08:38 09/09/2019

Kinh nghiệm đối phó ô nhiễm thủy ngân từ nhiều quốc gia

Hoài Phương

30% lượng thủy ngân trong không khí tới từ các nguồn tự nhiên - như núi lửa hay cháy rừng và 70% còn lại xuất hiện từ các hoạt động của con người.


Khai thác vàng quy mô nhỏ đang là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm thủy ngân. Khi đốt đá hoặc bùn than để tách vàng, người ta vô tình phát thải chất này vào không khí. Nước nhiễm thủy ngân từ các mỏ vàng chảy ra sông và ngấm xuống đất. Việc đốt than đá cũng giải phóng lượng lớn chất độc này vào không khí. Vì thế, các nhà máy điện dùng than là nguồn phát thải thủy ngân nguy hiểm…Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cảnh báo, ô nhiễm thủy ngân đang trở thành một vấn đề toàn cầu. Một khi phát tán vào khí quyển, thủy ngân sẽ biến đổi rất phức tạp. Mưa rơi mang theo thủy ngân xuống các nguồn nước rồi xâm nhập cơ thể động vật dưới nước. Chất độc này ngấm vào đất, đại dương và có thể quay lại khí quyển. Vì thế, tác động của nó đối với môi trường có thể kéo dài vài thập kỷ.Bang Minnesota, Mỹ từng phối hợp với các hãng ôtô để quảng bá một chương trình thu thập, tái chế những bộ phận của xe có thể phát thải thủy ngân. Giới chức Mỹ cũng phát động chương trình giáo dục cộng đồng để họ góp sức vào nỗ lực giảm thủy ngân trong khí quyển.
Kinh nghiệm đối phó ô nhiễm thủy ngân từ nhiều quốc gia - Ảnh 1.
Dù rất nỗ lực trong cuộc chiến chống ô nhiễm thủy ngân, Mỹ mới chỉ bắt đầu thu nhận thành quả. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ ban hành luật đầu tiên trên thế giới về thủy ngân và các chất độc trong khí quyển vào năm 2012, ngăn chặn tới 90% lượng thủy ngân từ các nhà máy nhiệt điện dùng than đá. Các nhà khoa học ước tính luật này có thể làm giảm tới 6.000 ca đau tim, 130.000 ca hen suyễn, 4.000-11.000 người chết sớm mỗi năm; đồng thời giảm chi phí y tế hằng năm từ 40-70 tỷ USD.Yayasan Tambuhak Sinta - một tổ chức phi chính phủ ở Indonesia - lại xác định hoạt động khai mỏ và đào vàng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm thủy ngân ở nước này. Họ lập dự án cộng đồng, tới từng hầm mỏ để tuyên truyền về tác hại của thủy ngân, vận động tuân thủ các quy trình giảm lượng thủy ngân sử dụng và thải ra môi trường. Dự án đã giúp giảm lượng thủy ngân trong không khí, đất và nước, giúp công nhân có môi trường làm việc an toàn hơn.Trung Quốc - một trong những nước sử dụng than đá nhiều nhất thế giới - đã ban hành tiêu chuẩn xả thải chất độc hại đối với nhà máy nhiệt điện từ năm 2012 để giảm ô nhiễm không khí nói chung và nồng độ thủy ngân nói riêng. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc thừa nhận việc thực thi tiêu chuẩn vẫn là thách thức lớn bởi nó đề ra nhiều tiêu chí cao hơn các nước khác, trong khi trình độ công nghệ còn thấp.
Kinh nghiệm đối phó ô nhiễm thủy ngân từ nhiều quốc gia - Ảnh 2.
Minamata là một thành phố xinh đẹp bênh cạnh bờ biển Yatsushiro thuộc tỉnh Kumamoto, một vùng đất nôit tiếng về chất lượng và sự đa dạng của hải sản. Năm 1956, căn bệnh lạ xuất hiện ở thành phố này được nước Nhật gọi là bệnh Minamata.  Vào năm 1959. Các giáo sư của trường đại học Kumamoto đưa ra thông báo chính thức về căn bệnh  ở vùng Minamata là bệnh thần kinh, nguyên nhân là do ăn cá và sinh vật có vỏ cứng bị nhiễm độc thủy ngân từ vịnh Minamata.
Theo Japan Times, lượng thủy ngân này có trong chất thải công nghiệp của nhà máy hóa chất Chisso. Mặc dù công ty Chisso phủ nhận điều này, nhưng đã có khoảng 3.000 người chính thức công nhận rằng đã mắc bệnh Minamata. Kinh nghiệm từ đất nước Nhật Bản cho thấy ngăn chặn ô nhiễm kịp thời ngay sau khi phát hiện là điều rất cấp thiết.Theo nghiên cứu mới đây của MIT, khi thuỷ ngân bị thải vào bầu khí quyển từ những ống khói của các nhà máy sản xuất năng lượng, chất gây ô nhiễm này có một đường đi phức tạp; ngay cả sau khi thuỷ ngân tiếp đất và chìm dần xuống đại dương, thủy ngân vẫn có thể bị đưa ngược trở lại vào bầu khí quyển. Hiện tượng này được gọi là "hiệu ứng châu chấu", nó làm cho chất cực độc này tuần hoàn như là "di sản các phát thải", mà được kết hợp với những luồng thài mới từ các ống khói, điều này có thể kéo dài các tác động của thuỷ ngân lên môi trường đến nhiều thập kỷ.
Kinh nghiệm đối phó ô nhiễm thủy ngân từ nhiều quốc gia - Ảnh 3.
Nhóm nghiên cứu từ MIT ước tính Châu Á thải ra lượng thuỷ ngân gấp đôi lượng được ước tính trước đây. Noelle Selin, Phó Giáo sư tại trung tâm phát triển sự nghiệp Esther and Harold E. Edgerton của Khoa khoa học về Hành tinh, Khí quyển, và Trái đất ở trường MIT, cho biết rằng phân tích mới này cũng có thể cung cấp cho các nhà khoa học những khái niệm tốt hơn về việc chất thuỷ ngân bị thải trở lại từ đất và đại dương – sẽ bị dính lại quanh trong bầu khí quyển trong bao lâu.Theo UNEP, mặc dù hiện nay đã có những công nghệ làm giảm tác động của thủy ngân đối với sức khỏe con người, nhất là đối với phụ nữ mang thai và trẻ em, song việc hạn chế khai thác và sử dụng thủy ngân vẫn đang là yêu cầu cấp thiết với tất cả các quốc gia, cả phát triển, đang phát triển lẫn kém phát triển, để bảo vệ sức khỏe con người, tránh cho loài người những bệnh vô phương cứu chữa do thủy ngân gây ra.

(Theo maaproject.org)