Kinh tế 24h qua: Hậu họa vô cùng
Liên minh châu Âu không thể giải cứu được Tây Ban Nha nếu nước này “sụp đổ”, điều có thể dẫn tới sự chấm dứt của đồng Euro
Liên minh châu Âu không thể giải cứu được Tây Ban Nha nếu nước này “sụp đổ”, điều có thể dẫn tới sự chấm dứt của đồng Euro, nhà kinh tế học đoạt giải Noble năm 2010 Christopher Pissarides nhận định.
Sự sụp đổ này sẽ là “một vấn đề hết sức nghiêm trọng”, ông phát biểu tại một diễn đàn ở Bắc Kinh hôm qua (12/1). Điều này có thể dẫn tới sự “kết thúc sứ mệnh đồng tiền chung của Euro”.
Tây Ban Nha dự định sẽ đấu giá trái phiếu chính phủ trong ngày hôm nay. Đây được coi là một phép thử quan trọng đối với niềm tin của giới đầu tư vào khả năng chống chọi với khủng hoảng nợ của quốc gia này.
“Nếu Tây Ban Nha sụp đổ theo cách của Hy Lạp, tôi không nghĩ Liên minh châu Âu sẽ có đủ nguồn lục để giải cứu”, nhà kinh tế này cho hay.
Cùng ngày, Ủy viên Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ Olli Rehn đã đề nghị mở rộng quy mô quỹ cứu trợ khủng hoảng, được thành lập để hỗ trợ các nước có nguy cơ vỡ nợ công trong khu vực.
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Financial Times, ông Rehn cho rằng Liên minh châu Âu phải đảm bảo các cơ chế hỗ trợ tài chính đáp ứng được mục tiêu cứu trợ khủng hoảng.
Cụ thể, Liên minh châu Âu phải tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), cũng như Cơ chế ổn định tài chính dài hạn, sẽ được thành lập sau khi EFSF hết hiệu lực vào năm 2013.
Trong khi đó, Bồ Đào Nha đã đấu giá thành công 1,25 tỷ Euro trái phiếu chính phủ, trong đó gồm 650 triệu Euro trái phiếu đáo hạn năm 2014 và 599 triệu trái phiếu đáo hạn năm 2020, với lợi suất lần lượt là 5,39% và 6,72%.
Chuyên gia kinh tế Paolo Pizzoli thuộc ngân hàng ING Bank nhận định: “Cuộc đấu giá cho thấy tại thời điểm hiện nay, Bồ Đào Nha vẫn có thể tiếp cận được tới các thị trường tài chính”.
Việc Bồ Đào Nha bán thành công trái phiếu chính phủ được coi là động lực chính giúp các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch chiều 12/1 tại Tokyo, 1 Euro đổi được 1,2987 USD, tăng so với 1,2974 USD lúc đóng cửa phiên trước tại New York. Trong khi đó, đồng USD giảm nhẹ so với đồng Yên, từ 83,23 Yên xuống 83,11 Yên.
Cũng liên quan tới các nền kinh tế châu Âu, theo công bố ngày 12/1 của Cơ quan thống kê Đức, năm qua, nền kinh tế này đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hai thập kỷ. Xuất khẩu bùng nổ đã thúc đẩy hoạt động tuyển dụng và chi tiêu tiêu dùng.
Theo số liệu vừa công bố, GDP 2010 của Đức tăng 3,6%, mạnh nhất kể từ năm 1992. Kết quả này khớp với dự báo của 28 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của hãng tin Bloomberg.
Trong đó, nhu cầu nội địa đóng góp 2,5% vào tăng trưởng GDP. Chi tiêu tư nhân tăng 0,5%, trong khi chi tiêu công tăng 2,2%, và đầu tư cơ bản tăng tới 5,5%. Ngành thương mại đóng góp 11% vào GDP, với xuất khẩu tăng 14,2%, nhập khẩu tăng 13%.
Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) dự báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ đạt mức tăng trưởng 2% trong năm nay và 1,5% trong năm kế tiếp, do những tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Klaus Baader thuộc tổ chức Societe Generale, “động lực tăng trưởng còn tiếp tục trong quý 1/2011, nên các dự báo hiện tại dường như quá bi quan. Nền kinh tế Đức có thể trở về các mức trước khủng hoảng trong quý 3/2011”.
Theo Hiệp hội Vàng Thế giới (WGC), nhập khẩu vàng năm 2010 của Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, nhiều khả năng tăng lên mức cao kỷ lục nhờ nhu cầu đầu tư.
Ông Ajay Mitra, Giám đốc điều hành WGC phụ trách khu vực Ấn Độ và Trung Đông nhận định, lượng vàng nhập khẩu trong năm qua của Ấn Độ có thể khoảng 800 tấn.
