Kinh tế 2010 và nỗi lo giá tăng, điện thiếu
Theo đánh giá của Chính phủ, một trong những hạn chế của 4 tháng đầu năm nay là giá cả tăng khá cao so với các năm trước
Chiều 7/5, kết thúc một ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã nhấn mạnh vấn đề quản lý giá trong chỉ đạo, điều hành thời gian tới.
Theo đánh giá của Chính phủ, một trong những hạn chế của 4 tháng đầu năm nay chính là giá cả tăng khá cao so với các năm trước. Đặc biệt là các yếu tố do tác động từ phục hồi kinh tế, lạm phát và giá cả thế giới tăng và việc tăng giá đầu vào trong nước tiếp tục gây áp lực lớn đến mặt bằng giá cả và lạm phát trong thời gian tới.
Đã khó càng thêm khó
Tại báo cáo thẩm tra được trình bày tại phiên họp buổi sáng cùng ngày, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định rằng chỉ số giá tiêu dùng những tháng đầu năm tăng cao đặt ra những thách thức rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu CPI tăng không quá 7% trong năm 2010.
Trong đó giá nhóm hàng hóa thiết yếu liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân đều tăng cao, như nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 2 tăng 1,75%, tháng 3 tăng 1,38%, tháng 4 tăng 2,51%; nhóm giao thông tháng 2 tăng 1,45%, tháng 3 tăng 0,92%, tháng 4 tăng 0,48%; nhóm hàng ăn uống và dịch vụ tháng 2 tăng 3,09%, tháng 3 tăng 1,03%, tháng 4 tăng 0,43%.
Việc điều chỉnh giá một số mặt hàng cơ bản như điện, than, nước, xăng dầu... diễn ra gần như đồng thời trong một khoảng thời gian rất ngắn cùng với việc điều chỉnh tỷ giá 2 lần trong vòng 2 tháng và được triển khai ngay trước Tết Nguyên đán đã gây hiệu ứng cộng hưởng, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nói.
Theo phân tích của ủy ban, đây chính là một trong những nguyên nhân làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đột biến trong quý 1/2010, gây tâm lý lo lắng trong dân cư và cộng đồng doanh nghiệp.
Thảo luận tại phiên họp chiều nay, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng đề nghị Chính phủ cần xem lại thời điểm tăng giá một số mặt hàng, vì khi ”lương chưa tăng nhưng giá tăng nhiều rồi nên đời sống của nhân dân đã khó khăn càng khó khăn hơn”.
Chủ nhiệm Thu Ba cũng phản ánh, cử tri rất tâm tư và đặt ra nhiều câu hỏi về điều hành của Chính phủ trong vấn đề này khi tiếp xúc với đại biểu Quốc hội.
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho biết khi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, nhiều ý kiến đặt câu hỏi về chuyện tăng giá và đề nghị Chính phủ phải nói rõ về việc tăng giá vừa qua với một số mặt hàng trọng điểm.
Mất điện: "Tỉnh ủy chịu được, doanh nghiệp thì không"
Bên cạnh nỗi lo về tăng giá, thiếu điện cũng là vấn đề khiến một số vị ủy viên Thường vụ Quốc hội quan ngại.
Cả hai lần phát biểu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn đều hết sức lo lắng trước phản ánh "chưa năm nào điện bị cắt liên tục như năm nay" của cử tri.
“Tỉnh ủy, ủy ban mất điện cũng được nhưng doanh nghiệp thì không, nên có giải thích minh bạch với nhân dân vấn đề này”, ông Đàn đề nghị.
Chủ nhiệm Thu Ba cũng băn khoăn khi cả thủy điện, nhiệt điện đều tăng mà điện vẫn thiếu, trong khi kinh tế vừa mới ổn định trở lại, nhu cầu về điện rất cao.
Thừa nhận tình trạng thiếu điện cục bộ thời gian qua, song đại diện Bộ Công Thương đã cho biết “tin mừng” là tháng 5 và 6 tình hình cấp điện sẽ khá hơn, vì tại các công trình thủy điện, nước đang về nhiều.
Giữ ổn định giá điện bán cho các hộ sản xuất, tiêu dùng và giá than bán cho điện trong năm 2010 cũng là nội dung nằm trong nhóm giải pháp tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát được Chính phủ xác định tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Theo Chính phủ, các công cụ thuế sẽ được sử dụng linh hoạt để bình ổn giá xăng dầu, không để giá xăng tăng liên tục gây tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng. Chi phí kinh doanh, giá thành các loại sản phẩm thuộc diện bình ổn giá, bao gồm xăng dầu, điện, than, sữa, thức ăn chăn nuôi...sẽ được kiểm soát.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nhấn mạnh giải pháp tập trung thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, kiểm soát giá các hàng hóa thiết yếu, trong đó chủ yếu sử dụng biện pháp kinh tế, hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính. Chủ động áp dụng các giải pháp điều tiết cung - cầu và bình ổn thị trường trong năm 2010.
