Kiến nghị dừng xây khách sạn trong Công viên Thống Nhất
Bộ Xây dựng vừa đề nghị Chính phủ cho dừng việc xây dựng dự án khách sạn tại số 295 đường Lê Duẩn, Hà Nội
Bộ Xây dựng vừa đề nghị Chính phủ cho dừng việc xây dựng dự án khách sạn tại số 295 đường Lê Duẩn, Hà Nội.
Trong Công văn số 469/BXD-KTQH trình Chính phủ về dự án khách sạn trên, do Công ty Liên doanh SAS Hà Nội Royal Hotel Ltd. (giữa Tổng công ty Du lịch Hà Nội và Công ty SIH Investment Limited, Singapore) đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ giao UBND thành phố Hà Nội phối hợp với các cơ quan liên quan lựa chọn một địa điểm khác để giới thiệu cho công ty liên doanh xây dựng khách sạn.
Bộ cũng đề nghị Chính phủ giao UBND thành phố Hà Nội tổ chức việc đánh giá, xác định kinh phí do công ty liên doanh đã đầu tư vào dự án, để đề xuất phương án bồi thường hoặc hoán đổi, đồng thời tổ chức điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu vực này.
Nếu đề nghị của Bộ Xây dựng được chấp thuận, đây sẽ là lần thứ hai dự án khách sạn này buộc phải dừng triển khai.
Ngược dòng thời gian, năm 1989, UBND thành phố Hà Nội đã cấp giấy phép sử dụng đất cho Công ty Liên doanh SAS Hanoi Royal Hotel Ltd. sử dụng mảnh đất với diện tích 1,53 ha để xây dựng khách sạn.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã có ý kiến chỉ đạo yêu cầu UBND thành phố Hà Nội cho tạm ngừng dự án, vì diện tích đất dành cho dự án có 9.150 m2 đất thuộc Công viên Lê Nin. Thủ tướng cũng yêu cầu xem xét lại giấy phép sử dụng đất do UBND thành phố Hà Nội cấp, đồng thời chỉ đạo xử lý việc này theo hướng chọn khu vực đất khác.
Tuy nhiên sau đó, theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội với lý do dự án đang tiến triển tốt và đối tác liên doanh nước ngoài có thể yêu cầu bồi thường nếu không được tiếp tục đầu tư tại vị trí này, Thủ tướng đã có ý kiến đồng ý cho phép triển khai dự án, với các điều kiện cụ thể là UBND thành phố Hà Nội phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các ngành, báo chí và dư luận xã hội nói chung, làm thật tốt công tác tư tưởng trước khi cho phép tiếp tục triển khai, vì dự án có một phần diện tích thuộc Công viên Lê Nin
Đến cuối năm 1997, chủ đầu tư do không thực hiện được việc đền bù, giải phóng mặt bằng, nên đã chấp thuận giảm diện tích thuê đất của dự án từ 15.300 m2 xuống còn khoảng 10.138 m2. Do diện tích đất dự án thay đổi, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, lập dự án đầu tư, thiết kế công trình phải được điều chỉnh hoặc cấp lại. Tuy nhiên, trên thực tế việc này chưa được thực hiện nên không có cơ sở để triển khai tiếp dự án.
Từ 1998 đến 2004 là giai đoạn dự án ngừng triển khai.
Trong giai đoạn này, quy hoạch chung thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó xác định khu vực góc đường Trần Nhân Tông và Lê Duẩn (khu vực rạp xiếc hiện nay) là đất công trình công cộng cấp thành phố, khu vực, quận (đo trên bản đồ tỉ lệ 1/10.000, khu đất có diện tích gần 2 ha).
Ngày 14/12/2000, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng, theo đó khu vực trên được mở rộng thêm khoảng 2 ha về phía Nam, dọc theo đường Lê Duẩn để xây dựng khách sạn.
Tuy nhiên sau đó, dự án đã không triển khai với lý do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính Khu vực, đồng thời chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh mục tiêu xây dựng khách sạn sang xây dựng nhà ở cho thuê và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận.
Ngay sau đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã có văn bản nêu rõ việc dự kiến xây dựng nhà ở cho thuê tại đây là không phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Ngày 3/8/2004, UBND thành phố Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét khả năng triển khai dự án của chủ đầu tư và đề nghị thu hồi dự án do được cấp phép quá lâu, triển khai chậm, gây dư luận không tốt trong xã hội.
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 2453/VPCP-QHQT ngày 10/5/2005 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép dự án điều chỉnh mục tiêu hoạt động, chuyển đổi công năng một phần của khách sạn thành căn hộ cao cấp cho thuê và hoàn chỉnh hồ sơ xin phép điều chỉnh mục tiêu theo quy định.
Căn cứ văn bản trên, UBND thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho hai nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài là SIH Investment Limited, có trụ sở đặt tại Singapore (sự khác nhau giữa tên và trụ sở đăng ký của các đối tác liên doanh nước ngoài đang được xác minh), Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thoả thuận quy hoạch kiến trúc cho dự án khách sạn, Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng với quy mô 5 tầng trên mặt đất và 2 tầng hầm.
