Kiểm toán Nhà nước đưa giá điện vào “tầm ngắm”
Kiểm toán Nhà nước đang bắt đầu xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2016
“Chúng tôi sẽ kiến nghị đưa giá điện của EVN vào diện sẽ kiểm toán vào kế hoạch kiểm toán năm 2016”, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kiểm toán Nhà nước Đào Văn Dũng khẳng định tại cuộc họp báo sáng 10/7, trước câu hỏi của báo giới về việc “làm thế nào để minh bạch hơn nữa giá điện”.
Đặc biệt, gần đây dư luận tỏ ra khá bức xúc xung quanh việc hóa đơn tiền điện tăng mạnh và cách giải thích chưa đủ thuyết phục của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lẫn cơ quan quản lý.
Cùng với đó là cách tính giá và biểu giá điện bậc thang theo luỹ tiến đang gây bất lợi cho người dân sau khi giá điện tăng thêm 7,5% từ giữa tháng 3/2015.
Ông Dũng cho hay, hiện Kiểm toán Nhà nước đang bắt đầu xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2016. Một trong những tiêu chí để xây dựng kế hoạch là dựa trên những vấn đề xã hội, dư luận quan tâm.
“Chúng tôi sẽ kiến nghị đưa giá điện của EVN vào diện sẽ kiểm toán vào kế hoạch kiểm toán năm 2016. Tuy nhiên, dư luận xã hội cũng chỉ là một trong những tiêu chí để xây dựng kế hoạch chứ không phải yếu tố quyết định cuối cùng. Nhưng với tư cách đơn vị tham mưu, chúng tôi sẽ lưu tâm và đưa nội dung này vào kế hoạch năm 2016”, ông Dũng nói.
Cũng tại buổi họp báo, Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả kiểm toán 3 chuyên đề: “Tình hình thực hiện chính sách giá xăng dầu giai đoạn 2011-2013 tại các đầu mối nhập khẩu xăng dầu”; “Việc quản lý, sử dụng tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà và tiền đọc tài liệu để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giai đoạn 2003-2013” và chuyên đề “Tình hình thực hiện cơ chế mua tạm trữ lúa, gạo giai đoạn 2012-2013”.
Cụ thể, đối với giá xăng dầu, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, đầu năm 2011, chính sách điều hành giá bán xăng dầu và các quyết định trích, sử dụng quỹ bình ổn giá chưa phù hợp, không đảm bảo mục tiêu bình ổn giá, làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống an sinh xã hội; việc công khai và tuyên truyền thông tin về giá xăng dầu chưa tốt, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Hầu hết các đầu mối nhập khẩu xăng dầu chưa tuân thủ đầy đủ quy định tại Nghị định số 84/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, sản lượng nhập khẩu thấp hơn so với hạn mức; tại một số thời điểm không đảm bảo dự trữ lưu thông 30 ngày; mua xăng dầu của các đơn vị không phải là doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
Đối với chuyên đề sử dụng tiền lãi dầu khí, Kiểm toán Nhà nước xác nhận, Petro Vietnam cơ bản đã quản lý, phân phối, sử dụng tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà và tiền đọc tài liệu để lại (tiền lãi dầu để lại) cho tập đoàn giai đoạn 2003-2013 theo các quy định tại từng thời kỳ. Các dự án sử dụng tiền lãi dầu để lại cơ bản đảm bảo trình tự, thủ tục quy định.
Đối với chuyên đề lúa gạo, qua bốn vụ mua tạm trữ lúa, gạo trong giai đoạn 2012-2013 theo chỉ đạo của Thủ tướng các bộ, cơ quan trung ương, hiệp hội và tổ chức đã phối hợp triển khai mua tạm trữ hơn 3.775 ngàn tấn quy gạo.
Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền chưa kiểm soát được sản lượng thu mua tạm trữ giữa các thương nhân; thời gian thu mua tạm trữ chưa phù hợp với thời gian thu hoạch rộ tại các địa phương có sản lượng thu hoạch lớn.
Đặc biệt, gần đây dư luận tỏ ra khá bức xúc xung quanh việc hóa đơn tiền điện tăng mạnh và cách giải thích chưa đủ thuyết phục của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lẫn cơ quan quản lý.
Cùng với đó là cách tính giá và biểu giá điện bậc thang theo luỹ tiến đang gây bất lợi cho người dân sau khi giá điện tăng thêm 7,5% từ giữa tháng 3/2015.
Ông Dũng cho hay, hiện Kiểm toán Nhà nước đang bắt đầu xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2016. Một trong những tiêu chí để xây dựng kế hoạch là dựa trên những vấn đề xã hội, dư luận quan tâm.
“Chúng tôi sẽ kiến nghị đưa giá điện của EVN vào diện sẽ kiểm toán vào kế hoạch kiểm toán năm 2016. Tuy nhiên, dư luận xã hội cũng chỉ là một trong những tiêu chí để xây dựng kế hoạch chứ không phải yếu tố quyết định cuối cùng. Nhưng với tư cách đơn vị tham mưu, chúng tôi sẽ lưu tâm và đưa nội dung này vào kế hoạch năm 2016”, ông Dũng nói.
Cũng tại buổi họp báo, Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả kiểm toán 3 chuyên đề: “Tình hình thực hiện chính sách giá xăng dầu giai đoạn 2011-2013 tại các đầu mối nhập khẩu xăng dầu”; “Việc quản lý, sử dụng tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà và tiền đọc tài liệu để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giai đoạn 2003-2013” và chuyên đề “Tình hình thực hiện cơ chế mua tạm trữ lúa, gạo giai đoạn 2012-2013”.
Cụ thể, đối với giá xăng dầu, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, đầu năm 2011, chính sách điều hành giá bán xăng dầu và các quyết định trích, sử dụng quỹ bình ổn giá chưa phù hợp, không đảm bảo mục tiêu bình ổn giá, làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống an sinh xã hội; việc công khai và tuyên truyền thông tin về giá xăng dầu chưa tốt, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Hầu hết các đầu mối nhập khẩu xăng dầu chưa tuân thủ đầy đủ quy định tại Nghị định số 84/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, sản lượng nhập khẩu thấp hơn so với hạn mức; tại một số thời điểm không đảm bảo dự trữ lưu thông 30 ngày; mua xăng dầu của các đơn vị không phải là doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
Đối với chuyên đề sử dụng tiền lãi dầu khí, Kiểm toán Nhà nước xác nhận, Petro Vietnam cơ bản đã quản lý, phân phối, sử dụng tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà và tiền đọc tài liệu để lại (tiền lãi dầu để lại) cho tập đoàn giai đoạn 2003-2013 theo các quy định tại từng thời kỳ. Các dự án sử dụng tiền lãi dầu để lại cơ bản đảm bảo trình tự, thủ tục quy định.
Đối với chuyên đề lúa gạo, qua bốn vụ mua tạm trữ lúa, gạo trong giai đoạn 2012-2013 theo chỉ đạo của Thủ tướng các bộ, cơ quan trung ương, hiệp hội và tổ chức đã phối hợp triển khai mua tạm trữ hơn 3.775 ngàn tấn quy gạo.
Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền chưa kiểm soát được sản lượng thu mua tạm trữ giữa các thương nhân; thời gian thu mua tạm trữ chưa phù hợp với thời gian thu hoạch rộ tại các địa phương có sản lượng thu hoạch lớn.