Kiều bào là tiềm năng và nguồn lực lớn của dân tộc
Trao đổi với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới...
Xung quanh chủ đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.
Đề nghị Thứ trưởng cho biết một số thông tin cụ thể về hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất vào trung tuần tháng 11 năm nay?
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có gần 4 triệu người đang sinh sống, lao động, học tập tại 102 nước và vùng lãnh thổ với tiềm lực đáng kể về tri thức và kinh tế. Do sự phát triển của bản thân cộng đồng cùng quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế của Việt Nam, số lượng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng với cơ cấu và thành phần đa dạng hơn.
Nhìn chung, cộng đồng có cuộc sống ngày càng ổn định, dần hội nhập thành công vào xã hội sở tại, đa số bà con có tinh thần hướng về quê hương, cội nguồn.
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 36 (ngày 26/3/2004) của Bộ Chính trị và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập cơ quan chuyên trách về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ngay từ đầu năm 2009, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã đề ra chương trình hoạt động xuyên suốt và phong phú dành cho cộng đồng kiều bào.
Một loạt các hoạt động được tổ chức với sự hưởng ứng và đánh giá cao của bà con kiều bào như: chương trình Xuân Quê hương (tháng 1/2009), Huyền thoại Côn đảo (tháng 4/2009), Trại hè Việt Nam (tháng 7/2009), Đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài (tháng 8/2009)... và từ 21-23 tháng 11 tới đây là hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất.
Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất năm 2009 của ủy ban, vì là lần đầu tiên tổ chức một Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài với quy mô toàn thế giới. Các đại biểu kiều bào về tham dự hội nghị, ngoài trách nhiệm với đất nước, còn có vinh dự được tiếp xúc, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình với lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành chủ chốt trong lĩnh vực phát triển kinh tế, đời sống, xã hội.
Hội nghị có sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong và ngoài nước gồm các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành trung ương và địa phương, cùng khoảng 800 đại biểu kiều bào trên toàn thế giới là những người có công với đất nước, trí thức, doanh nhân, văn nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội, tôn giáo, lãnh đạo hội đoàn, những người có uy tín trong cộng đồng cùng một số thanh niên sinh viên kiều bào tiêu biểu.
Chủ đề của hội nghị là “Vì một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước”. Trong khuôn khổ hội nghị sẽ diễn ra bốn hội nghị chuyên đề: (i) “Xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết vững mạnh, thành đạt và hướng về đất nước”, (ii) “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”, (iii) “Chuyên gia, trí thức kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước”, và (iv) “Doanh nhân kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước”.
Các hoạt động trên thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài và thực sự là những điểm sáng nhằm xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, phát triển vững mạnh góp phần củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc và có những đóng góp thiết thực hướng về quê hương.
Nghị quyết 36-NQ/TƯ ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị khẳng định “người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Vậy Thứ trưởng có thể nói rõ hơn vai trò và sự đóng góp cụ thể của người Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực đối ngoại sau 5 năm thực hiện nghị quyết này?
Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đồng bào ta ở nước ngoài đã góp phần không nhỏ cả về sức người, sức của và hy sinh xương máu vì sự nghiệp cao cả của toàn dân tộc.
Nếu như trong kháng chiến, bà con kiều bào cùng thanh niên, sinh viên ở Pháp, Mỹ và một số nước tư bản đã tích cực vận động nhân dân yêu chuộng hoà bình ở sở tại xuống đường biểu tình ủng hộ nhân dân Việt Nam, đòi chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hoà bình thì ngày nay cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giữ vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước.
Với tiềm năng to lớn nhiều mặt cùng mong muốn cho đất nước ngày càng giàu mạnh, bên cạnh việc đem công sức, trí tuệ, tài chính đóng góp xây dựng quê hương, đất nước, bà con còn tích cực vận động các cá nhân, tổ chức của nước sở tại hỗ trợ cho các dự án xã hội như xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục... Nhiều kiều bào đã làm cầu nối đưa về trong nước các chương trình khám chữa bệnh miễn phí, cấp học bổng du học cho học sinh, sinh viên Việt Nam...
Ngày nay, bên cạnh các hội đoàn kiều bào truyền thống được thành lập từ trước năm 1975, ngày càng có nhiều hội đoàn mang tính chất từ thiện của kiều bào ra đời nhằm vận động bạn bè sở tại ủng hộ Việt Nam. Hoạt động của các hội đoàn này thường không được quảng bá rầm rộ nhưng đem lại các hiệu quả thiết thực như vận động các gia đình nước ngoài đỡ đầu cho trẻ em nghèo, cho nông dân nghèo vay vốn sản xuất, tài trợ cho trẻ em nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin của Việt Nam...