Từ năm 2005 đến nay, dự án này đã được tái lập và đi vào triển khai. Công trình đã hoàn thành phần móng cọc và đang làm tường vây, vốn đầu tư đã thực hiện khoảng 14,5 triệu USD. Trong quá trình triển khai, dự án đã chịu nhiều ý kiến phản ứng trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành điểm nóng trong dư luận xã hội.
Trong Công văn số 469/BXD-KTQH trình Chính phủ về dự án khách sạn trên, do Công ty Liên doanh SAS Hà Nội Royal Hotel Ltd. (giữa Tổng công ty Du lịch Hà Nội và Công ty SIH Investment Limited, Singapore) đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ giao UBND thành phố Hà Nội phối hợp với các cơ quan liên quan lựa chọn một địa điểm khác để giới thiệu cho công ty liên doanh xây dựng khách sạn.
Bộ cũng đề nghị Chính phủ giao UBND thành phố Hà Nội tổ chức việc đánh giá, xác định kinh phí do công ty liên doanh đã đầu tư vào dự án, để đề xuất phương án bồi thường hoặc hoán đổi, đồng thời tổ chức điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu vực này.
Nếu đề nghị của Bộ Xây dựng được chấp thuận, đây sẽ là lần thứ hai dự án khách sạn này buộc phải dừng triển khai.
Ngược dòng thời gian, năm 1989, UBND thành phố Hà Nội đã cấp giấy phép sử dụng đất cho Công ty Liên doanh SAS Hanoi Royal Hotel Ltd. sử dụng mảnh đất với diện tích 1,53 ha để xây dựng khách sạn.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã có ý kiến chỉ đạo yêu cầu UBND thành phố Hà Nội cho tạm ngừng dự án, vì diện tích đất dành cho dự án có 9.150 m2 đất thuộc Công viên Lê Nin. Thủ tướng cũng yêu cầu xem xét lại giấy phép sử dụng đất do UBND thành phố Hà Nội cấp, đồng thời chỉ đạo xử lý việc này theo hướng chọn khu vực đất khác.
Tuy nhiên sau đó, theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội với lý do dự án đang tiến triển tốt và đối tác liên doanh nước ngoài có thể yêu cầu bồi thường nếu không được tiếp tục đầu tư tại vị trí này, Thủ tướng đã có ý kiến đồng ý cho phép triển khai dự án, với các điều kiện cụ thể là UBND thành phố Hà Nội phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các ngành, báo chí và dư luận xã hội nói chung, làm thật tốt công tác tư tưởng trước khi cho phép tiếp tục triển khai, vì dự án có một phần diện tích thuộc Công viên Lê Nin
Đến cuối năm 1997, chủ đầu tư do không thực hiện được việc đền bù, giải phóng mặt bằng, nên đã chấp thuận giảm diện tích thuê đất của dự án từ 15.300 m2 xuống còn khoảng 10.138 m2. Do diện tích đất dự án thay đổi, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, lập dự án đầu tư, thiết kế công trình phải được điều chỉnh hoặc cấp lại. Tuy nhiên, trên thực tế việc này chưa được thực hiện nên không có cơ sở để triển khai tiếp dự án.
Từ 1998 đến 2004 là giai đoạn dự án ngừng triển khai.
Trong giai đoạn này, quy hoạch chung thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó xác định khu vực góc đường Trần Nhân Tông và Lê Duẩn (khu vực rạp xiếc hiện nay) là đất công trình công cộng cấp thành phố, khu vực, quận (đo trên bản đồ tỉ lệ 1/10.000, khu đất có diện tích gần 2 ha).
Ngày 14/12/2000, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng, theo đó khu vực trên được mở rộng thêm khoảng 2 ha về phía Nam, dọc theo đường Lê Duẩn để xây dựng khách sạn.
Tuy nhiên sau đó, dự án đã không triển khai với lý do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính Khu vực, đồng thời chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh mục tiêu xây dựng khách sạn sang xây dựng nhà ở cho thuê và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận.
Ngay sau đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã có văn bản nêu rõ việc dự kiến xây dựng nhà ở cho thuê tại đây là không phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Ngày 3/8/2004, UBND thành phố Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét khả năng triển khai dự án của chủ đầu tư và đề nghị thu hồi dự án do được cấp phép quá lâu, triển khai chậm, gây dư luận không tốt trong xã hội.
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 2453/VPCP-QHQT ngày 10/5/2005 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép dự án điều chỉnh mục tiêu hoạt động, chuyển đổi công năng một phần của khách sạn thành căn hộ cao cấp cho thuê và hoàn chỉnh hồ sơ xin phép điều chỉnh mục tiêu theo quy định.
Căn cứ văn bản trên, UBND thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho hai nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài là SIH Investment Limited, có trụ sở đặt tại Singapore (sự khác nhau giữa tên và trụ sở đăng ký của các đối tác liên doanh nước ngoài đang được xác minh), Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thoả thuận quy hoạch kiến trúc cho dự án khách sạn, Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng với quy mô 5 tầng trên mặt đất và 2 tầng hầm.
Từ năm 2005 đến nay, dự án này đã được tái lập và đi vào triển khai. Công trình đã hoàn thành phần móng cọc và đang làm tường vây, vốn đầu tư đã thực hiện khoảng 14,5 triệu USD. Trong quá trình triển khai, dự án đã chịu nhiều ý kiến phản ứng trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành điểm nóng trong dư luận xã hội.