Nguồn điện tháng 5 sẽ khó khăn
Thời tiết nắng nóng trên diện rộng, nước về các hồ thuỷ điện suy giảm, nhiệt điện than vận hành chưa ổn định
Dự kiến sản lượng điện phân bổ trung bình toàn hệ thống tháng 5 sẽ chỉ ở mức 275-280 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất khoảng 15.900 MW, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết.
Dù rằng mức này đã cao hơn chỉ tiêu tương ứng của tháng 4, tuy nhiên theo nhận định của EVN, trong tháng 5, tình hình cung cấp điện còn tiếp tục khó khăn, nhất là ở miền Bắc.
Cụ thể, nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng tiếp tục diễn biến trên diện rộng, lượng nước về các hồ thuỷ điện suy giảm, trong khi các nhà máy nhiệt điện than mới ở miền Bắc vận hành chưa ổn định.
Trong tháng 4, mặc dù đã có mưa, nhưng lưu lượng nước về các hồ chứa miền Bắc tiếp tục thấp hơn giá trị trung bình năm từ 45% đến 83%; các hồ thủy điện miền Trung và miền Nam cũng đạt thấp hơn từ 30% đến 71%.
Cũng theo EVN, do chặn cống dẫn dòng để tích nước hồ Sơn La, trong 20 ngày kể từ ngày 8/5 sẽ không có nước về hồ Hoà Bình, trong khi đây là nguồn cung cấp điện lớn cho toàn hệ thống. Ngoài Hòa Bình, các nhà máy thủy điện phía Bắc như Thác Bà, Tuyên Quang cũng buộc phải khai thác hạn chế để giữ nước hồ cho cuối mùa khô.
Trong khi đó, khí PM3 các ngày 15, 16, 21/4, lượng khí giảm do sự cố giàn. Một số nguồn nhiệt điện miền Bắc vận hành không ổn định: Hải Phòng 1 bị sự cố từ ngày 2/3, Quảng Ninh 1 bị sự cố từ 14/4, Cẩm Phả bị sự cố lò 1 từ 18/4 và sự cố máy từ 25/4.
Nhiệt điện Quảng Ninh 1 chỉ có thể phát điện trở lại trong thời gian sớm nhất vào cuối tháng 5/2010; nhiệt điện Hải Phòng 1 cũng chỉ có thể phát điện trong thời gian sớm nhất vào giữa tháng 6/2010. Thủy điện Bản Vẽ, tổ máy 1 dự kiến sẽ chạy không tải ngày 10/5 và hòa lưới phát điện lần đầu vào ngày 19/5.
Để đáp ứng nhu cầu phụ tải, theo kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng 5, EVN cho biết sẽ cố gắng đảm bảo cấp điện ổn định cho sản xuất và nhu cầu thiết yếu của xã hội, huy động tối đa nhiệt điện than, tua bin khí; nhiệt điện dầu huy động theo tình hình vận hành cụ thể; tranh thủ tối đa mua điện Trung Quốc...
Cũng theo thông tin từ EVN, sản lượng trung bình ngày tháng 4 của toàn hệ thống đạt 267,8 triệu kWh, tăng 14,24% so cùng kỳ năm trước (234,4 triệu kWh/ngày). Sản lượng ngày cao nhất đạt 282,74 triệu kWh tăng 9,6% so với ngày cao nhất của tháng 4/2009 (260,22 triệu kWh). Công suất lớn nhất đạt 13.938 MW (ngày 2/4), tăng 5,77% so với tháng 4/2009 (13.178 MW).
Điện sản xuất và mua ngoài tháng 4 đạt 7,783 tỷ kWh, tăng 14,34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện sản xuất đạt 4,603 tỷ kWh, tăng 11,78%; điện mua ngoài 3,180 tỷ kWh, tăng 18,26% so cùng kỳ (điện mua Trung Quốc đạt 403 triệu kWh, tăng 9,8% so cùng kỳ).
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2010, điện sản xuất và mua ngoài của EVN đạt 29,585 tỷ kWh, tăng 19,01% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện sản xuất là 17,582 tỷ kWh, tăng 10,31%; điện mua ngoài 12,003 tỷ kWh, tăng 34,57% so cùng kỳ (điện mua Trung Quốc đạt 1.487 triệu kWh).
Điện thương phẩm tháng 4 ước thực hiện 6,915 tỷ kWh, tăng 14,21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện cấp cho sản xuất công nghiệp xây dựng tăng 16,5%; điện cấp cho quản lý và tiêu dùng sinh hoạt tăng 6,04% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 4 tháng đầu năm 2010, điện thương phẩm ước thực hiện 25.444 tỷ kWh, tăng 18,16% so với cùng kỳ, trong đó điện cấp cho công nghiệp xây dựng tăng 23,67%, chiếm tỷ trọng 51,04%; điện cấp cho quản lý và tiêu dùng tăng 8,3%, chiếm tỷ trọng 38,07%.
