Kinh tế 24h qua: “Con bài domino” tiếp theo?
Sau khi Hy Lạp và Ireland sụp đổ, Bồ Đào Nha, Bỉ, Tây Ban Nha và Italy đều có khả năng trở thành "con bài domino" tiếp theo
Sau khi các nền kinh tế Hy Lạp và Ireland sụp đổ, Bồ Đào Nha, Bỉ, Tây Ban Nha và Italy đều có khả năng trở thành "con bài domino" kinh tế tiếp theo, tạp chí Money and Markets nhận định.
Đến nay Bồ Đào Nha vẫn khẳng định sẽ tự trả được nợ và không cần sự giúp đỡ tài chính từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay bất cứ tổ chức tài chính quốc tế và khu vực nào. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách của nước này hiện đã lên tới gần 10% GDP, nợ phải thanh toán đã lên tới 90% GDP.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm nợ Standard & Poor's tuyên bố sẽ giảm xếp hạng tín nhiệm trái phiếu và Moody's sẽ giảm hai bậc tín dụng của Bồ Đào Nha. Các nhà đầu tư quốc tế đã phải bán tháo trái phiếu của nước này khiến lệ phí vay nợ của Bồ Đào Nha tăng cao.
Lãi suất trái phiếu thời hạn ba năm đã tăng lên 5,4% tháng 12/2010 trong khi lãi suất trái phiếu 10 năm đã tăng lên 7%. Trái phiếu kỳ hạn 10 năm được bán ra đầu năm 2010, đến nay đã mất 18% giá trị.
Hôm 12/1, Bồ Đào Nha đã chào bán thành công 1,25 tỷ Euro trái phiếu chính phủ, trong đó có 650 triệu Euro trái phiếu đáo hạn vào năm 2014 và 599 triệu Euro trái phiếu đáo hạn năm 2020.
Lợi suất của số trái phiếu đáo hạn năm 2014 là 5,39%, tăng khoảng 1,4% so với cuộc đấu giá tương tự trong tháng 10/2010. Trong khi đó, lợi suất của số trái phiếu đáo hạn năm 2020 giảm xuống 6,72% từ mức 6,81% trong lần trước.
Theo tạp chí trên, Bồ Đào Nha chỉ còn bước rất nhỏ nữa là theo bước Hy Lạp và Ireland. Sau Bồ Đào Nha, các nền kinh tế Bỉ, Tây Ban Nha hay Italy đều là các "ứng viên" có nguy cơ lớn trở thành "con bài domino" kế tiếp.
Hôm qua, các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu đã nhóm họp để bàn về việc thay đổi quy mô Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF). Giới phân tích dự báo cuộc họp sẽ không đi tới đâu, do Đức sẽ phản đối việc mở rộng quỹ này.
Sự thận trọng từ tình hình châu Âu và cuộc họp bàn xung quanh quy mô EFSF đã khiến đồng Euro hôm qua sụt giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác trong phiên giao dịch ngày 17/1 tại châu Á.
Trong phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng tiền châu Âu giảm xuống 1,3332 USD, so với 1,3382 USD tại New York cuối tuần trước và 110,54 Yên, so với 110,9 Yên. Trong khi đó, đồng USD giảm từ 82,94 Yên xuống 82,91 Yên.
Đồng Euro đã để mất nền tảng sau đà đi lên gần đây, nhờ các đợt phát hành trái phiếu thành công trong tuần trước của Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha giúp làm giảm bớt lo ngại về tình hình kinh tế khu vực đồng Euro.
Từ ngày 20/1 tới, các ngân hàng Trung Quốc sẽ tiếp tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5%. Đây là lần thứ 4 trong vòng 2 tháng qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) yêu cầu các nhà băng nội địa có động thái này nhằm kiểm soát lạm phát.
Như vậy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc là 19,5%. Các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò hồi tháng 12 của Reuters dự báo tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ chạm mức 20% vào tháng 06/2011.
Mặc dù quyết định mới của PBoC đã tác động tới khu vực chứng khoán châu Á, nhưng theo nhận định của Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS), động thái này không làm thay đổi triển vọng “khá tích cực” hiện nay của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Theo RBS, tốc độ tăng trưởng ngày càng mạnh của nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện sẽ đem lại động lực cho thị trường.
“Lãi suất trên đà gia tăng thể hiện triển vọng tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ hơn của nền kinh tế, trong khi lạm phát cao thúc đẩy lợi nhuận danh nghĩa của doanh nghiệp. Nhiều khả năng, thị trường sẽ coi đây là động lực bứt phá trong thời gian tới”, Emil Wolter, quan chức thuộc RBS chi nhánh Singapore, nhận định:
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Trung Quốc sẽ mở rộng 8,7% trong năm 2011, chậm lại so với mức dự báo 10% cho năm 2009 do các biện pháp hạn chế đà tăng giá tài sản và việc rút lại gói kích thích kinh tế của Chính phủ nước này.
