Kinh doanh sa sút, lãnh đạo Lọc dầu Dung Quất xin cơ chế lương đặc thù
BSR - đơn vị quản lý nhà máy lọc dầu Dung Quất vừa có một năm giảm doanh thu xuống mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây
Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất vừa công bố báo cáo kinh doanh và báo cáo tiền lương năm 2016.
Rót ngàn tỷ đồng vào công ty con “đắp chiếu”
Báo cáo cho thấy, BSR đang nắm 83,2% cổ phần tại Công ty Cổ phần Nhà và Thương mại Dầu khí (PV Building) với kết quả kinh doanh tương đối tốt, đạt lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 12,45 tỷ đồng.
Trong khi đó, một công ty con của BSR là Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung (Bio Ethanol Dung Quất) đã gặp nhiều khó khăn và hiện vẫn chưa có giải pháp cứu vãn.
Lọc hoá dầu Bình Sơn cho biết, với vai trò là cổ đông lớn nhất đã tìm các giải pháp xử lý và báo cáo chủ sở hữu, các cơ quan liên quan để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn.
“Hiện nay để duy trì hoạt động tối thiểu, Bio Ethanol Dung Quất đã cắt giảm lao động, chỉ để lại nhân sự tối thiểu thực hiện quản lý, bảo đảm tài sản và bảo dưỡng sửa chữa”, báo cáo nêu.
Bio Ethanol Dung Quất có vốn điều lệ 1.252 tỷ đồng. Dự án xây dựng nhà máy được phê duyệt xây dựng năm 2009 tại Quảng Ngãi với vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng, sau đó bị đội vốn lên 2.100 tỷ đồng.
Ba cổ đông sáng lập của Bio Ethanol Dung Quất bao gồm Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco) góp 30%, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) chiếm 60% vốn và Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) góp 10%. Tuy nhiên, sau đó các công ty này đã lần lượt thoái vốn, hiện chỉ còn BSR là cổ đông lớn nhất.
Đơn vị được chỉ định thầu cho dự án là Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật và xây lắp dầu khí (PTSC). Thanh tra Chính phủ mới đây đã vào cuộc và làm rõ những sai phạm tại nhà máy. Theo kết quả thanh tra, dự án bị chậm tiến độ, chủ đầu tư chưa có kinh nghiệp, tăng chi phí.
“Chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí vốn vay tăng dẫn đến tăng giá thành sản phẩm. Thị trường tiêu thụ xăng E5 tại nước ta còn thấp, do đó việc tiêu thụ hạn chế, nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí không vận hành nhưng vẫn phát sinh nhiều chi phí. Năm 2014 nhà máy lỗ khoảng 164 tỷ đồng”, báo cáo nêu.
Lãnh đạo đề nghị cơ chế lương đặc thù
Năm 2016, Lọc dầu Bình Sơn đạt doanh thu 75.184 tỷ đồng, giảm 41,6% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm và ở mức 5.007 tỷ đồng. Số tiền nộp ngân sách nhà nước giảm gần một nữa đạt 12.410 tỷ đồng.
Các sản phẩm chính mà Dung Quất đã sản xuất được là các loại xăng, dầu DO, dầu FO, nhiên liệu bay Jet A1, LPG, Propylen…
Về lương thưởng người quản lý, Lọc hoá dầu Bình Sơn cho biết, đã thực hiện việc trả lương cho người lao động dựa trên chức vụ, công việc, trình độ chuyên môn. Nguyên tắc trả lương thưởng dựa vào thành tích kinh doanh của công ty.
Năm 2016, 10 lãnh đạo Lọc hoá dầu Bình Sơn được lên kế hoạch chi trả lương bình quân 36,7 triệu đồng/tháng. Tính cả quỹ khen thưởng, thu nhập bình quân của lãnh đạo ở đây khoảng 38,8 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này giảm đáng kể so với năm 2015 là 44,9 triệu đồng/tháng
Lãnh đạo công ty cũng đề xuất xem xét chế độ đặc thù cơ chế tiền lương đối với người quản lý công ty có mức doanh thu hàng năm trên 100.000 tỷ đồng để đảm bảo tính hợp lý giữa các doanh nghiệp nhà nước với quy mô hoạt động và đặc thù công việc.