Theo đánh giá của Chính phủ, một trong những hạn chế của 4 tháng đầu năm nay chính là giá cả tăng khá cao so với các năm trước. Đặc biệt là các yếu tố do tác động từ phục hồi kinh tế, lạm phát và giá cả thế giới tăng và việc tăng giá đầu vào trong nước tiếp tục gây áp lực lớn đến mặt bằng giá cả và lạm phát trong thời gian tới.
Đã khó càng thêm khó
Tại báo cáo thẩm tra được trình bày tại phiên họp buổi sáng cùng ngày, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định rằng chỉ số giá tiêu dùng những tháng đầu năm tăng cao đặt ra những thách thức rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu CPI tăng không quá 7% trong năm 2010.
Trong đó giá nhóm hàng hóa thiết yếu liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân đều tăng cao, như nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 2 tăng 1,75%, tháng 3 tăng 1,38%, tháng 4 tăng 2,51%; nhóm giao thông tháng 2 tăng 1,45%, tháng 3 tăng 0,92%, tháng 4 tăng 0,48%; nhóm hàng ăn uống và dịch vụ tháng 2 tăng 3,09%, tháng 3 tăng 1,03%, tháng 4 tăng 0,43%.
Việc điều chỉnh giá một số mặt hàng cơ bản như điện, than, nước, xăng dầu... diễn ra gần như đồng thời trong một khoảng thời gian rất ngắn cùng với việc điều chỉnh tỷ giá 2 lần trong vòng 2 tháng và được triển khai ngay trước Tết Nguyên đán đã gây hiệu ứng cộng hưởng, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nói.
Theo phân tích của ủy ban, đây chính là một trong những nguyên nhân làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đột biến trong quý 1/2010, gây tâm lý lo lắng trong dân cư và cộng đồng doanh nghiệp.
Thảo luận tại phiên họp chiều nay, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng đề nghị Chính phủ cần xem lại thời điểm tăng giá một số mặt hàng, vì khi ”lương chưa tăng nhưng giá tăng nhiều rồi nên đời sống của nhân dân đã khó khăn càng khó khăn hơn”.
Chủ nhiệm Thu Ba cũng phản ánh, cử tri rất tâm tư và đặt ra nhiều câu hỏi về điều hành của Chính phủ trong vấn đề này khi tiếp xúc với đại biểu Quốc hội.
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho biết khi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, nhiều ý kiến đặt câu hỏi về chuyện tăng giá và đề nghị Chính phủ phải nói rõ về việc tăng giá vừa qua với một số mặt hàng trọng điểm.
Mất điện: "Tỉnh ủy chịu được, doanh nghiệp thì không"
Bên cạnh nỗi lo về tăng giá, thiếu điện cũng là vấn đề khiến một số vị ủy viên Thường vụ Quốc hội quan ngại.
Cả hai lần phát biểu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn đều hết sức lo lắng trước phản ánh "chưa năm nào điện bị cắt liên tục như năm nay" của cử tri.
“Tỉnh ủy, ủy ban mất điện cũng được nhưng doanh nghiệp thì không, nên có giải thích minh bạch với nhân dân vấn đề này”, ông Đàn đề nghị.
Chủ nhiệm Thu Ba cũng băn khoăn khi cả thủy điện, nhiệt điện đều tăng mà điện vẫn thiếu, trong khi kinh tế vừa mới ổn định trở lại, nhu cầu về điện rất cao.
Thừa nhận tình trạng thiếu điện cục bộ thời gian qua, song đại diện Bộ Công Thương đã cho biết “tin mừng” là tháng 5 và 6 tình hình cấp điện sẽ khá hơn, vì tại các công trình thủy điện, nước đang về nhiều.
Giữ ổn định giá điện bán cho các hộ sản xuất, tiêu dùng và giá than bán cho điện trong năm 2010 cũng là nội dung nằm trong nhóm giải pháp tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát được Chính phủ xác định tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Theo Chính phủ, các công cụ thuế sẽ được sử dụng linh hoạt để bình ổn giá xăng dầu, không để giá xăng tăng liên tục gây tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng. Chi phí kinh doanh, giá thành các loại sản phẩm thuộc diện bình ổn giá, bao gồm xăng dầu, điện, than, sữa, thức ăn chăn nuôi...sẽ được kiểm soát.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nhấn mạnh giải pháp tập trung thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, kiểm soát giá các hàng hóa thiết yếu, trong đó chủ yếu sử dụng biện pháp kinh tế, hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính. Chủ động áp dụng các giải pháp điều tiết cung - cầu và bình ổn thị trường trong năm 2010.