Trong tháng 12/2010, giá bất động sản tại 70 thành phố lớn và trung bình của Trung Quốc tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 7,7% trong tháng 11 và dự báo trung bình 7% của 6 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Bloomberg.
Đây là tháng thứ 8 liên tiếp, giá bất động sản Trung Quốc suy giảm, sau khi chính phủ nước này tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm đẩy lùi nguy cơ bong bóng tài sản tại nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Liên quan tới nền kinh tế đầu tàu thế giới, cuối tuần trước, hãng tin AP cho hay, nợ quốc gia của Mỹ đã leo lên mức kỷ lục trong lịch sử nước này, với tổng số nợ vượt ngưỡng 14.000 tỷ USD, có nghĩa là mỗi người Mỹ đang phải gánh 45.300 USD.
Gần một nửa số nợ này hình thành chỉ trong 6 năm. Vào tháng 1/2005, khi Tổng thống George W.Bush bắt đầu nhiệm kỳ 2, nợ công của Mỹ mới đứng ở mức 7.600 tỷ USD. Con số này tăng lên 10.600 tỷ USD vào thời điểm ông Barack Obama nhậm chức và hiện là hơn 14.020 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner còn cảnh báo mức nợ trần 14.300 tỷ USD được thiết lập vào năm ngoái sẽ sớm bị phá vỡ vào cuối tháng 3/2011 hoặc lâu nhất là trước ngày 16/5. Quốc hội Mỹ hiện phải nhanh chóng quyết định liệu có nên thông qua mức nợ trần mới, hoặc cắt giảm chi tiêu.
Trong khi đó, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã liên tục phát đi tín hiệu giữ nguyên chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2), kế hoạch vốn vấp phải nhiều sự chỉ trích cả trong nước Mỹ lẫn quốc tế.
Thành viên Ban thống đốc FED, ông Daniel Tarullo, nhận định trên kênh CNBC rằng: “Theo tôi, không có lý do gì khiến FED phải xem xét lại kế hoạch mua 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc với thời hạn đến tháng 6/2011”.
Ông James Bullard, Chủ tịch FED bang Louis, cho rằng dù triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ đã cải thiện sau mùa bán hàng khả quan nhân các ngày lễ, nhưng ông muốn có thêm nhiều chứng cứ trước khi xem xét giảm quy mô hoặc làm chậm tiến trình thực hiện gói kích thích.
Chủ tịch FED bang Richmond, Jeffrey Lacker, dự báo các nhà chính sách sẽ giám sát QE2 kỹ hơn khi đà phục hồi kinh tế tăng tốc.
Đến nay Bồ Đào Nha vẫn khẳng định sẽ tự trả được nợ và không cần sự giúp đỡ tài chính từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay bất cứ tổ chức tài chính quốc tế và khu vực nào. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách của nước này hiện đã lên tới gần 10% GDP, nợ phải thanh toán đã lên tới 90% GDP.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm nợ Standard & Poor's tuyên bố sẽ giảm xếp hạng tín nhiệm trái phiếu và Moody's sẽ giảm hai bậc tín dụng của Bồ Đào Nha. Các nhà đầu tư quốc tế đã phải bán tháo trái phiếu của nước này khiến lệ phí vay nợ của Bồ Đào Nha tăng cao.
Lãi suất trái phiếu thời hạn ba năm đã tăng lên 5,4% tháng 12/2010 trong khi lãi suất trái phiếu 10 năm đã tăng lên 7%. Trái phiếu kỳ hạn 10 năm được bán ra đầu năm 2010, đến nay đã mất 18% giá trị.
Hôm 12/1, Bồ Đào Nha đã chào bán thành công 1,25 tỷ Euro trái phiếu chính phủ, trong đó có 650 triệu Euro trái phiếu đáo hạn vào năm 2014 và 599 triệu Euro trái phiếu đáo hạn năm 2020.
Lợi suất của số trái phiếu đáo hạn năm 2014 là 5,39%, tăng khoảng 1,4% so với cuộc đấu giá tương tự trong tháng 10/2010. Trong khi đó, lợi suất của số trái phiếu đáo hạn năm 2020 giảm xuống 6,72% từ mức 6,81% trong lần trước.
Theo tạp chí trên, Bồ Đào Nha chỉ còn bước rất nhỏ nữa là theo bước Hy Lạp và Ireland. Sau Bồ Đào Nha, các nền kinh tế Bỉ, Tây Ban Nha hay Italy đều là các "ứng viên" có nguy cơ lớn trở thành "con bài domino" kế tiếp.
Hôm qua, các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu đã nhóm họp để bàn về việc thay đổi quy mô Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF). Giới phân tích dự báo cuộc họp sẽ không đi tới đâu, do Đức sẽ phản đối việc mở rộng quỹ này.
