Khuyến khích tư nhân góp vốn vào doanh nghiệp nhà nước
Bộ Chính trị vừa ban hành nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam
Theo Nghị quyết số 09-NQ/TW vừa được Bộ Chính trị ban hành về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tư nhân được khuyến khích góp vốn vào doanh nghiệp nhà nước.
Nghị quyết nêu rõ, cùng với sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
Tuy nhiên, còn không ít hạn chế, bất cập, nhất là về kiến thức, sự am hiểu pháp luật và năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, khả năng cạnh tranh và hội nhập ở đội ngũ này.
“Một bộ phận doanh nhân còn thiếu văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội, chưa tự giác tuân thủ pháp luật, lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để trục lợi, móc nối với những phần tử thoái hóa, biến chất trong bộ máy quản lý nhà nước, vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, làm trầm trọng thêm các tiêu cực xã hội”, Bộ Chính trị đánh giá.
Nghị quyết cũng nêu rõ mục tiêu xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, tham gia tích cực vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu; không ngừng phát triển, phấn đấu đến năm 2020 có một số doanh nhân, doanh nghiệp có thương hiệu đạt tầm cỡ khu vực Đông - Nam Á.
Một trong những nhiệm vụ được nêu tại nghị quyết là tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nhân. Trong đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, nhất là trong việc thực hiện các dự án, công trình theo hình thức hợp tác công - tư. Khuyến khích tư nhân góp vốn vào các doanh nghiệp nhà nước. Thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp lớn, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao.
Đồng thời tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, xã hội hoá đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt, lành mạnh các thị trường, nhất là thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ.
Theo nghị quyết, các doanh nhân đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí được khuyến khích và bảo vệ.
Cũng theo nghị quyết, nhiệm vụ được đặt ra là xây dựng và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nhân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế vùng và địa phương.
Xây dựng các cơ chế, chính sách và tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm tính minh bạch trong quan hệ giữa các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước với doanh nghiệp, doanh nhân, nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi những hiện tượng móc nối trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nhân trong quá trình kinh doanh.
Xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá tác động của chính sách phát triển doanh nghiệp của Quốc hội, hội đồng nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Nghị quyết cũng giao Ban cán sự đảng Chính phủ xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; chuẩn bị đề án đào tạo phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến năm 2020; lãnh đạo việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân đến năm 2020.
Nghị quyết nêu rõ, cùng với sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
Tuy nhiên, còn không ít hạn chế, bất cập, nhất là về kiến thức, sự am hiểu pháp luật và năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, khả năng cạnh tranh và hội nhập ở đội ngũ này.
“Một bộ phận doanh nhân còn thiếu văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội, chưa tự giác tuân thủ pháp luật, lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để trục lợi, móc nối với những phần tử thoái hóa, biến chất trong bộ máy quản lý nhà nước, vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, làm trầm trọng thêm các tiêu cực xã hội”, Bộ Chính trị đánh giá.
Nghị quyết cũng nêu rõ mục tiêu xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, tham gia tích cực vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu; không ngừng phát triển, phấn đấu đến năm 2020 có một số doanh nhân, doanh nghiệp có thương hiệu đạt tầm cỡ khu vực Đông - Nam Á.
Một trong những nhiệm vụ được nêu tại nghị quyết là tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nhân. Trong đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, nhất là trong việc thực hiện các dự án, công trình theo hình thức hợp tác công - tư. Khuyến khích tư nhân góp vốn vào các doanh nghiệp nhà nước. Thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp lớn, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao.
Đồng thời tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, xã hội hoá đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt, lành mạnh các thị trường, nhất là thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ.
Theo nghị quyết, các doanh nhân đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí được khuyến khích và bảo vệ.
Cũng theo nghị quyết, nhiệm vụ được đặt ra là xây dựng và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nhân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế vùng và địa phương.
Xây dựng các cơ chế, chính sách và tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm tính minh bạch trong quan hệ giữa các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước với doanh nghiệp, doanh nhân, nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi những hiện tượng móc nối trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nhân trong quá trình kinh doanh.
Xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá tác động của chính sách phát triển doanh nghiệp của Quốc hội, hội đồng nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Nghị quyết cũng giao Ban cán sự đảng Chính phủ xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; chuẩn bị đề án đào tạo phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến năm 2020; lãnh đạo việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân đến năm 2020.