“Kích cầu không phải là lựa chọn tốt”
Tiếp tục nối dài cuộc tranh luận trọng cung hay trọng cầu để "cứu" nền kinh tế
Khi phía cung vẫn còn yếu kém, sản xuất cơ bản là gia công thì việc can thiệp vào phía cầu không làm tăng sản lượng mà chỉ làm nền kinh tế đứng trước nhiều rủi ro về vĩ mô.
Quan điểm này được hai tác giả Bùi Trinh và Nguyễn Trí Dũng chia sẻ với VnEconomy trước thềm Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014, sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/9 tới đây. Hai tác giả cũng đã có tham luận gửi tới Diễn đàn.
Cũng có thể coi đây là sự nối dài cuộc tranh luận trọng cung hay trọng cầu để "cứu" nền kinh tế được tác giả châm ngòi từ Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013.
Khi đó, vị chuyên gia này cho rằng quản lý tổng cầu chỉ mang tính nhất thời, ngắn hạn, nhưng một số vị chuyên gia lại gây sức ép với Chính phủ về điều hành theo hướng đó. Trong khi thành tựu của nền kinh tế từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước đến 2005 - 2006 hoàn toàn là do chính sách hướng về phía cung
Một năm rưỡi đã trôi qua, có lẽ lý do để tác giả kiên trì thêm một lần tỏ rõ quan điểm của mình là vì thời gian qua đã có một số ý kiến của các chuyên gia, cơ quan chuyên môn đề xuất tiếp tục đẩy mạnh chính sách quản lý tổng cầu, cụ thể là phải có các giải pháp để gia tăng tổng cầu.
Đặc biệt là Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia liên tục cho rằng hiện nay các doanh nghiệp rất khó khăn, tồn kho nhiều do tổng cầu đầu tư và tiêu dùng thấp. Muốn vậy phải "sưởi ấm" tổng cầu của nền kinh tế.
Theo các tác giả, trên thực tế mức độ ảnh hưởng từ phía cầu trong ngắn hạn phụ thuộc năng lực cung của nền kinh tế. Nếu năng lực cung hạn chế hoặc yếu kém thì việc gia tăng tổng cầu dù với bất cứ lý do nào về cơ bản chỉ làm tăng giá và thâm hụt thương mại mà thôi, còn sản lượng và thu nhập thực tế sẽ không thay đổi nhiều.
Ngược lại, nếu nền sản xuất được cải thiện và dồi dào hàng hóa thì việc gia tăng tổng cầu cuối cùng sẽ thực sự làm tăng sản lượng như lý thuyết Keynes đã đưa ra.
Tác giả cho rằng nếu muốn đề xuất việc kích cầu thì cần tính toán cụ thể tác động mối quan hệ từ các nhân tố của cầu đến sản lượng, thu nhập và nhập khẩu để thấy được mức độ lan tỏa từ tổng cầu cuối cùng đến sản xuất.
Với những tính toán cụ thể từ cầu tiêu dùng và cầu đầu tư, các tác giả cho rằng nếu tiếp tục chính sách kích cầu chỉ nên kích thích vào khu vực tư nhân. Tuy nhiên, ràng buộc và chi phí ở đây là hệ số sinh lời của khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng giảm, xuống mức chỉ khoảng trên 1%, trong khi lãi suất huy động là 6-7% và lãi phải trả ngân hàng trên dưới 10%.
Về mặt kinh tế các doanh nghiệp này không có động cơ đầu tư mở rộng sản xuất. Đấy là chưa nói đến sự đối xử thiếu bình đẳng so với khu vực FDI và doanh nghiệp nhà nước cũng như vô vàn những trở ngại, nhiêu khê về mặt thủ tục hành chính cũng như các chi phí không chính thức.
Đối với xuất khẩu, kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng chỉ rõ, các loại hàng hóa nhập khẩu lại chủ yếu phục vụ cho khu vực FDI, một khu vực mà hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… dùng cho sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu, và sau đó lại phục vụ cho xuất khẩu.
Những mặt hàng xuất khẩu như điện tử; máy tính và linh kiện; điện thoại và các loại linh kiện; hàng dệt may; giày dép... mang nặng tính lắp ráp gia công, hàm lượng giá trị gia tăng thấp, hiệu quả cho nền kinh tế cũng không cao.
Điều này có thể thấy được qua nghiên cứu tình hình nhập siêu và tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000-2012, khi nhập siêu có cao hay thấp thì GDP vẫn tăng trưởng khá trong giai đoạn này. Năm 2012, xuất siêu là 284 triệu USD thì tăng trưởng GDP vẫn đạt được 5.03%, dù là thấp trong vòng 12 năm qua.
