Khủng hoảng tài chính: Thử đeo cặp kính lạc quan!
Khi mọi sự “đã rồi”, hãy gắng tìm một góc nhìn lạc quan để làm động lực cho chính mình xem sao?
Bùng phát đặc biệt dữ dội trong khoảng ba tuần qua, cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã nhanh chóng lan tỏa đến châu Âu và ít nhiều đang ảnh hưởng đến châu Á.
Chắc chắn khủng hoảng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam (cũng như nhiều nước khác) trên cả góc độ trực tiếp và gián tiếp, tuy mức độ chưa thể xác định. Song, khi mọi sự “đã rồi”, hãy gắng tìm một góc nhìn lạc quan để làm động lực cho chính mình xem sao?
Ảnh hưởng thứ nhất được nhiều chuyên gia đề cập là sự sụt giảm doanh số xuất khẩu của Việt Nam. Điều này dễ nhận thấy vì thị trường Mỹ là một thị trường xuất khẩu lớn, chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của nước nhà trong suốt năm năm qua.
Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, sức mua ở Mỹ chắc chắn sẽ giảm mạnh do thất nghiệp gia tăng. Tháng 9 vừa rồi, riêng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đã có đến 17.000 người thất nghiệp. Người Mỹ sẽ phải bỏ bớt thói quen vay tiền ngân hàng để chi tiêu, một phần vì cần thắt lưng buộc bụng và một phần vì nguồn tín dụng tiêu dùng bị giảm.
Về góc độ tiền tệ, nếu dự trữ ngoại tệ quốc gia đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ để nhập khẩu (cần xét đến sự sụt giảm cung ngoại tệ từ xuất khẩu, kiều hối và sự ổn định của nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài), đồng Đô la Mỹ có thể sẽ mất giá so với tiền Việt.
Xuất khẩu sẽ càng khó khăn. Khi các doanh nghiệp trong nước bị mất thị trường ở nước ngoài thì lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ được bán ở thị trường nội địa. Hàng hóa trong nước trở nên dồi dào hơn, khi lượng cung tiền không đổi, và biết đâu việc này sẽ giúp chúng ta giảm được lạm phát mà chúng ta đã hy sinh mục tiêu tăng trưởng để diệt trừ trong hơn nửa năm qua?
Tác động thứ hai là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) sẽ không được giải ngân toàn bộ như đã cấp phép. Xét riêng về lĩnh vực xây dựng văn phòng, căn hộ và khu đô thị mới, tính sơ bộ trong 8 tháng đầu năm 2008, số vốn đầu tư vào lĩnh vực này chiếm gần 30% tổng số vốn FDI. Việc chậm giải ngân để triển khai các dự án sẽ tạm thời không làm gia tăng mức cung về nhà ở và văn phòng.
Trong tình hình thị trường đóng băng, việc tạm ngưng cung có thể được coi là tích cực trong ngắn hạn. Nhất là trong trường hợp lượng cung có thể tăng vọt do người đi vay bán hoặc ngân hàng phải thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ khi các khoản cho vay bất động sản đáo hạn trong thời gian sắp tới, giả định rằng lãi suất cho vay vẫn không hạ nhiệt và nguồn tín dụng vẫn bị kiềm chế do lạm phát chưa trở về mức mong đợi.
Về mặt số lượng, mức cung (tăng vọt) này sẽ được giải quyết thông qua kích cầu từ quy định mới cho Việt kiều và người nước ngoài mua nhà. Về mặt giá cả, thị trường bất động sản sẽ được tiếp tục điều chỉnh khi nhiều sàn giao dịch bất động sản đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2009. Hai yếu tố trên có thể góp phần làm ổn định thị trường bất động sản trước khi tiếp nhận một làn sóng đầu tư mới.
Thêm vào đó, việc chưa triển khai các dự án FDI có thể cũng sẽ góp phần làm giảm nhập siêu vì kim ngạch nhập khẩu vật liệu xây dựng (như thép) và hàng tiêu dùng (như xe hơi) cũng sẽ giảm. Điều này ít nhiều giúp cải thiện cán cân thanh toán và duy trì nguồn dự trữ ngoại tệ.
Tác động thứ ba là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán do yếu tố tâm lý và nguy cơ tháo chạy của luồng vốn đầu tư gián tiếp. Kể từ thời điểm Ngân hàng Lehman Brothers đệ đơn xin phá sản đến ngày 7/10, chỉ số chứng khoán Việt Nam mất đi 60 điểm. Thị trường chứng khoán có thể sẽ thủng điểm đáy là 366 vào ngày 20/6.