Sự thận trọng từ tình hình châu Âu và cuộc họp bàn xung quanh quy mô EFSF đã khiến đồng Euro hôm qua sụt giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác trong phiên giao dịch ngày 17/1 tại châu Á.
Trong phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng tiền châu Âu giảm xuống 1,3332 USD, so với 1,3382 USD tại New York cuối tuần trước và 110,54 Yên, so với 110,9 Yên. Trong khi đó, đồng USD giảm từ 82,94 Yên xuống 82,91 Yên.
Đồng Euro đã để mất nền tảng sau đà đi lên gần đây, nhờ các đợt phát hành trái phiếu thành công trong tuần trước của Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha giúp làm giảm bớt lo ngại về tình hình kinh tế khu vực đồng Euro.
Từ ngày 20/1 tới, các ngân hàng Trung Quốc sẽ tiếp tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5%. Đây là lần thứ 4 trong vòng 2 tháng qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) yêu cầu các nhà băng nội địa có động thái này nhằm kiểm soát lạm phát.
Như vậy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc là 19,5%. Các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò hồi tháng 12 của Reuters dự báo tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ chạm mức 20% vào tháng 06/2011.
Mặc dù quyết định mới của PBoC đã tác động tới khu vực chứng khoán châu Á, nhưng theo nhận định của Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS), động thái này không làm thay đổi triển vọng “khá tích cực” hiện nay của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Theo RBS, tốc độ tăng trưởng ngày càng mạnh của nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện sẽ đem lại động lực cho thị trường.
“Lãi suất trên đà gia tăng thể hiện triển vọng tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ hơn của nền kinh tế, trong khi lạm phát cao thúc đẩy lợi nhuận danh nghĩa của doanh nghiệp. Nhiều khả năng, thị trường sẽ coi đây là động lực bứt phá trong thời gian tới”, Emil Wolter, quan chức thuộc RBS chi nhánh Singapore, nhận định:
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Trung Quốc sẽ mở rộng 8,7% trong năm 2011, chậm lại so với mức dự báo 10% cho năm 2009 do các biện pháp hạn chế đà tăng giá tài sản và việc rút lại gói kích thích kinh tế của Chính phủ nước này.
Trong tháng 12/2010, giá bất động sản tại 70 thành phố lớn và trung bình của Trung Quốc tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 7,7% trong tháng 11 và dự báo trung bình 7% của 6 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Bloomberg.
Đây là tháng thứ 8 liên tiếp, giá bất động sản Trung Quốc suy giảm, sau khi chính phủ nước này tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm đẩy lùi nguy cơ bong bóng tài sản tại nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Liên quan tới nền kinh tế đầu tàu thế giới, cuối tuần trước, hãng tin AP cho hay, nợ quốc gia của Mỹ đã leo lên mức kỷ lục trong lịch sử nước này, với tổng số nợ vượt ngưỡng 14.000 tỷ USD, có nghĩa là mỗi người Mỹ đang phải gánh 45.300 USD.
Gần một nửa số nợ này hình thành chỉ trong 6 năm. Vào tháng 1/2005, khi Tổng thống George W.Bush bắt đầu nhiệm kỳ 2, nợ công của Mỹ mới đứng ở mức 7.600 tỷ USD. Con số này tăng lên 10.600 tỷ USD vào thời điểm ông Barack Obama nhậm chức và hiện là hơn 14.020 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner còn cảnh báo mức nợ trần 14.300 tỷ USD được thiết lập vào năm ngoái sẽ sớm bị phá vỡ vào cuối tháng 3/2011 hoặc lâu nhất là trước ngày 16/5. Quốc hội Mỹ hiện phải nhanh chóng quyết định liệu có nên thông qua mức nợ trần mới, hoặc cắt giảm chi tiêu.
Trong khi đó, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã liên tục phát đi tín hiệu giữ nguyên chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2), kế hoạch vốn vấp phải nhiều sự chỉ trích cả trong nước Mỹ lẫn quốc tế.
Thành viên Ban thống đốc FED, ông Daniel Tarullo, nhận định trên kênh CNBC rằng: “Theo tôi, không có lý do gì khiến FED phải xem xét lại kế hoạch mua 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc với thời hạn đến tháng 6/2011”.
Ông James Bullard, Chủ tịch FED bang Louis, cho rằng dù triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ đã cải thiện sau mùa bán hàng khả quan nhân các ngày lễ, nhưng ông muốn có thêm nhiều chứng cứ trước khi xem xét giảm quy mô hoặc làm chậm tiến trình thực hiện gói kích thích.
Chủ tịch FED bang Richmond, Jeffrey Lacker, dự báo các nhà chính sách sẽ giám sát QE2 kỹ hơn khi đà phục hồi kinh tế tăng tốc.