Kiến nghị giảm 20% giá điện giờ cao điểm buổi sáng
Bộ Công Thương vừa kiến nghị Chính phủ cho phép giảm 20% giá điện giờ cao điểm vào buổi sáng
Bộ Công Thương vừa kiến nghị Chính phủ cho phép giảm 20% giá điện giờ cao điểm vào buổi sáng.
Kiến nghị này được đưa ra trên cơ sở kết quả kiểm tra tác động của giá điện giờ cao điểm sáng đối với 40.000 doanh nghiệp sản xuất trên cả nước đã được Bộ Công Thương thực hiện trong 3 tháng qua, từ 1/3/2009 đến 1/6/2009.
Đây được xem là một trong những động thái tích cực của cơ quan này nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh suy giảm kinh tế, sau khi Chính phủ quyết định áp dụng tính giá điện vào giờ cao điểm hồi đầu tháng 2.
Theo Bộ Công Thương, với kiến nghị này, dự kiến giá điện bình quân năm 2009 sẽ giảm khoảng 0,5%, từ mức 948,5 đồng/KWh hiện nay xuống 943,7 đồng/KWh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tổng doanh thu bán điện trong năm sẽ giảm khoảng 350 tỷ đồng.
Đối tượng được giảm giá là các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, mua điện ở các cấp điện áp từ 35/22 KV trở xuống. Tỷ trọng chi phí tiền điện tăng thêm do giá điện giờ cao điểm sáng của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ xuống dưới mức 10%.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu, nhìn chung, mức độ tác động của giá điện giờ cao điểm sáng tới các doanh nghiệp là không lớn. Cụ thể, kết quả khảo sát tại các tỉnh Tiền Giang, Long An và Thủ đô Hà Nội cho thấy, tỷ lệ chi phí tiền điện tăng thêm của các doanh nghiệp trong tháng 3 khoảng 2,26% - 22,6%, trong tháng 4 tăng khoảng 4,16% - 17%, trong tháng 5 tăng từ 1,85% - 15,23%.
Cũng theo Thứ trưởng Khu, mức chi phí tiền điện tăng thêm do ảnh hưởng của giá điện giờ cao điểm sáng tới tất cả các doanh nghiệp sản xuất dao động trung bình tăng từ 2- 20%.
Trong đó, nhóm các doanh nghiệp sản xuất 1 ca (từ 7h30 – 17h30) là chịu tác động mạnh nhất của giá điện giờ cao điểm sáng. Tuy nhiên, nhóm này không phải là lớn, chỉ có 13,28% - 15,17% doanh nghiệp trong số được kiểm tra là tăng chi phí tiền điện lên hơn 20%.
Còn lại, các doanh nghiệp sản xuất 2 ca và 3 ca thì chịu tác động nhẹ hơn, chỉ tăng chi phí tiền điện dưới 10%. Số đơn vị này chiếm đa số với tỷ lệ 63 - 72% trên tổng số doanh nghiệp được kiểm tra.
Kiến nghị này được đưa ra trên cơ sở kết quả kiểm tra tác động của giá điện giờ cao điểm sáng đối với 40.000 doanh nghiệp sản xuất trên cả nước đã được Bộ Công Thương thực hiện trong 3 tháng qua, từ 1/3/2009 đến 1/6/2009.
Đây được xem là một trong những động thái tích cực của cơ quan này nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh suy giảm kinh tế, sau khi Chính phủ quyết định áp dụng tính giá điện vào giờ cao điểm hồi đầu tháng 2.
Theo Bộ Công Thương, với kiến nghị này, dự kiến giá điện bình quân năm 2009 sẽ giảm khoảng 0,5%, từ mức 948,5 đồng/KWh hiện nay xuống 943,7 đồng/KWh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tổng doanh thu bán điện trong năm sẽ giảm khoảng 350 tỷ đồng.
Đối tượng được giảm giá là các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ, mua điện ở các cấp điện áp từ 35/22 KV trở xuống. Tỷ trọng chi phí tiền điện tăng thêm do giá điện giờ cao điểm sáng của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ xuống dưới mức 10%.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu, nhìn chung, mức độ tác động của giá điện giờ cao điểm sáng tới các doanh nghiệp là không lớn. Cụ thể, kết quả khảo sát tại các tỉnh Tiền Giang, Long An và Thủ đô Hà Nội cho thấy, tỷ lệ chi phí tiền điện tăng thêm của các doanh nghiệp trong tháng 3 khoảng 2,26% - 22,6%, trong tháng 4 tăng khoảng 4,16% - 17%, trong tháng 5 tăng từ 1,85% - 15,23%.
Cũng theo Thứ trưởng Khu, mức chi phí tiền điện tăng thêm do ảnh hưởng của giá điện giờ cao điểm sáng tới tất cả các doanh nghiệp sản xuất dao động trung bình tăng từ 2- 20%.
Trong đó, nhóm các doanh nghiệp sản xuất 1 ca (từ 7h30 – 17h30) là chịu tác động mạnh nhất của giá điện giờ cao điểm sáng. Tuy nhiên, nhóm này không phải là lớn, chỉ có 13,28% - 15,17% doanh nghiệp trong số được kiểm tra là tăng chi phí tiền điện lên hơn 20%.
Còn lại, các doanh nghiệp sản xuất 2 ca và 3 ca thì chịu tác động nhẹ hơn, chỉ tăng chi phí tiền điện dưới 10%. Số đơn vị này chiếm đa số với tỷ lệ 63 - 72% trên tổng số doanh nghiệp được kiểm tra.