Kích cầu tín dụng USD: Giảm lãi suất mới chỉ là điều kiện cần
Cầu tín dụng chớm tăng, nhưng vẫn khó cải thiện nhanh bởi giảm lãi suất cho vay mới chỉ là điều kiện cần
Cầu tín dụng chớm tăng, nhưng vẫn khó cải thiện nhanh bởi giảm lãi suất cho vay mới chỉ là điều kiện cần.
Thực hiện thống nhất thỏa thuận, 5 ngân hàng lớn đã lần lượt giảm lãi suất huy động và cho vay USD. Không như thông tin ban đầu, lãi suất huy động USD của một số thành viên nói trên vẫn áp 2%/năm ở một số kỳ hạn, nhưng nhìn chung đã giảm mạnh xuống tối đa 1,5%/năm ở nhiều kỳ hạn. Lãi suất cho vay cũng đã giảm xuống tối đa 3%/năm đối với ngắn hạn, trung và dài hạn thực hiện theo “công thức” lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cộng thêm khoảng 2% - 2,5%/năm.
Ngoài 5 thành viên trên, một số ngân hàng cổ phần khác cũng bắt đầu điều chỉnh giảm, nhưng mức độ nhỏ hơn. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cũng đã có công văn gửi các thành viên kêu gọi nhập cuộc theo hướng điều chỉnh này.
Mục tiêu chung mà VNBA đề cập là tạo được một sự đồng thuận nhằm kéo lãi suất cho vay xuống, kích thích doanh nghiệp trở lại vay vốn bằng USD, góp phần phá tan băng tình trạng găm giữ ngoại tệ ở doanh nghiệp…
Trên thực tế, lãi suất cho vay USD sau điều chỉnh đã có chênh lệch khá lớn so với lãi suất cho vay bằng VND (với trường hợp được bù lãi suất), chênh khoảng 3%/năm. Và theo dữ liệu báo cáo chuyên ngành, trong tháng 5, tăng trưởng tín dụng bằng USD đã chớm tăng đáng kể, tăng khoảng 1% và hé mở khả năng cắt cơn sụt giảm liên tiếp những tháng đầu năm.
Tính chung cả 5 tháng đầu năm, theo dữ liệu từ phiên họp thường kỳ Chính phủ, đầu tư cho nền kinh tế bằng ngoại tệ ước đạt 251,7 nghìn tỷ đồng, vẫn âm tới 6,3% so với cuối năm 2008.
Bên cạnh giảm lãi suất kích cầu, nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu cũng đang tăng trở lại với tín hiệu nhập siêu tăng mạnh trong tháng 5, cũng như theo tình hình xuất nhập khẩu chung trong tháng này.
Tuy nhiên, theo phản hồi từ một số doanh nghiệp, việc giảm lãi suất cho vay USD mới chỉ là điều kiện cần, chưa thực sự thúc đẩy họ trở lại vay vốn; và còn một số yếu tố nữa cần được đảm bảo để tạo điều kiện đủ.
Thứ nhất, khi vay vốn USD, doanh nghiệp vẫn lo ngại những rủi ro từ biến động của tỷ giá. Mặc dù lãi suất đã giảm khá mạnh, tạo điều kiện để có thể trích lập dự phòng, nhưng những biến động nhanh và mạnh như trong năm 2008 trở lại đây khiến doanh nghiệp dè chừng. Trong khi đó, yêu cầu đảm bảo một tỷ giá ổn định trong trung và dài hạn cho doanh nghiệp vay vốn vẫn đang để ngỏ.
Thứ hai, khi vay vốn USD, một yêu cầu khác cũng đang để ngỏ là liệu đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp có thể tìm mua USD thuận lợi cho kế hoạch trả nợ hay không? Yêu cầu này được đặt ra từ thực tế khó khăn trong sự căng thẳng của thị trường thời gian qua.
Và với các nhu cầu vốn USD hiện nay, khi quyết định vay cũng đồng nghĩa với khả năng doanh nghiệp phải “đánh cược” với hai rủi ro trên.
Để khắc phục, một đề xuất được đặt ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 là cơ chế điều hành chính sách tỷ giá trong thời gian tới tiếp tục giữ nguyên biên độ giao dịch hiện hành (± 5%), áp dụng các biện pháp kinh tế can thiệp thị trường ngoại hối như nghiệp vụ hoán đổi, mua bán kỳ hạn các loại ngoại tệ... để giúp các doanh nghiệp vay vốn hạn chế rủi ro, kích cầu tín dụng ngoại tệ thực sự trở lại và giúp các ngân hàng thương mại tránh tình trạng ứ đọng vốn như hiện nay.