Trong lĩnh vực ngoại giao văn hoá, bà con người Việt Nam ở nước ngoài vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của công tác thúc đẩy ngoại giao văn hoá. Mặc dù sống ở nước ngoài, đa số kiều bào vẫn mang đậm trong mình truyền thống văn hoá Việt Nam và chính là một nhân tố quảng bá văn hoá Việt Nam một cách trực tiếp và thường xuyên đến nhân dân các nước.
Ngày nay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang trong xu thế ổn định và thành đạt trong cuộc sống, hướng về đất nước. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên thế giới và góp phần cho việc mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, các cơ quan ban ngành trong nước đang nỗ lực hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tăng cường trao đổi với các nước để bà con người Việt ở nước ngoài ngày càng có điều kiện thuận lợi hơn trong làm ăn, sinh sống và tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, quê hương.
Tiềm năng tri thức của người Việt Nam ở nước ngoài là rất lớn, đặc biệt là trí thức kiều bào thế hệ trẻ ở các nước công nghiệp phát triển. Đây là nguồn vốn chất xám rất tiềm năng có thể đóng góp cho công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt trong nền kinh tế trí thức. Nhưng hình như kết quả đạt được chưa được như mong đợi. Thứ trưởng có bình luận gì về ý kiến này?
Ước tính hiện có gần 400.000 chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm người có trình độ từ đại học trở lên và các chuyên gia có kỹ thuật, tay nghề cao, tập trung chủ yếu ở các nước phương Tây. Với số lượng đông, làm việc ở nhiều nước có trình độ cao về khoa học công nghệ và kinh tế, được đào tạo trong môi trường phát triển, cạnh tranh, thông tin cập nhật, chuyên gia, trí thức kiều bào là vốn quý, nếu huy động tốt sẽ góp phần giúp đất nước đi tắt, đón đầu, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong hầu hết các ngành và lĩnh vực khoa học kỹ thuật, từ điện tử, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, tin học đến hàng không, vũ trụ, hải dương đều có mặt chuyên gia người Việt. Đặc biệt, trong thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài nhiều người đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, được các cơ quan truyền thông nước ngoài ca ngợi. Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên từ trong nước ra nước ngoài học tập những năm gần đây ngày càng nhiều. Một bộ phận sẽ ở lại tu nghiệp, tìm việc và bổ sung vào lực lượng chuyên gia, trí thức kiều bào.
Chuyên gia, trí thức trẻ kiều bào có khả năng đóng góp trên các mặt: chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ; huấn luyện, giảng dạy, đào tạo; tư vấn, thẩm định; làm cầu nối hợp tác khoa học, đào tạo, giúp tìm kinh phí đào tạo; hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng (R&D); tiếp thị, mở thị trường, hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ của ta ra nước ngoài...
Tuy nhiên, đóng góp của trí thức trẻ kiều bào với đất nước còn rất hạn chế so với khả năng và yêu cầu. Trong vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài cần nhân công chất lượng cao, có hiểu biết và kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài đã tuyển chọn chuyên gia gốc Việt làm việc tại Việt Nam.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước tuy đã có nhận thức về sự cần thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng chưa xác định được yêu cầu cụ thể: ở đâu cần? tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, bố trí sử dụng, chế độ về tiền lương, chính sách đãi ngộ thế nào? Các bộ, ngành chưa thường xuyên quan tâm đến việc thu hút trí thức kiều bào, chưa đưa ra được các chương trình, dự án hợp tác cụ thể, khả thi.
Thời gian tới, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, trí thức trẻ người Việt Nam ở nước ngoài cần được thu hút để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Một số bộ, ngành xây dựng một số chương trình thí điểm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo (là hai lĩnh vực được trí thức kiều bào quan tâm và có khả năng đóng góp) có sự tham gia của trí thức trẻ người Việt Nam ở nước ngoài từ đó điều chỉnh, bổ sung chính sách, nhân rộng việc thu hút, sử dụng trí thức trẻ kiều bào đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.
Đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với đất nước là rất lớn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vì vậy tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến Việt kiều về nước làm việc, có cống hiến cho đất nước có thể được lựa chọn là đại biểu Quốc hội. Vậy ý kiến của cá nhân Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Người Việt Nam ở nước ngoài có lợi thế là sinh sống và làm việc ở các nước phát triển và có thể đóng góp cho đất nước trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vấn đề kiều bào tham gia Quốc hội là một vấn đề mới, chưa có tiền lệ, đòi hỏi có thời gian để các cơ quan chức năng trong nước nghiên cứu.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể giới thiệu những kiều bào đã về nước lâu năm tham gia Quốc hội. Trên thực tế các đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Ngọc Hà trước đây đều là kiều bào ở Pháp.
