sách của IMF, cho rằng kinh tế thế giới sẽ phải đương đầu với bốn thách thức chính, bao gồm rủi ro khủng hoảng nợ công, sự mong manh của hệ thống tài chính, tăng trưởng kinh tế ngày càng yếu ớt và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Tuy nhiên, những cam kết chưa phải là “bài thuốc đặc trị” cho các vấn đề hiện tại. Điều mà giới đầu tư và các thị trường đang quan tâm hiện nay là các biện pháp cụ thể. “Chỉ ủng hộ bằng miệng mà không có hành động chắc chắn nào thì chẳng thuyết phục nữa”, hãng tin Bloomberg dẫn lời chuyên gia kinh tế Joe Lau thuộc Ngân hàng Societe Generale.
Trong khi đó, bản thân các nước G20 ngay trong cuộc họp thượng đỉnh vừa qua cũng cho rằng, hạn chót để giải quyết vấn đề khủng hoảng nợ công khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu và ngăn chặn một cuộc suy thoái mới đang gần kề.
Chưa hết, kết thúc kỳ họp mùa thu thường niên, nội bộ IMF và WB còn bị cho là bất ổn và phân rẽ hơn cả trước hội nghị. Xử lý khủng hoảng là chủ đề chính của hội nghị và khác biệt giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khiến cuộc họp gần như không đạt kết quả gì.
Thêm vào đó, nhiều nước thành viên khác trước giờ thường làm theo Mỹ và EU thì giờ quay sang chỉ trích hai nền kinh tế này và đề xuất phương án riêng. Theo giới phân tích, nếu tình huống này cứ tiếp tục như vậy, thì IMF và WB sắp tới sẽ không còn mấy ảnh hưởng và nỗi lo vẫn tiếp tục chi phối các lần họp tiếp theo.
Và nếu những vấn đề tồn tại chưa được giải quyết bằng những biện pháp cụ thể, mà vẫn chỉ bằng những lời hứa suông trong khi mâu thuẫn tiếp tục bủa vây và leo thang hơn, thì việc vực dậy các thị trường có vẻ như khó bề thực hiện được, niềm tin của giới đầu tư sẽ còn suy giảm mạnh hơn.