Kinh tế 24h qua: Ngày tháng đen tối
Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, kinh tế toàn cầu có thể trở lại những ngày tháng đen tối của cuộc khủng hoảng năm 2008
Hôm qua (13/1), Tây Ban Nha và Italy đồng thời vượt qua được phép thử quan trọng đầu tiên của năm 2011, khi chào bán thành công 9 tỷ Euro trái phiếu. Điều này cho thấy, hai nền kinh tế châu Âu này không cần gói giải cứu khẩn cấp.
Cụ thể, Chính phủ Tây Ban Nha đã bán 3 tỷ Euro trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lợi suất 4,54%, cao hơn mức 3,58% trong cuộc đấu giá tương tự hồi tháng 11/2010. Lực cầu vượt cung 2,1 lần.
Italy bán 6 tỷ Euro trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 15 năm. Trong đó, 3 tỷ Euro trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lợi suất 3,67%, cao hơn so với mức 3,24% trong cuộc đấu giá hồi tháng 11/2010; và 3 tỷ Euro trái phiếu kỳ hạn 15 năm với lợi suất 5,06%.
Như vậy, nỗi lo nợ công châu Âu đã lắng dịu sau loạt đấu giá của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy. Tuy nhiên, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trước đó cho rằng, một trong những rủi ro lớn nhất của thế giới trong năm 2011 là nguy cơ vỡ nợ công.
Theo Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2011 của WEF, mức nợ công ngày càng cao do các biện pháp giải quyết khủng hoảng tài chính đã khiến khả năng ứng phó trước những cú sốc của nhiều quốc gia giảm xuống mức thấp đáng kể.
Daniel Hofmann, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc hãng dịch vụ tài chính Zurich, nhận xét: “Các chính sách tài khóa hiện nay của đa số nền kinh tế phát triển đều không bền vững. Trong lúc thiếu sự điều chỉnh sâu rộng về mặt cơ cấu, rủi ro vỡ nợ công là rất cao”.
Robert Greenhill, Giám đốc điều hành WEF cho rằng: “Thế giới dễ bị tác động bởi các cú sốc trong tương lai hơn so với trong nửa thế kỷ qua".
"Các biện pháp ứng phó đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm giảm ngân sách quốc gia và thu nhập của các hộ gia đình, nhưng rủi ro tiềm tàng vẫn còn tồn tại”.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, kinh tế toàn cầu có thể trở lại những ngày tháng đen tối của cuộc khủng hoảng năm 2008, với tốc độ tăng trưởng chậm và giá cả hàng hóa tăng. Theo WB, 2011 được dự báo sẽ là năm tăng trưởng giảm tốc độ.
Trong Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu vừa công bố, WB dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay sau khi đã tăng 3,9% trong năm ngoái, và năm 2012 có thể đạt tốc độ tăng trưởng 3,6%.
Theo báo cáo trên, các nước đang phát triển, vốn đóng vai trò dẫn đầu trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng tài chính, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2011, giảm so với 7% của năm 2010 và sẽ nhích lên 6,1% trong năm 2012.
Mức tăng trưởng này bỏ xa các nước thu nhập cao, những nước được cho là tăng trưởng 2,8% trong năm 2010, 2,4% trong năm 2011 và 2,7% trong năm 2012. Báo cáo dự đoán nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới, đạt tăng trưởng 8% trong năm 2011 và 7,8% trong năm 2012.
Liên quan tới châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục. Theo dự báo của các thị trường tài chính, BOE có thể nâng lãi suất sớm nhất là vào tháng 5 tới.
Hôm qua, hai hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới là Standard & Poor’s và Moody’s đã cảnh báo về mức tín nhiệm của Mỹ và bày tỏ quan ngại rằng, Mỹ cần phải cải thiện tình hình tài chính ngày một xấu đi của mình.
Theo Moody’s, Mỹ cần phải cắt giảm tỷ lệ nợ, hiện đang trên đà gia tăng, để giữ vững mức tín nhiệm Aaa. Trong khi, Standard & Poor's không loại trừ khả năng thay đổi triển vọng tín nhiệm của Mỹ do tình hình tài chính ngày càng tồi tệ thời gian gần đây.
Cùng ngày, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cho biết, kinh tế Mỹ phục hồi ngày càng mạnh và có thể đạt được tốc độ tăng trưởng đến 4% trong năm 2011.
Phát biểu tại một diễn đàn dành cho các doanh nghiệp nhỏ tại Fairfax, ông cho rằng: “Kinh tế Mỹ đang mạnh lên và tốc độ tăng trưởng 3 - 4% có vẻ là khá hợp lý”.
Trước đó, hôm 7/1, ông Bernanke đã phát đi tín hiệu rằng đà phục hồi sẽ cải thiện nhẹ trong năm nay, nhưng chưa đủ để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cao hiện đang đứng ở mức 9.4% trong tháng 12.
Điểm nóng kinh tế khu vực châu Á ngày 13/1 tập trung vào việc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) bất ngờ nâng lãi suất thêm 0,25% lên 2,75% để kiểm soát lạm phát, trái với dự báo giữ nguyên của đa số các nhà kinh tế.