Từ những lập luận trên, các tác giả cho rằng mọi can thiệp vào phía các nhân tố của cầu không làm tăng thu nhập từ sản xuất mà chỉ tăng thâm hụt thương mại và rủi ro về lạm phát.
“Rõ ràng các chính sách quản lý tổng cầu là không phù hợp với Việt Nam hiện nay khi mà sản lượng tiềm năng không có dấu hiệu được cải thiện thông qua những chính sách trọng cung phù hợp và chi phí phải trả cho việc kích cầu có thể là sẽ rất cao”, hai tác giả lo ngại.
Các tác giả cũng khuyến cáo thời gian qua một số cơ quan đề xuất chính sách kích cầu đã tổ chức các đoàn khảo sát tới Nhật Bản để học tập kinh nghiệm nước bạn trong việc áp dụng Abenomics với "ba mũi điểm" là kích thích tài chính, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ cấu.
Tuy nhiên cần lưu ý chương trình này dựa trên nền tảng sản xuất (phía cung) rất mạnh mẽ, hàng hóa nhiều với chất lượng và giá cả thấp. Với nền tảng là phía cung như vậy việc kích thích ở phía cầu có thể là hợp lý.
Điều này khác hoàn toàn với Việt Nam khi phía cung vẫn còn yếu kém, sản xuất cơ bản là gia công thì việc can thiệp vào phía cầu không làm tăng sản lượng mà chỉ làm nền kinh tế đứng trước nhiều rủi ro về vĩ mô.
Trong khi đó, những năm qua Việt Nam đã chứng kiến những thành quả mà chính sách trọng cung mang lại cho đất nước. Đặc biệt là nhiều cải cách lớn trong giai đoạn 2000-2006 như cho phép các doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu, ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000, dỡ bỏ những rào cản trong việc thành lập doanh nghiệp, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…
Do đó, các tác giả khuyến nghị cả Quốc hội và Chính phủ cần nhất quán là ở thời điểm hiện nay cần hy sinh những mục tiêu ngắn hạn để dũng cảm từ bỏ những chính sách quản lý tổng cầu và kiên trì đẩy mạnh các biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế - về cơ bản chính là chính sách trọng cung.
Trong đó, “chìa khóa” chính là cải cách về thể chế kinh tế và chính trị, như điều chỉnh địa giới kinh tế tách bạch địa giới hành chính, loại bỏ kinh tế tỉnh ….
Và, theo hai tác giả, đây mới là “kế lâu bền” để đạt được sự tăng trưởng bền vững, mà không chỉ là “kích cầu” ngắn hạn để năm nay hoặc năm tới có được mức tăng trưởng như ý để làm đẹp báo cáo.
Quan điểm này được hai tác giả Bùi Trinh và Nguyễn Trí Dũng chia sẻ với VnEconomy trước thềm Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014, sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/9 tới đây. Hai tác giả cũng đã có tham luận gửi tới Diễn đàn.
Cũng có thể coi đây là sự nối dài cuộc tranh luận trọng cung hay trọng cầu để "cứu" nền kinh tế được tác giả châm ngòi từ Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013.
Khi đó, vị chuyên gia này cho rằng quản lý tổng cầu chỉ mang tính nhất thời, ngắn hạn, nhưng một số vị chuyên gia lại gây sức ép với Chính phủ về điều hành theo hướng đó. Trong khi thành tựu của nền kinh tế từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước đến 2005 - 2006 hoàn toàn là do chính sách hướng về phía cung
Một năm rưỡi đã trôi qua, có lẽ lý do để tác giả kiên trì thêm một lần tỏ rõ quan điểm của mình là vì thời gian qua đã có một số ý kiến của các chuyên gia, cơ quan chuyên môn đề xuất tiếp tục đẩy mạnh chính sách quản lý tổng cầu, cụ thể là phải có các giải pháp để gia tăng tổng cầu.
Đặc biệt là Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia liên tục cho rằng hiện nay các doanh nghiệp rất khó khăn, tồn kho nhiều do tổng cầu đầu tư và tiêu dùng thấp. Muốn vậy phải "sưởi ấm" tổng cầu của nền kinh tế.
Theo các tác giả, trên thực tế mức độ ảnh hưởng từ phía cầu trong ngắn hạn phụ thuộc năng lực cung của nền kinh tế. Nếu năng lực cung hạn chế hoặc yếu kém thì việc gia tăng tổng cầu dù với bất cứ lý do nào về cơ bản chỉ làm tăng giá và thâm hụt thương mại mà thôi, còn sản lượng và thu nhập thực tế sẽ không thay đổi nhiều.
Ngược lại, nếu nền sản xuất được cải thiện và dồi dào hàng hóa thì việc gia tăng tổng cầu cuối cùng sẽ thực sự làm tăng sản lượng như lý thuyết Keynes đã đưa ra.