Xung quanh chủ đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.
Đề nghị Thứ trưởng cho biết một số thông tin cụ thể về hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất vào trung tuần tháng 11 năm nay?
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có gần 4 triệu người đang sinh sống, lao động, học tập tại 102 nước và vùng lãnh thổ với tiềm lực đáng kể về tri thức và kinh tế. Do sự phát triển của bản thân cộng đồng cùng quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế của Việt Nam, số lượng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng với cơ cấu và thành phần đa dạng hơn.
Nhìn chung, cộng đồng có cuộc sống ngày càng ổn định, dần hội nhập thành công vào xã hội sở tại, đa số bà con có tinh thần hướng về quê hương, cội nguồn.
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 36 (ngày 26/3/2004) của Bộ Chính trị và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập cơ quan chuyên trách về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ngay từ đầu năm 2009, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã đề ra chương trình hoạt động xuyên suốt và phong phú dành cho cộng đồng kiều bào.
Một loạt các hoạt động được tổ chức với sự hưởng ứng và đánh giá cao của bà con kiều bào như: chương trình Xuân Quê hương (tháng 1/2009), Huyền thoại Côn đảo (tháng 4/2009), Trại hè Việt Nam (tháng 7/2009), Đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài (tháng 8/2009)... và từ 21-23 tháng 11 tới đây là hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất.
Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất năm 2009 của ủy ban, vì là lần đầu tiên tổ chức một Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài với quy mô toàn thế giới. Các đại biểu kiều bào về tham dự hội nghị, ngoài trách nhiệm với đất nước, còn có vinh dự được tiếp xúc, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình với lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành chủ chốt trong lĩnh vực phát triển kinh tế, đời sống, xã hội.
Hội nghị có sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong và ngoài nước gồm các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành trung ương và địa phương, cùng khoảng 800 đại biểu kiều bào trên toàn thế giới là những người có công với đất nước, trí thức, doanh nhân, văn nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội, tôn giáo, lãnh đạo hội đoàn, những người có uy tín trong cộng đồng cùng một số thanh niên sinh viên kiều bào tiêu biểu.
Chủ đề của hội nghị là “Vì một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước”. Trong khuôn khổ hội nghị sẽ diễn ra bốn hội nghị chuyên đề: (i) “Xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết vững mạnh, thành đạt và hướng về đất nước”, (ii) “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”, (iii) “Chuyên gia, trí thức kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước”, và (iv) “Doanh nhân kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước”.
Các hoạt động trên thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài và thực sự là những điểm sáng nhằm xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, phát triển vững mạnh góp phần củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc và có những đóng góp thiết thực hướng về quê hương.
Nghị quyết 36-NQ/TƯ ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị khẳng định “người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Vậy Thứ trưởng có thể nói rõ hơn vai trò và sự đóng góp cụ thể của người Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực đối ngoại sau 5 năm thực hiện nghị quyết này?
Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đồng bào ta ở nước ngoài đã góp phần không nhỏ cả về sức người, sức của và hy sinh xương máu vì sự nghiệp cao cả của toàn dân tộc.
Nếu như trong kháng chiến, bà con kiều bào cùng thanh niên, sinh viên ở Pháp, Mỹ và một số nước tư bản đã tích cực vận động nhân dân yêu chuộng hoà bình ở sở tại xuống đường biểu tình ủng hộ nhân dân Việt Nam, đòi chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hoà bình thì ngày nay cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giữ vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước.
Với tiềm năng to lớn nhiều mặt cùng mong muốn cho đất nước ngày càng giàu mạnh, bên cạnh việc đem công sức, trí tuệ, tài chính đóng góp xây dựng quê hương, đất nước, bà con còn tích cực vận động các cá nhân, tổ chức của nước sở tại hỗ trợ cho các dự án xã hội như xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục... Nhiều kiều bào đã làm cầu nối đưa về trong nước các chương trình khám chữa bệnh miễn phí, cấp học bổng du học cho học sinh, sinh viên Việt Nam...
Ngày nay, bên cạnh các hội đoàn kiều bào truyền thống được thành lập từ trước năm 1975, ngày càng có nhiều hội đoàn mang tính chất từ thiện của kiều bào ra đời nhằm vận động bạn bè sở tại ủng hộ Việt Nam. Hoạt động của các hội đoàn này thường không được quảng bá rầm rộ nhưng đem lại các hiệu quả thiết thực như vận động các gia đình nước ngoài đỡ đầu cho trẻ em nghèo, cho nông dân nghèo vay vốn sản xuất, tài trợ cho trẻ em nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin của Việt Nam...