Nhưng nếu nhìn ở góc độ lạc quan, giả sử thị trường có bị “sập” như ở Mỹ năm 1987 cũng không đến nỗi quá kinh hoàng vì hai lý do.
Thứ nhất, sự rớt giá theo chiều thẳng đứng sẽ không xảy ra vì biên độ giao dịch bị ràng buộc, do đó cú sốc sẽ từ từ.
Thứ hai, nguyên tắc định giá vốn theo giá thị trường của cổ phiếu chưa được áp dụng ở nước ta nên giả sử giá thị trường rơi thủng mệnh giá, hai ngân hàng (cũng như nhiều công ty khác) đang niêm yết chính thức vẫn đáp ứng yêu cầu vốn theo giá trị sổ sách.
Việc mất giá cổ phiếu làm giảm giá trị vốn dẫn đến phá sản như ở Mỹ là không có. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn có thể sử dụng các biện pháp can thiệp phi thị trường - kể cả việc tạm thời “đóng cửa” không cho vốn chảy ra như Malaysia đã làm năm 1997 - trong trường hợp xấu nhất. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ phần nào cho thấy bàn tay của chính phủ đôi khi cần thiết.
Tác động thứ tư, đây là dịp để thị trường ngân hàng Việt Nam điều chỉnh, như thị trường chứng khoán đã điều chỉnh, sau một giai đoạn phát triển quá nóng trong năm 2007, bởi ba lý do sau.
- Khủng hoảng buộc ngân hàng ý thức rõ hơn về quản lý rủi ro, một mảng có thể nói là rất yếu trong hầu hết các ngân hàng nội địa Việt Nam;
- Việc đáo hạn các khoản cho vay bất động sản là dịp để ngân hàng thanh lọc danh mục cho vay, điều chỉnh cơ cấu tài chính nhằm đứng vững và cạnh tranh;
- Về phương diện quản lý nhà nước, các nhà chức trách sẽ có dịp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang có vẻ “mong manh” thông qua việc hỗ trợ sáp nhập và mua lại. Từ đó sẽ cải thiện hoặc phát triển thêm những quy định quản lý ngân hàng, nhất là những yêu cầu về quản lý rủi ro.
Do đó, như một phương thức đối phó với những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, các cơ quan quản lý có thể uyển chuyển các chính sách vĩ mô trong thời gian tới để tạo ra một cơ hội trong ngắn hạn.
Thiết nghĩ, đôi khi cũng cần phải suy nghĩ lạc quan để hành động!
Chắc chắn khủng hoảng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam (cũng như nhiều nước khác) trên cả góc độ trực tiếp và gián tiếp, tuy mức độ chưa thể xác định. Song, khi mọi sự “đã rồi”, hãy gắng tìm một góc nhìn lạc quan để làm động lực cho chính mình xem sao?
Ảnh hưởng thứ nhất được nhiều chuyên gia đề cập là sự sụt giảm doanh số xuất khẩu của Việt Nam. Điều này dễ nhận thấy vì thị trường Mỹ là một thị trường xuất khẩu lớn, chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của nước nhà trong suốt năm năm qua.
Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, sức mua ở Mỹ chắc chắn sẽ giảm mạnh do thất nghiệp gia tăng. Tháng 9 vừa rồi, riêng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đã có đến 17.000 người thất nghiệp. Người Mỹ sẽ phải bỏ bớt thói quen vay tiền ngân hàng để chi tiêu, một phần vì cần thắt lưng buộc bụng và một phần vì nguồn tín dụng tiêu dùng bị giảm.
Về góc độ tiền tệ, nếu dự trữ ngoại tệ quốc gia đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ để nhập khẩu (cần xét đến sự sụt giảm cung ngoại tệ từ xuất khẩu, kiều hối và sự ổn định của nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài), đồng Đô la Mỹ có thể sẽ mất giá so với tiền Việt.
Xuất khẩu sẽ càng khó khăn. Khi các doanh nghiệp trong nước bị mất thị trường ở nước ngoài thì lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ được bán ở thị trường nội địa. Hàng hóa trong nước trở nên dồi dào hơn, khi lượng cung tiền không đổi, và biết đâu việc này sẽ giúp chúng ta giảm được lạm phát mà chúng ta đã hy sinh mục tiêu tăng trưởng để diệt trừ trong hơn nửa năm qua?
