Kiều hối năm nay có thể đạt 8 tỷ USD
Ngoại tệ chuyển về nước chủ yếu là của Việt kiều ở Mỹ, Australia và một số nước châu Âu
Vụ Quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết lượng kiều hối chuyển về Việt Nam vẫn trong xu hướng tăng và năm nay có thể đạt tới 8 tỷ USD, tăng khoảng 60% so với năm ngoái.
Theo ông Nguyễn Ngọc Lân, Vụ phó Vụ Quản lý ngoại hối, 6 tháng đầu năm lượng kiều hối chuyển về nước đã đạt gần 3,5 tỷ USD, và con số này chắc chắn sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm.
Tình hình chi trả kiều hối đang diễn ra rất khả quan tại nhiều ngân hàng như Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Cổ phần Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng Cổ phần Á Châu, với doanh số chi trả đạt từ hơn 400 triệu USD đến 750 triệu USD.
Theo ông Lân, kiều hối có sự tăng trưởng mạnh là do thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách thông thoáng hơn về quản lý ngoại hối và ưu đãi cho Việt kiều, trong đó có việc khuyến khích Việt kiều về nước đầu tư và cho phép họ mua nhà tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, chính sách tỉ giá được duy trì tương đối ổn định cùng với những đánh giá lạc quan của các tổ chức quốc tế về tình hình kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn cũng là những yếu tố quan trọng khiến Việt kiều yên tâm hơn khi chuyển tiền về nước.
Thống kê của các ngân hàng cho thấy, ngoại tệ chuyển về nước chủ yếu là của Việt kiều ở Mỹ, Australia và một số nước châu Âu. Số còn lại là của các chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh đang làm việc và học tập tại nước ngoài, và của người đi xuất khẩu lao động.
Các khoản kiều hối không dừng ở mức vài trăm USD để trợ giúp người thân như trước kia, mà nhiều khoản đã lên tới hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn USD, với mục đích chính là đầu tư, kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm.
Theo lý giải của ông Lân, hiện lãi suất huy động USD tại Việt Nam khá cao, dao động trong khoảng từ 7-8%/năm, trong khi ở các nước là 2-3%/năm, nên khá nhiều Việt kiều đã chọn hình thức gửi tiết kiệm, vừa có lãi lại tránh được rủi ro.
Để tạo thuận lợi cho khách hàng, nhiều ngân hàng và công ty làm dịch vụ kiều hối đã tích cực mở rộng mạng lưới tại các thị trường mới, củng cố mạng lưới chi trả tại một số thị trường trọng điểm như Mỹ, Australia… bằng cách hạ phí dịch vụ và phát triển thêm dịch vụ mới.
Mới đây, Ngân hàng Đông Á và công ty chuyển tiền quốc tế MoneyGram đã ký thỏa thuận triển khai dịch vụ chuyển kiều hối về tận nhà hoặc địa điểm theo yêu cầu. Khách hàng có thể nhận kiều hối bằng vàng, ngoại tệ hoặc VND.
Theo nhận định của ông Lân, ngoài lợi ích trước mắt là giúp cải thiện đời sống người dân trong nước, kiều hối còn góp phần gia tăng nguồn thu ngoại tệ, giúp cân bằng cán cân thương mại, cán cân vốn, nhất là trong bối cảnh nhập siêu vẫn đang ở mức báo động.
(Theo TTXVN)
Theo ông Nguyễn Ngọc Lân, Vụ phó Vụ Quản lý ngoại hối, 6 tháng đầu năm lượng kiều hối chuyển về nước đã đạt gần 3,5 tỷ USD, và con số này chắc chắn sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm.
Tình hình chi trả kiều hối đang diễn ra rất khả quan tại nhiều ngân hàng như Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Cổ phần Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng Cổ phần Á Châu, với doanh số chi trả đạt từ hơn 400 triệu USD đến 750 triệu USD.
Theo ông Lân, kiều hối có sự tăng trưởng mạnh là do thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách thông thoáng hơn về quản lý ngoại hối và ưu đãi cho Việt kiều, trong đó có việc khuyến khích Việt kiều về nước đầu tư và cho phép họ mua nhà tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, chính sách tỉ giá được duy trì tương đối ổn định cùng với những đánh giá lạc quan của các tổ chức quốc tế về tình hình kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn cũng là những yếu tố quan trọng khiến Việt kiều yên tâm hơn khi chuyển tiền về nước.
Thống kê của các ngân hàng cho thấy, ngoại tệ chuyển về nước chủ yếu là của Việt kiều ở Mỹ, Australia và một số nước châu Âu. Số còn lại là của các chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh đang làm việc và học tập tại nước ngoài, và của người đi xuất khẩu lao động.
Các khoản kiều hối không dừng ở mức vài trăm USD để trợ giúp người thân như trước kia, mà nhiều khoản đã lên tới hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn USD, với mục đích chính là đầu tư, kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm.
Theo lý giải của ông Lân, hiện lãi suất huy động USD tại Việt Nam khá cao, dao động trong khoảng từ 7-8%/năm, trong khi ở các nước là 2-3%/năm, nên khá nhiều Việt kiều đã chọn hình thức gửi tiết kiệm, vừa có lãi lại tránh được rủi ro.
Để tạo thuận lợi cho khách hàng, nhiều ngân hàng và công ty làm dịch vụ kiều hối đã tích cực mở rộng mạng lưới tại các thị trường mới, củng cố mạng lưới chi trả tại một số thị trường trọng điểm như Mỹ, Australia… bằng cách hạ phí dịch vụ và phát triển thêm dịch vụ mới.
Mới đây, Ngân hàng Đông Á và công ty chuyển tiền quốc tế MoneyGram đã ký thỏa thuận triển khai dịch vụ chuyển kiều hối về tận nhà hoặc địa điểm theo yêu cầu. Khách hàng có thể nhận kiều hối bằng vàng, ngoại tệ hoặc VND.
Theo nhận định của ông Lân, ngoài lợi ích trước mắt là giúp cải thiện đời sống người dân trong nước, kiều hối còn góp phần gia tăng nguồn thu ngoại tệ, giúp cân bằng cán cân thương mại, cán cân vốn, nhất là trong bối cảnh nhập siêu vẫn đang ở mức báo động.
(Theo TTXVN)