Trong lĩnh vực ngoại giao văn hoá, bà con người Việt Nam ở nước ngoài vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của công tác thúc đẩy ngoại giao văn hoá. Mặc dù sống ở nước ngoài, đa số kiều bào vẫn mang đậm trong mình truyền thống văn hoá Việt Nam và chính là một nhân tố quảng bá văn hoá Việt Nam một cách trực tiếp và thường xuyên đến nhân dân các nước.
Ngày nay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang trong xu thế ổn định và thành đạt trong cuộc sống, hướng về đất nước. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên thế giới và góp phần cho việc mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, các cơ quan ban ngành trong nước đang nỗ lực hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tăng cường trao đổi với các nước để bà con người Việt ở nước ngoài ngày càng có điều kiện thuận lợi hơn trong làm ăn, sinh sống và tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, quê hương.
Tiềm năng tri thức của người Việt Nam ở nước ngoài là rất lớn, đặc biệt là trí thức kiều bào thế hệ trẻ ở các nước công nghiệp phát triển. Đây là nguồn vốn chất xám rất tiềm năng có thể đóng góp cho công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt trong nền kinh tế trí thức. Nhưng hình như kết quả đạt được chưa được như mong đợi. Thứ trưởng có bình luận gì về ý kiến này?
Ước tính hiện có gần 400.000 chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm người có trình độ từ đại học trở lên và các chuyên gia có kỹ thuật, tay nghề cao, tập trung chủ yếu ở các nước phương Tây. Với số lượng đông, làm việc ở nhiều nước có trình độ cao về khoa học công nghệ và kinh tế, được đào tạo trong môi trường phát triển, cạnh tranh, thông tin cập nhật, chuyên gia, trí thức kiều bào là vốn quý, nếu huy động tốt sẽ góp phần giúp đất nước đi tắt, đón đầu, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong hầu hết các ngành và lĩnh vực khoa học kỹ thuật, từ điện tử, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, tin học đến hàng không, vũ trụ, hải dương đều có mặt chuyên gia người Việt. Đặc biệt, trong thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài nhiều người đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, được các cơ quan truyền thông nước ngoài ca ngợi. Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên từ trong nước ra nước ngoài học tập những năm gần đây ngày càng nhiều. Một bộ phận sẽ ở lại tu nghiệp, tìm việc và bổ sung vào lực lượng chuyên gia, trí thức kiều bào.
Chuyên gia, trí thức trẻ kiều bào có khả năng đóng góp trên các mặt: chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ; huấn luyện, giảng dạy, đào tạo; tư vấn, thẩm định; làm cầu nối hợp tác khoa học, đào tạo, giúp tìm kinh phí đào tạo; hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng (R&D); tiếp thị, mở thị trường, hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ của ta ra nước ngoài...
Tuy nhiên, đóng góp của trí thức trẻ kiều bào với đất nước còn rất hạn chế so với khả năng và yêu cầu. Trong vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài cần nhân công chất lượng cao, có hiểu biết và kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài đã tuyển chọn chuyên gia gốc Việt làm việc tại Việt Nam.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước tuy đã có nhận thức về sự cần thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng chưa xác định được yêu cầu cụ thể: ở đâu cần? tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, bố trí sử dụng, chế độ về tiền lương, chính sách đãi ngộ thế nào? Các bộ, ngành chưa thường xuyên quan tâm đến việc thu hút trí thức kiều bào, chưa đưa ra được các chương trình, dự án hợp tác cụ thể, khả thi.
Thời gian tới, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, trí thức trẻ người Việt Nam ở nước ngoài cần được thu hút để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Một số bộ, ngành xây dựng một số chương trình thí điểm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo (là hai lĩnh vực được trí thức kiều bào quan tâm và có khả năng đóng góp) có sự tham gia của trí thức trẻ người Việt Nam ở nước ngoài từ đó điều chỉnh, bổ sung chính sách, nhân rộng việc thu hút, sử dụng trí thức trẻ kiều bào đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.
Đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với đất nước là rất lớn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vì vậy tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến Việt kiều về nước làm việc, có cống hiến cho đất nước có thể được lựa chọn là đại biểu Quốc hội. Vậy ý kiến của cá nhân Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Người Việt Nam ở nước ngoài có lợi thế là sinh sống và làm việc ở các nước phát triển và có thể đóng góp cho đất nước trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vấn đề kiều bào tham gia Quốc hội là một vấn đề mới, chưa có tiền lệ, đòi hỏi có thời gian để các cơ quan chức năng trong nước nghiên cứu.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể giới thiệu những kiều bào đã về nước lâu năm tham gia Quốc hội. Trên thực tế các đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Ngọc Hà trước đây đều là kiều bào ở Pháp.