Tác động thứ hai là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) sẽ không được giải ngân toàn bộ như đã cấp phép. Xét riêng về lĩnh vực xây dựng văn phòng, căn hộ và khu đô thị mới, tính sơ bộ trong 8 tháng đầu năm 2008, số vốn đầu tư vào lĩnh vực này chiếm gần 30% tổng số vốn FDI. Việc chậm giải ngân để triển khai các dự án sẽ tạm thời không làm gia tăng mức cung về nhà ở và văn phòng.
Trong tình hình thị trường đóng băng, việc tạm ngưng cung có thể được coi là tích cực trong ngắn hạn. Nhất là trong trường hợp lượng cung có thể tăng vọt do người đi vay bán hoặc ngân hàng phải thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ khi các khoản cho vay bất động sản đáo hạn trong thời gian sắp tới, giả định rằng lãi suất cho vay vẫn không hạ nhiệt và nguồn tín dụng vẫn bị kiềm chế do lạm phát chưa trở về mức mong đợi.
Về mặt số lượng, mức cung (tăng vọt) này sẽ được giải quyết thông qua kích cầu từ quy định mới cho Việt kiều và người nước ngoài mua nhà. Về mặt giá cả, thị trường bất động sản sẽ được tiếp tục điều chỉnh khi nhiều sàn giao dịch bất động sản đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2009. Hai yếu tố trên có thể góp phần làm ổn định thị trường bất động sản trước khi tiếp nhận một làn sóng đầu tư mới.
Thêm vào đó, việc chưa triển khai các dự án FDI có thể cũng sẽ góp phần làm giảm nhập siêu vì kim ngạch nhập khẩu vật liệu xây dựng (như thép) và hàng tiêu dùng (như xe hơi) cũng sẽ giảm. Điều này ít nhiều giúp cải thiện cán cân thanh toán và duy trì nguồn dự trữ ngoại tệ.
Tác động thứ ba là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán do yếu tố tâm lý và nguy cơ tháo chạy của luồng vốn đầu tư gián tiếp. Kể từ thời điểm Ngân hàng Lehman Brothers đệ đơn xin phá sản đến ngày 7/10, chỉ số chứng khoán Việt Nam mất đi 60 điểm. Thị trường chứng khoán có thể sẽ thủng điểm đáy là 366 vào ngày 20/6.
Nhưng nếu nhìn ở góc độ lạc quan, giả sử thị trường có bị “sập” như ở Mỹ năm 1987 cũng không đến nỗi quá kinh hoàng vì hai lý do.
Thứ nhất, sự rớt giá theo chiều thẳng đứng sẽ không xảy ra vì biên độ giao dịch bị ràng buộc, do đó cú sốc sẽ từ từ.
Thứ hai, nguyên tắc định giá vốn theo giá thị trường của cổ phiếu chưa được áp dụng ở nước ta nên giả sử giá thị trường rơi thủng mệnh giá, hai ngân hàng (cũng như nhiều công ty khác) đang niêm yết chính thức vẫn đáp ứng yêu cầu vốn theo giá trị sổ sách.
Việc mất giá cổ phiếu làm giảm giá trị vốn dẫn đến phá sản như ở Mỹ là không có. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn có thể sử dụng các biện pháp can thiệp phi thị trường - kể cả việc tạm thời “đóng cửa” không cho vốn chảy ra như Malaysia đã làm năm 1997 - trong trường hợp xấu nhất. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ phần nào cho thấy bàn tay của chính phủ đôi khi cần thiết.
Tác động thứ tư, đây là dịp để thị trường ngân hàng Việt Nam điều chỉnh, như thị trường chứng khoán đã điều chỉnh, sau một giai đoạn phát triển quá nóng trong năm 2007, bởi ba lý do sau.
- Khủng hoảng buộc ngân hàng ý thức rõ hơn về quản lý rủi ro, một mảng có thể nói là rất yếu trong hầu hết các ngân hàng nội địa Việt Nam;
- Việc đáo hạn các khoản cho vay bất động sản là dịp để ngân hàng thanh lọc danh mục cho vay, điều chỉnh cơ cấu tài chính nhằm đứng vững và cạnh tranh;
- Về phương diện quản lý nhà nước, các nhà chức trách sẽ có dịp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang có vẻ “mong manh” thông qua việc hỗ trợ sáp nhập và mua lại. Từ đó sẽ cải thiện hoặc phát triển thêm những quy định quản lý ngân hàng, nhất là những yêu cầu về quản lý rủi ro.
Do đó, như một phương thức đối phó với những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, các cơ quan quản lý có thể uyển chuyển các chính sách vĩ mô trong thời gian tới để tạo ra một cơ hội trong ngắn hạn.
Thiết nghĩ, đôi khi cũng cần phải suy nghĩ lạc quan để hành động!