Dù rằng mức này đã cao hơn chỉ tiêu tương ứng của tháng 4, tuy nhiên theo nhận định của EVN, trong tháng 5, tình hình cung cấp điện còn tiếp tục khó khăn, nhất là ở miền Bắc.
Cụ thể, nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng tiếp tục diễn biến trên diện rộng, lượng nước về các hồ thuỷ điện suy giảm, trong khi các nhà máy nhiệt điện than mới ở miền Bắc vận hành chưa ổn định.
Trong tháng 4, mặc dù đã có mưa, nhưng lưu lượng nước về các hồ chứa miền Bắc tiếp tục thấp hơn giá trị trung bình năm từ 45% đến 83%; các hồ thủy điện miền Trung và miền Nam cũng đạt thấp hơn từ 30% đến 71%.
Cũng theo EVN, do chặn cống dẫn dòng để tích nước hồ Sơn La, trong 20 ngày kể từ ngày 8/5 sẽ không có nước về hồ Hoà Bình, trong khi đây là nguồn cung cấp điện lớn cho toàn hệ thống. Ngoài Hòa Bình, các nhà máy thủy điện phía Bắc như Thác Bà, Tuyên Quang cũng buộc phải khai thác hạn chế để giữ nước hồ cho cuối mùa khô.
Trong khi đó, khí PM3 các ngày 15, 16, 21/4, lượng khí giảm do sự cố giàn. Một số nguồn nhiệt điện miền Bắc vận hành không ổn định: Hải Phòng 1 bị sự cố từ ngày 2/3, Quảng Ninh 1 bị sự cố từ 14/4, Cẩm Phả bị sự cố lò 1 từ 18/4 và sự cố máy từ 25/4.
Nhiệt điện Quảng Ninh 1 chỉ có thể phát điện trở lại trong thời gian sớm nhất vào cuối tháng 5/2010; nhiệt điện Hải Phòng 1 cũng chỉ có thể phát điện trong thời gian sớm nhất vào giữa tháng 6/2010. Thủy điện Bản Vẽ, tổ máy 1 dự kiến sẽ chạy không tải ngày 10/5 và hòa lưới phát điện lần đầu vào ngày 19/5.
Để đáp ứng nhu cầu phụ tải, theo kế hoạch vận hành hệ thống điện tháng 5, EVN cho biết sẽ cố gắng đảm bảo cấp điện ổn định cho sản xuất và nhu cầu thiết yếu của xã hội, huy động tối đa nhiệt điện than, tua bin khí; nhiệt điện dầu huy động theo tình hình vận hành cụ thể; tranh thủ tối đa mua điện Trung Quốc...
Cũng theo thông tin từ EVN, sản lượng trung bình ngày tháng 4 của toàn hệ thống đạt 267,8 triệu kWh, tăng 14,24% so cùng kỳ năm trước (234,4 triệu kWh/ngày). Sản lượng ngày cao nhất đạt 282,74 triệu kWh tăng 9,6% so với ngày cao nhất của tháng 4/2009 (260,22 triệu kWh). Công suất lớn nhất đạt 13.938 MW (ngày 2/4), tăng 5,77% so với tháng 4/2009 (13.178 MW).
Điện sản xuất và mua ngoài tháng 4 đạt 7,783 tỷ kWh, tăng 14,34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện sản xuất đạt 4,603 tỷ kWh, tăng 11,78%; điện mua ngoài 3,180 tỷ kWh, tăng 18,26% so cùng kỳ (điện mua Trung Quốc đạt 403 triệu kWh, tăng 9,8% so cùng kỳ).
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2010, điện sản xuất và mua ngoài của EVN đạt 29,585 tỷ kWh, tăng 19,01% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện sản xuất là 17,582 tỷ kWh, tăng 10,31%; điện mua ngoài 12,003 tỷ kWh, tăng 34,57% so cùng kỳ (điện mua Trung Quốc đạt 1.487 triệu kWh).
Điện thương phẩm tháng 4 ước thực hiện 6,915 tỷ kWh, tăng 14,21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện cấp cho sản xuất công nghiệp xây dựng tăng 16,5%; điện cấp cho quản lý và tiêu dùng sinh hoạt tăng 6,04% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 4 tháng đầu năm 2010, điện thương phẩm ước thực hiện 25.444 tỷ kWh, tăng 18,16% so với cùng kỳ, trong đó điện cấp cho công nghiệp xây dựng tăng 23,67%, chiếm tỷ trọng 51,04%; điện cấp cho quản lý và tiêu dùng tăng 8,3%, chiếm tỷ trọng 38,07%.