Vì sao giá dầu giảm mà giá điện Việt Nam vẫn tăng?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi của báo giới về giá điện
“Giá dầu giảm mạnh, nhưng các yếu tố đầu vào khác tác động đến cấu thành giá điện thì vẫn tăng, nên gần như chắc chắn giá điện cũng sẽ tăng trong thời gian tới”.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại buổi họp báo Chính phủ chiều 2/3, trước câu hỏi của báo giới: “Tại sao giá điện lại tăng trong khi giá dầu giảm mạnh?”.
Theo đại diện Bộ Công Thương, với những mặt hàng thiết yếu và có thể nói là nhạy cảm, Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng đã có những chỉ đạo hết sức rõ ràng. Gần đây nhất là Thủ tướng đã trực tiếp chủ trì cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Tài chính và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để bàn về vấn đề này.
Qua báo cáo của các bộ, ngành và các doanh nghiệp, liên quan đến giá điện, Thủ tướng đã chỉ đạo rõ, đây là một trong những mặt hàng chúng ta phải kiên quyết tiến dần đến giá thị trường.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, trước Tết, mặc dù đã có đầy đủ những điều kiện để có thể điều chỉnh giá điện, nhưng xét đến việc có thể ảnh hưởng tâm lý người dân, đến các doanh nghiệp, Thủ tướng đã có chỉ đạo chưa tăng giá điện.
Còn sau Tết, theo đề xuất của EVN, tùy theo thẩm quyền nếu tăng từ 7-10%, Bộ Công Thương sẽ có xem xét và quyết định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2015.
Nếu trên 10% thì EVN trước tiên sẽ báo cáo Bộ Tài chính, sau khi có ý kiến của EVN và Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét.
Theo ông Hải: “Có điều rất đáng tiếc, sản lượng điện sản xuất qua xăng dầu chỉ chiếm có 0,55% sản lượng điện cả nước. Như vậy, gần như có thể nói giá dầu trên thế giới giảm, nhưng không tác động đến yếu tố cấu thành giá điện”.
Trong khi đó, có nhiều mặt hàng, yếu tố làm ảnh hưởng đến giá điện, ví dụ như giá than tăng đến 22% tính đến 22/7/2014 (so với 1/8/2013), trong khi lượng điện được sản xuất bằng nhiệt điện chiếm tới 32,37%. Giá khí đốt cũng tăng nhiều lần.
Nhiều yếu tố khác cấu thành giá điện cũng tăng, như thuế tài nguyên nước tăng từ 2% lên 4%.
Về dư luận so sánh giá điện của Việt Nam và các nước khác liệu có đúng như những nhà tư vấn và kiểm toán quốc tế đã nêu ra là dưới giá thành hay không, Thứ trưởng Hải khẳng định, điện sinh hoạt Việt Nam trước đây có mức giá khoảng 6,27 cent/kWh điện, hiện nay mới tăng lên được 7,7 cent/kWh điện. Trong khi ở Philippines là gần gấp ba: 21,72 cent/kWh điện, Singapore là 21,3 cent/kWh điện, Thái Lan cũng là 10,65 cent/kWh điện, Malaysia là 7,29 cent/kWh điện.
Giá điện thương mại ở các nước khác cũng gấp đôi, gấp ba điện ở Việt Nam.
“Việc sắp tới giá điện có sự thay đổi thế nào theo đề xuất của EVN, chúng tôi cũng xin được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, của Chính phủ và theo thẩm quyền của Bộ Công Thương. Trong tháng 3, chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng, và sau khi có ý kiến của Thủ tướng thì chắc chắn báo chí sẽ được biết hết sức chi tiết về vấn đề này”, ông Hải cho biết.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại buổi họp báo Chính phủ chiều 2/3, trước câu hỏi của báo giới: “Tại sao giá điện lại tăng trong khi giá dầu giảm mạnh?”.
Theo đại diện Bộ Công Thương, với những mặt hàng thiết yếu và có thể nói là nhạy cảm, Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng đã có những chỉ đạo hết sức rõ ràng. Gần đây nhất là Thủ tướng đã trực tiếp chủ trì cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Tài chính và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để bàn về vấn đề này.
Qua báo cáo của các bộ, ngành và các doanh nghiệp, liên quan đến giá điện, Thủ tướng đã chỉ đạo rõ, đây là một trong những mặt hàng chúng ta phải kiên quyết tiến dần đến giá thị trường.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, trước Tết, mặc dù đã có đầy đủ những điều kiện để có thể điều chỉnh giá điện, nhưng xét đến việc có thể ảnh hưởng tâm lý người dân, đến các doanh nghiệp, Thủ tướng đã có chỉ đạo chưa tăng giá điện.
Còn sau Tết, theo đề xuất của EVN, tùy theo thẩm quyền nếu tăng từ 7-10%, Bộ Công Thương sẽ có xem xét và quyết định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2015.
Nếu trên 10% thì EVN trước tiên sẽ báo cáo Bộ Tài chính, sau khi có ý kiến của EVN và Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét.
Theo ông Hải: “Có điều rất đáng tiếc, sản lượng điện sản xuất qua xăng dầu chỉ chiếm có 0,55% sản lượng điện cả nước. Như vậy, gần như có thể nói giá dầu trên thế giới giảm, nhưng không tác động đến yếu tố cấu thành giá điện”.
Trong khi đó, có nhiều mặt hàng, yếu tố làm ảnh hưởng đến giá điện, ví dụ như giá than tăng đến 22% tính đến 22/7/2014 (so với 1/8/2013), trong khi lượng điện được sản xuất bằng nhiệt điện chiếm tới 32,37%. Giá khí đốt cũng tăng nhiều lần.
Nhiều yếu tố khác cấu thành giá điện cũng tăng, như thuế tài nguyên nước tăng từ 2% lên 4%.
Về dư luận so sánh giá điện của Việt Nam và các nước khác liệu có đúng như những nhà tư vấn và kiểm toán quốc tế đã nêu ra là dưới giá thành hay không, Thứ trưởng Hải khẳng định, điện sinh hoạt Việt Nam trước đây có mức giá khoảng 6,27 cent/kWh điện, hiện nay mới tăng lên được 7,7 cent/kWh điện. Trong khi ở Philippines là gần gấp ba: 21,72 cent/kWh điện, Singapore là 21,3 cent/kWh điện, Thái Lan cũng là 10,65 cent/kWh điện, Malaysia là 7,29 cent/kWh điện.
Giá điện thương mại ở các nước khác cũng gấp đôi, gấp ba điện ở Việt Nam.
“Việc sắp tới giá điện có sự thay đổi thế nào theo đề xuất của EVN, chúng tôi cũng xin được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, của Chính phủ và theo thẩm quyền của Bộ Công Thương. Trong tháng 3, chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng, và sau khi có ý kiến của Thủ tướng thì chắc chắn báo chí sẽ được biết hết sức chi tiết về vấn đề này”, ông Hải cho biết.