Theo ông Mitra, nhập khẩu vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay và các quỹ đầu tư vàng cũng sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục.
Trung Quốc lần đầu tiên cho phép giao dịch đồng Nhân dân tệ tại Mỹ, một bước đi quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch đẩy mạnh hoạt động giao dịch đồng tiền này trên toàn cầu.
Theo đó, ngân hàng quốc doanh Bank of China vừa cho phép khách hàng giao dịch đồng Nhân dân tệ tại Mỹ. Trước đó, hồi tháng 7/2010, đồng tiền này cũng đã được đưa vào giao dịch tại Hồng Kông. Khối lượng giao dịch đã bùng nổ lên tới 400 triệu USD/ngày.
Quyết định trên là bước đi mới nhất của Trung Quốc trong việc đưa Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền quốc tế được sử dụng trong đầu tư và thương mại. Hiện giá trị của đồng tiền này vẫn được Chính phủ Trung Quốc kiểm soát hết sức chặt chẽ.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Wall Street Journal, ông Li Xiaojing, Tổng giám đốc chi nhánh Bank of China tại New York cho biết: “Chúng tôi đang chuẩn bị cho ngày mà đồng Nhân dân tệ được chuyển đổi hoàn toàn”.
Tờ Business Times của Hongkong ngày 12/1 cho biết, Đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc tiếp tục giữ vững ngôi đầu thế giới về tự do kinh tế trong bảng xếp hạng của Quỹ Heritage. Đây là lần thứ 17 liên tiếp, Hồng Kông được vinh danh kể từ năm 1995.
Trong số 10 lĩnh vực đánh giá về tự do kinh tế, như tự do kinh doanh, thương mại, thuế, chi tiêu chính phủ, tiền tệ… Hồng Kông đứng đầu về tự do tài chính và tự do thương mại, đứng thứ 2 về tự do đầu tư và bảo vệ bản quyền tác giả, đứng thứ 3 về tự do kinh doanh và tự do tiền tệ.
Quỹ Heritage đánh giá hoạt động của 183 nền kinh tế trong năm ngoái để lập Chỉ số tự do kinh tế 2011. Báo cáo của Quỹ Heritage cho hay, điểm trung bình của những nền kinh tế này là 59,7, còn Hồng Kông được 89,7 điểm. Singapore và Australia lần lượt đứng sau Hồng Kông.
Cũng theo báo cáo này, Mỹ rơi xuống vị trí thứ 9, thấp hơn một bậc so với năm 2010. Còn Anh tụt xuống vị trí 16 do ban hành những chính sách kinh tế khắt khe hơn để đối phó với thâm hụt ngân sách trong năm ngoái.
Sự sụp đổ này sẽ là “một vấn đề hết sức nghiêm trọng”, ông phát biểu tại một diễn đàn ở Bắc Kinh hôm qua (12/1). Điều này có thể dẫn tới sự “kết thúc sứ mệnh đồng tiền chung của Euro”.
Tây Ban Nha dự định sẽ đấu giá trái phiếu chính phủ trong ngày hôm nay. Đây được coi là một phép thử quan trọng đối với niềm tin của giới đầu tư vào khả năng chống chọi với khủng hoảng nợ của quốc gia này.
“Nếu Tây Ban Nha sụp đổ theo cách của Hy Lạp, tôi không nghĩ Liên minh châu Âu sẽ có đủ nguồn lục để giải cứu”, nhà kinh tế này cho hay.
Cùng ngày, Ủy viên Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ Olli Rehn đã đề nghị mở rộng quy mô quỹ cứu trợ khủng hoảng, được thành lập để hỗ trợ các nước có nguy cơ vỡ nợ công trong khu vực.
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Financial Times, ông Rehn cho rằng Liên minh châu Âu phải đảm bảo các cơ chế hỗ trợ tài chính đáp ứng được mục tiêu cứu trợ khủng hoảng.
Cụ thể, Liên minh châu Âu phải tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), cũng như Cơ chế ổn định tài chính dài hạn, sẽ được thành lập sau khi EFSF hết hiệu lực vào năm 2013.
Trong khi đó, Bồ Đào Nha đã đấu giá thành công 1,25 tỷ Euro trái phiếu chính phủ, trong đó gồm 650 triệu Euro trái phiếu đáo hạn năm 2014 và 599 triệu trái phiếu đáo hạn năm 2020, với lợi suất lần lượt là 5,39% và 6,72%.
Chuyên gia kinh tế Paolo Pizzoli thuộc ngân hàng ING Bank nhận định: “Cuộc đấu giá cho thấy tại thời điểm hiện nay, Bồ Đào Nha vẫn có thể tiếp cận được tới các thị trường tài chính”.