Theo BOK, áp lực lạm phát sẽ còn kéo dài trong các tháng tới giữa bối cảnh nền kinh tế ngày càng cải thiện và giá cả hàng hóa trên thế giới ngày càng leo thang. Những nguyên nhân khác còn có giá nhà ở tăng, đồng Won tăng giá...
Cụ thể, Chính phủ Tây Ban Nha đã bán 3 tỷ Euro trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lợi suất 4,54%, cao hơn mức 3,58% trong cuộc đấu giá tương tự hồi tháng 11/2010. Lực cầu vượt cung 2,1 lần.
Italy bán 6 tỷ Euro trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 15 năm. Trong đó, 3 tỷ Euro trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lợi suất 3,67%, cao hơn so với mức 3,24% trong cuộc đấu giá hồi tháng 11/2010; và 3 tỷ Euro trái phiếu kỳ hạn 15 năm với lợi suất 5,06%.
Như vậy, nỗi lo nợ công châu Âu đã lắng dịu sau loạt đấu giá của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy. Tuy nhiên, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trước đó cho rằng, một trong những rủi ro lớn nhất của thế giới trong năm 2011 là nguy cơ vỡ nợ công.
Theo Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2011 của WEF, mức nợ công ngày càng cao do các biện pháp giải quyết khủng hoảng tài chính đã khiến khả năng ứng phó trước những cú sốc của nhiều quốc gia giảm xuống mức thấp đáng kể.
Daniel Hofmann, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc hãng dịch vụ tài chính Zurich, nhận xét: “Các chính sách tài khóa hiện nay của đa số nền kinh tế phát triển đều không bền vững. Trong lúc thiếu sự điều chỉnh sâu rộng về mặt cơ cấu, rủi ro vỡ nợ công là rất cao”.
Robert Greenhill, Giám đốc điều hành WEF cho rằng: “Thế giới dễ bị tác động bởi các cú sốc trong tương lai hơn so với trong nửa thế kỷ qua".
"Các biện pháp ứng phó đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm giảm ngân sách quốc gia và thu nhập của các hộ gia đình, nhưng rủi ro tiềm tàng vẫn còn tồn tại”.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, kinh tế toàn cầu có thể trở lại những ngày tháng đen tối của cuộc khủng hoảng năm 2008, với tốc độ tăng trưởng chậm và giá cả hàng hóa tăng. Theo WB, 2011 được dự báo sẽ là năm tăng trưởng giảm tốc độ.
Trong Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu vừa công bố, WB dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay sau khi đã tăng 3,9% trong năm ngoái, và năm 2012 có thể đạt tốc độ tăng trưởng 3,6%.
Theo báo cáo trên, các nước đang phát triển, vốn đóng vai trò dẫn đầu trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng tài chính, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2011, giảm so với 7% của năm 2010 và sẽ nhích lên 6,1% trong năm 2012.
Mức tăng trưởng này bỏ xa các nước thu nhập cao, những nước được cho là tăng trưởng 2,8% trong năm 2010, 2,4% trong năm 2011 và 2,7% trong năm 2012. Báo cáo dự đoán nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới, đạt tăng trưởng 8% trong năm 2011 và 7,8% trong năm 2012.
Liên quan tới châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục. Theo dự báo của các thị trường tài chính, BOE có thể nâng lãi suất sớm nhất là vào tháng 5 tới.
Hôm qua, hai hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới là Standard & Poor’s và Moody’s đã cảnh báo về mức tín nhiệm của Mỹ và bày tỏ quan ngại rằng, Mỹ cần phải cải thiện tình hình tài chính ngày một xấu đi của mình.
Theo Moody’s, Mỹ cần phải cắt giảm tỷ lệ nợ, hiện đang trên đà gia tăng, để giữ vững mức tín nhiệm Aaa. Trong khi, Standard & Poor's không loại trừ khả năng thay đổi triển vọng tín nhiệm của Mỹ do tình hình tài chính ngày càng tồi tệ thời gian gần đây.
Cùng ngày, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cho biết, kinh tế Mỹ phục hồi ngày càng mạnh và có thể đạt được tốc độ tăng trưởng đến 4% trong năm 2011.
Phát biểu tại một diễn đàn dành cho các doanh nghiệp nhỏ tại Fairfax, ông cho rằng: “Kinh tế Mỹ đang mạnh lên và tốc độ tăng trưởng 3 - 4% có vẻ là khá hợp lý”.
Trước đó, hôm 7/1, ông Bernanke đã phát đi tín hiệu rằng đà phục hồi sẽ cải thiện nhẹ trong năm nay, nhưng chưa đủ để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cao hiện đang đứng ở mức 9.4% trong tháng 12.
Điểm nóng kinh tế khu vực châu Á ngày 13/1 tập trung vào việc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) bất ngờ nâng lãi suất thêm 0,25% lên 2,75% để kiểm soát lạm phát, trái với dự báo giữ nguyên của đa số các nhà kinh tế.
Theo BOK, áp lực lạm phát sẽ còn kéo dài trong các tháng tới giữa bối cảnh nền kinh tế ngày càng cải thiện và giá cả hàng hóa trên thế giới ngày càng leo thang. Những nguyên nhân khác còn có giá nhà ở tăng, đồng Won tăng giá...