Kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp titan “kêu cứu”
Nhiều doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Titan Việt Nam đã dừng hoạt động
Hôm 23/9, Hiệp hội Titan Việt Nam cho biết vừa có tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị một số giải pháp về thuế để “cứu” hàng loạt doanh nghiệp thành viên, trước các khó khăn do giá bán titan và các sản phẩm liên quan giảm khá mạnh.
Cụ thể, theo ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Titan Việt Nam, trong số 38 hội viên là các doanh nghiệp trực tiếp khai thác, chế biến titan của Hiệp hội này, hiện chỉ còn 14 đơn vị đang sở hữu 17 giấy phép khai thác còn hiệu lực, với tổng trữ lượng được cấp phép khai thác là trên 18,3 triệu tấn.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội đã dừng hoạt động, một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng chỉ để vảo vệ máy móc, thiết bị.
“Năm 2013, sản xuất của 14 đơn vị có hoạt động chỉ đạt 38,7% công suất, năm 2014 giảm còn 16,2% công suất khai thác…”, Hiệp hội Titan Việt Nam cho biết.
Theo Hiệp hội, nguyên nhân chính của những khó khăn trên là do giá bán (chủ yếu xuất khẩu) các sản phẩm chế biến từ titan đã giảm mạnh từ 40-60% từ cuối năm 2012 đến nay, thị trường xuất khẩu thu hẹp trong khi ở trong nước, thuế, phí và lệ phí với khai thác, chế biến titan ngày càng cao: thuế tài nguyên tăng 10-16%; tiền cấp quyền khai thác tăng lên 3%/tấn tài nguyên các loại phí: bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên nước, tiền phục hồi môi trường… đều tăng, khiến tổng các loại thuế, phí với titan lên tới khoảng 41% giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp.
“Chính vì lý do đó, Hiệp hội đã đề nghị Chính phủ quy định thống nhất về giá tài nguyên, giảm thuế tài nguyên từ 16% xuống còn 8%, giảm tiền cấp quyền khai thác từ 3% xuống còn 2% và chuyển một số mã hàng hóa sản phẩm sang mã khác có mức thuế thấp hơn”, ông Lê Văn Lịch nói.
Theo một quan chức của Bộ Tài chính, hiện Vụ Chính sách thuế và Tổng cục Thuế của Bộ đang xem xét, giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội Titan Việt Nam mà Chính phủ đã có yêu cầu Bộ giải quyết.
Quan chức này cho rằng, có một số kiến nghị thì Hiệp hội hay từng doanh nghiệp có thể kiến nghị chính quyền địa phương xử lý, như về giảm giá tính thuế tài nguyên thì UBND cấp tỉnh nơi khai thác titan có thể xem xét, quy định chi phù hợp với giá bán sản phẩm.
Còn một số loại tài nguyên có tính chất giống nhau thì Bộ Tài chính đang tổng hợp giá tính thuế của các địa phương để xây dựng cơ sở dữ liệu để giá tính thuế tài nguyên từ đó xây dựng khung giá chung làm căn cứ cho các địa phương quy định thuế tài nguyên cho phù hợp.
Riêng thuế suất thuế tài nguyên với titan, Bộ Tài chính cũng đã có ban soạn thảo nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức thuế tài nguyên với từng nhóm, loại tài nguyên cho phù hợp để trình Chính phủ, Thường vụ Quốc hội xem xét.
Cụ thể, theo ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Titan Việt Nam, trong số 38 hội viên là các doanh nghiệp trực tiếp khai thác, chế biến titan của Hiệp hội này, hiện chỉ còn 14 đơn vị đang sở hữu 17 giấy phép khai thác còn hiệu lực, với tổng trữ lượng được cấp phép khai thác là trên 18,3 triệu tấn.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội đã dừng hoạt động, một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng chỉ để vảo vệ máy móc, thiết bị.
“Năm 2013, sản xuất của 14 đơn vị có hoạt động chỉ đạt 38,7% công suất, năm 2014 giảm còn 16,2% công suất khai thác…”, Hiệp hội Titan Việt Nam cho biết.
Theo Hiệp hội, nguyên nhân chính của những khó khăn trên là do giá bán (chủ yếu xuất khẩu) các sản phẩm chế biến từ titan đã giảm mạnh từ 40-60% từ cuối năm 2012 đến nay, thị trường xuất khẩu thu hẹp trong khi ở trong nước, thuế, phí và lệ phí với khai thác, chế biến titan ngày càng cao: thuế tài nguyên tăng 10-16%; tiền cấp quyền khai thác tăng lên 3%/tấn tài nguyên các loại phí: bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên nước, tiền phục hồi môi trường… đều tăng, khiến tổng các loại thuế, phí với titan lên tới khoảng 41% giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp.
“Chính vì lý do đó, Hiệp hội đã đề nghị Chính phủ quy định thống nhất về giá tài nguyên, giảm thuế tài nguyên từ 16% xuống còn 8%, giảm tiền cấp quyền khai thác từ 3% xuống còn 2% và chuyển một số mã hàng hóa sản phẩm sang mã khác có mức thuế thấp hơn”, ông Lê Văn Lịch nói.
Theo một quan chức của Bộ Tài chính, hiện Vụ Chính sách thuế và Tổng cục Thuế của Bộ đang xem xét, giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội Titan Việt Nam mà Chính phủ đã có yêu cầu Bộ giải quyết.
Quan chức này cho rằng, có một số kiến nghị thì Hiệp hội hay từng doanh nghiệp có thể kiến nghị chính quyền địa phương xử lý, như về giảm giá tính thuế tài nguyên thì UBND cấp tỉnh nơi khai thác titan có thể xem xét, quy định chi phù hợp với giá bán sản phẩm.
Còn một số loại tài nguyên có tính chất giống nhau thì Bộ Tài chính đang tổng hợp giá tính thuế của các địa phương để xây dựng cơ sở dữ liệu để giá tính thuế tài nguyên từ đó xây dựng khung giá chung làm căn cứ cho các địa phương quy định thuế tài nguyên cho phù hợp.
Riêng thuế suất thuế tài nguyên với titan, Bộ Tài chính cũng đã có ban soạn thảo nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức thuế tài nguyên với từng nhóm, loại tài nguyên cho phù hợp để trình Chính phủ, Thường vụ Quốc hội xem xét.