Việc Bồ Đào Nha bán thành công trái phiếu chính phủ được coi là động lực chính giúp các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch chiều 12/1 tại Tokyo, 1 Euro đổi được 1,2987 USD, tăng so với 1,2974 USD lúc đóng cửa phiên trước tại New York. Trong khi đó, đồng USD giảm nhẹ so với đồng Yên, từ 83,23 Yên xuống 83,11 Yên.
Cũng liên quan tới các nền kinh tế châu Âu, theo công bố ngày 12/1 của Cơ quan thống kê Đức, năm qua, nền kinh tế này đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hai thập kỷ. Xuất khẩu bùng nổ đã thúc đẩy hoạt động tuyển dụng và chi tiêu tiêu dùng.
Theo số liệu vừa công bố, GDP 2010 của Đức tăng 3,6%, mạnh nhất kể từ năm 1992. Kết quả này khớp với dự báo của 28 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của hãng tin Bloomberg.
Trong đó, nhu cầu nội địa đóng góp 2,5% vào tăng trưởng GDP. Chi tiêu tư nhân tăng 0,5%, trong khi chi tiêu công tăng 2,2%, và đầu tư cơ bản tăng tới 5,5%. Ngành thương mại đóng góp 11% vào GDP, với xuất khẩu tăng 14,2%, nhập khẩu tăng 13%.
Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) dự báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ đạt mức tăng trưởng 2% trong năm nay và 1,5% trong năm kế tiếp, do những tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Klaus Baader thuộc tổ chức Societe Generale, “động lực tăng trưởng còn tiếp tục trong quý 1/2011, nên các dự báo hiện tại dường như quá bi quan. Nền kinh tế Đức có thể trở về các mức trước khủng hoảng trong quý 3/2011”.
Theo Hiệp hội Vàng Thế giới (WGC), nhập khẩu vàng năm 2010 của Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, nhiều khả năng tăng lên mức cao kỷ lục nhờ nhu cầu đầu tư.
Ông Ajay Mitra, Giám đốc điều hành WGC phụ trách khu vực Ấn Độ và Trung Đông nhận định, lượng vàng nhập khẩu trong năm qua của Ấn Độ có thể khoảng 800 tấn.
Theo ông Mitra, nhập khẩu vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay và các quỹ đầu tư vàng cũng sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục.
Trung Quốc lần đầu tiên cho phép giao dịch đồng Nhân dân tệ tại Mỹ, một bước đi quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch đẩy mạnh hoạt động giao dịch đồng tiền này trên toàn cầu.
Theo đó, ngân hàng quốc doanh Bank of China vừa cho phép khách hàng giao dịch đồng Nhân dân tệ tại Mỹ. Trước đó, hồi tháng 7/2010, đồng tiền này cũng đã được đưa vào giao dịch tại Hồng Kông. Khối lượng giao dịch đã bùng nổ lên tới 400 triệu USD/ngày.
Quyết định trên là bước đi mới nhất của Trung Quốc trong việc đưa Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền quốc tế được sử dụng trong đầu tư và thương mại. Hiện giá trị của đồng tiền này vẫn được Chính phủ Trung Quốc kiểm soát hết sức chặt chẽ.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Wall Street Journal, ông Li Xiaojing, Tổng giám đốc chi nhánh Bank of China tại New York cho biết: “Chúng tôi đang chuẩn bị cho ngày mà đồng Nhân dân tệ được chuyển đổi hoàn toàn”.
Tờ Business Times của Hongkong ngày 12/1 cho biết, Đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc tiếp tục giữ vững ngôi đầu thế giới về tự do kinh tế trong bảng xếp hạng của Quỹ Heritage. Đây là lần thứ 17 liên tiếp, Hồng Kông được vinh danh kể từ năm 1995.
Trong số 10 lĩnh vực đánh giá về tự do kinh tế, như tự do kinh doanh, thương mại, thuế, chi tiêu chính phủ, tiền tệ… Hồng Kông đứng đầu về tự do tài chính và tự do thương mại, đứng thứ 2 về tự do đầu tư và bảo vệ bản quyền tác giả, đứng thứ 3 về tự do kinh doanh và tự do tiền tệ.
Quỹ Heritage đánh giá hoạt động của 183 nền kinh tế trong năm ngoái để lập Chỉ số tự do kinh tế 2011. Báo cáo của Quỹ Heritage cho hay, điểm trung bình của những nền kinh tế này là 59,7, còn Hồng Kông được 89,7 điểm. Singapore và Australia lần lượt đứng sau Hồng Kông.
Cũng theo báo cáo này, Mỹ rơi xuống vị trí thứ 9, thấp hơn một bậc so với năm 2010. Còn Anh tụt xuống vị trí 16 do ban hành những chính sách kinh tế khắt khe hơn để đối phó với thâm hụt ngân sách trong năm ngoái.