Tác giả cho rằng nếu muốn đề xuất việc kích cầu thì cần tính toán cụ thể tác động mối quan hệ từ các nhân tố của cầu đến sản lượng, thu nhập và nhập khẩu để thấy được mức độ lan tỏa từ tổng cầu cuối cùng đến sản xuất.
Với những tính toán cụ thể từ cầu tiêu dùng và cầu đầu tư, các tác giả cho rằng nếu tiếp tục chính sách kích cầu chỉ nên kích thích vào khu vực tư nhân. Tuy nhiên, ràng buộc và chi phí ở đây là hệ số sinh lời của khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng giảm, xuống mức chỉ khoảng trên 1%, trong khi lãi suất huy động là 6-7% và lãi phải trả ngân hàng trên dưới 10%.
Về mặt kinh tế các doanh nghiệp này không có động cơ đầu tư mở rộng sản xuất. Đấy là chưa nói đến sự đối xử thiếu bình đẳng so với khu vực FDI và doanh nghiệp nhà nước cũng như vô vàn những trở ngại, nhiêu khê về mặt thủ tục hành chính cũng như các chi phí không chính thức.
Đối với xuất khẩu, kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng chỉ rõ, các loại hàng hóa nhập khẩu lại chủ yếu phục vụ cho khu vực FDI, một khu vực mà hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… dùng cho sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu, và sau đó lại phục vụ cho xuất khẩu.
Những mặt hàng xuất khẩu như điện tử; máy tính và linh kiện; điện thoại và các loại linh kiện; hàng dệt may; giày dép... mang nặng tính lắp ráp gia công, hàm lượng giá trị gia tăng thấp, hiệu quả cho nền kinh tế cũng không cao.
Điều này có thể thấy được qua nghiên cứu tình hình nhập siêu và tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000-2012, khi nhập siêu có cao hay thấp thì GDP vẫn tăng trưởng khá trong giai đoạn này. Năm 2012, xuất siêu là 284 triệu USD thì tăng trưởng GDP vẫn đạt được 5.03%, dù là thấp trong vòng 12 năm qua.
Từ những lập luận trên, các tác giả cho rằng mọi can thiệp vào phía các nhân tố của cầu không làm tăng thu nhập từ sản xuất mà chỉ tăng thâm hụt thương mại và rủi ro về lạm phát.
“Rõ ràng các chính sách quản lý tổng cầu là không phù hợp với Việt Nam hiện nay khi mà sản lượng tiềm năng không có dấu hiệu được cải thiện thông qua những chính sách trọng cung phù hợp và chi phí phải trả cho việc kích cầu có thể là sẽ rất cao”, hai tác giả lo ngại.
Các tác giả cũng khuyến cáo thời gian qua một số cơ quan đề xuất chính sách kích cầu đã tổ chức các đoàn khảo sát tới Nhật Bản để học tập kinh nghiệm nước bạn trong việc áp dụng Abenomics với "ba mũi điểm" là kích thích tài chính, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ cấu.
Tuy nhiên cần lưu ý chương trình này dựa trên nền tảng sản xuất (phía cung) rất mạnh mẽ, hàng hóa nhiều với chất lượng và giá cả thấp. Với nền tảng là phía cung như vậy việc kích thích ở phía cầu có thể là hợp lý.
Điều này khác hoàn toàn với Việt Nam khi phía cung vẫn còn yếu kém, sản xuất cơ bản là gia công thì việc can thiệp vào phía cầu không làm tăng sản lượng mà chỉ làm nền kinh tế đứng trước nhiều rủi ro về vĩ mô.
Trong khi đó, những năm qua Việt Nam đã chứng kiến những thành quả mà chính sách trọng cung mang lại cho đất nước. Đặc biệt là nhiều cải cách lớn trong giai đoạn 2000-2006 như cho phép các doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu, ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000, dỡ bỏ những rào cản trong việc thành lập doanh nghiệp, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…
Do đó, các tác giả khuyến nghị cả Quốc hội và Chính phủ cần nhất quán là ở thời điểm hiện nay cần hy sinh những mục tiêu ngắn hạn để dũng cảm từ bỏ những chính sách quản lý tổng cầu và kiên trì đẩy mạnh các biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế - về cơ bản chính là chính sách trọng cung.
Trong đó, “chìa khóa” chính là cải cách về thể chế kinh tế và chính trị, như điều chỉnh địa giới kinh tế tách bạch địa giới hành chính, loại bỏ kinh tế tỉnh ….
Và, theo hai tác giả, đây mới là “kế lâu bền” để đạt được sự tăng trưởng bền vững, mà không chỉ là “kích cầu” ngắn hạn để năm nay hoặc năm tới có được mức tăng trưởng như ý để làm đẹp báo cáo.