BSR còn kiến nghị bổ sung chế độ thưởng an toàn đối với người quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất tương tự như người quản lý tại các nhà máy điện, kỹ thuật máy bay...
Rót ngàn tỷ đồng vào công ty con “đắp chiếu”
Báo cáo cho thấy, BSR đang nắm 83,2% cổ phần tại Công ty Cổ phần Nhà và Thương mại Dầu khí (PV Building) với kết quả kinh doanh tương đối tốt, đạt lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 12,45 tỷ đồng.
Trong khi đó, một công ty con của BSR là Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung (Bio Ethanol Dung Quất) đã gặp nhiều khó khăn và hiện vẫn chưa có giải pháp cứu vãn.
Lọc hoá dầu Bình Sơn cho biết, với vai trò là cổ đông lớn nhất đã tìm các giải pháp xử lý và báo cáo chủ sở hữu, các cơ quan liên quan để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn.
“Hiện nay để duy trì hoạt động tối thiểu, Bio Ethanol Dung Quất đã cắt giảm lao động, chỉ để lại nhân sự tối thiểu thực hiện quản lý, bảo đảm tài sản và bảo dưỡng sửa chữa”, báo cáo nêu.
Bio Ethanol Dung Quất có vốn điều lệ 1.252 tỷ đồng. Dự án xây dựng nhà máy được phê duyệt xây dựng năm 2009 tại Quảng Ngãi với vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng, sau đó bị đội vốn lên 2.100 tỷ đồng.
Ba cổ đông sáng lập của Bio Ethanol Dung Quất bao gồm Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco) góp 30%, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) chiếm 60% vốn và Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) góp 10%. Tuy nhiên, sau đó các công ty này đã lần lượt thoái vốn, hiện chỉ còn BSR là cổ đông lớn nhất.
Đơn vị được chỉ định thầu cho dự án là Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật và xây lắp dầu khí (PTSC). Thanh tra Chính phủ mới đây đã vào cuộc và làm rõ những sai phạm tại nhà máy. Theo kết quả thanh tra, dự án bị chậm tiến độ, chủ đầu tư chưa có kinh nghiệp, tăng chi phí.
“Chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí vốn vay tăng dẫn đến tăng giá thành sản phẩm. Thị trường tiêu thụ xăng E5 tại nước ta còn thấp, do đó việc tiêu thụ hạn chế, nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí không vận hành nhưng vẫn phát sinh nhiều chi phí. Năm 2014 nhà máy lỗ khoảng 164 tỷ đồng”, báo cáo nêu.
Lãnh đạo đề nghị cơ chế lương đặc thù
Năm 2016, Lọc dầu Bình Sơn đạt doanh thu 75.184 tỷ đồng, giảm 41,6% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm và ở mức 5.007 tỷ đồng. Số tiền nộp ngân sách nhà nước giảm gần một nữa đạt 12.410 tỷ đồng.
Các sản phẩm chính mà Dung Quất đã sản xuất được là các loại xăng, dầu DO, dầu FO, nhiên liệu bay Jet A1, LPG, Propylen…
Về lương thưởng người quản lý, Lọc hoá dầu Bình Sơn cho biết, đã thực hiện việc trả lương cho người lao động dựa trên chức vụ, công việc, trình độ chuyên môn. Nguyên tắc trả lương thưởng dựa vào thành tích kinh doanh của công ty.
Năm 2016, 10 lãnh đạo Lọc hoá dầu Bình Sơn được lên kế hoạch chi trả lương bình quân 36,7 triệu đồng/tháng. Tính cả quỹ khen thưởng, thu nhập bình quân của lãnh đạo ở đây khoảng 38,8 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này giảm đáng kể so với năm 2015 là 44,9 triệu đồng/tháng
Lãnh đạo công ty cũng đề xuất xem xét chế độ đặc thù cơ chế tiền lương đối với người quản lý công ty có mức doanh thu hàng năm trên 100.000 tỷ đồng để đảm bảo tính hợp lý giữa các doanh nghiệp nhà nước với quy mô hoạt động và đặc thù công việc.
BSR còn kiến nghị bổ sung chế độ thưởng an toàn đối với người quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất tương tự như người quản lý tại các nhà máy điện, kỹ thuật máy bay...