Thực hiện thống nhất thỏa thuận, 5 ngân hàng lớn đã lần lượt giảm lãi suất huy động và cho vay USD. Không như thông tin ban đầu, lãi suất huy động USD của một số thành viên nói trên vẫn áp 2%/năm ở một số kỳ hạn, nhưng nhìn chung đã giảm mạnh xuống tối đa 1,5%/năm ở nhiều kỳ hạn. Lãi suất cho vay cũng đã giảm xuống tối đa 3%/năm đối với ngắn hạn, trung và dài hạn thực hiện theo “công thức” lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cộng thêm khoảng 2% - 2,5%/năm.
Ngoài 5 thành viên trên, một số ngân hàng cổ phần khác cũng bắt đầu điều chỉnh giảm, nhưng mức độ nhỏ hơn. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cũng đã có công văn gửi các thành viên kêu gọi nhập cuộc theo hướng điều chỉnh này.
Mục tiêu chung mà VNBA đề cập là tạo được một sự đồng thuận nhằm kéo lãi suất cho vay xuống, kích thích doanh nghiệp trở lại vay vốn bằng USD, góp phần phá tan băng tình trạng găm giữ ngoại tệ ở doanh nghiệp…
Trên thực tế, lãi suất cho vay USD sau điều chỉnh đã có chênh lệch khá lớn so với lãi suất cho vay bằng VND (với trường hợp được bù lãi suất), chênh khoảng 3%/năm. Và theo dữ liệu báo cáo chuyên ngành, trong tháng 5, tăng trưởng tín dụng bằng USD đã chớm tăng đáng kể, tăng khoảng 1% và hé mở khả năng cắt cơn sụt giảm liên tiếp những tháng đầu năm.
Tính chung cả 5 tháng đầu năm, theo dữ liệu từ phiên họp thường kỳ Chính phủ, đầu tư cho nền kinh tế bằng ngoại tệ ước đạt 251,7 nghìn tỷ đồng, vẫn âm tới 6,3% so với cuối năm 2008.
Bên cạnh giảm lãi suất kích cầu, nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu cũng đang tăng trở lại với tín hiệu nhập siêu tăng mạnh trong tháng 5, cũng như theo tình hình xuất nhập khẩu chung trong tháng này.
Tuy nhiên, theo phản hồi từ một số doanh nghiệp, việc giảm lãi suất cho vay USD mới chỉ là điều kiện cần, chưa thực sự thúc đẩy họ trở lại vay vốn; và còn một số yếu tố nữa cần được đảm bảo để tạo điều kiện đủ.
Thứ nhất, khi vay vốn USD, doanh nghiệp vẫn lo ngại những rủi ro từ biến động của tỷ giá. Mặc dù lãi suất đã giảm khá mạnh, tạo điều kiện để có thể trích lập dự phòng, nhưng những biến động nhanh và mạnh như trong năm 2008 trở lại đây khiến doanh nghiệp dè chừng. Trong khi đó, yêu cầu đảm bảo một tỷ giá ổn định trong trung và dài hạn cho doanh nghiệp vay vốn vẫn đang để ngỏ.
Thứ hai, khi vay vốn USD, một yêu cầu khác cũng đang để ngỏ là liệu đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp có thể tìm mua USD thuận lợi cho kế hoạch trả nợ hay không? Yêu cầu này được đặt ra từ thực tế khó khăn trong sự căng thẳng của thị trường thời gian qua.
Và với các nhu cầu vốn USD hiện nay, khi quyết định vay cũng đồng nghĩa với khả năng doanh nghiệp phải “đánh cược” với hai rủi ro trên.
Để khắc phục, một đề xuất được đặt ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 là cơ chế điều hành chính sách tỷ giá trong thời gian tới tiếp tục giữ nguyên biên độ giao dịch hiện hành (± 5%), áp dụng các biện pháp kinh tế can thiệp thị trường ngoại hối như nghiệp vụ hoán đổi, mua bán kỳ hạn các loại ngoại tệ... để giúp các doanh nghiệp vay vốn hạn chế rủi ro, kích cầu tín dụng ngoại tệ thực sự trở lại và giúp các ngân hàng thương mại tránh tình trạng ứ đọng vốn như hiện nay.