Kinh tế Anh trước khó khăn lạm phát
Giá thực phẩm và nhiên liệu leo thang đã đẩy lạm phát của Anh lên mốc cao nhất trong 11 năm qua, đứng ở mức 3,8% trong tháng 6/2008
Giá thực phẩm và nhiên liệu leo thang đã đẩy lạm phát của Anh lên mốc cao nhất trong 11 năm qua, đứng ở mức 3,8% trong tháng 6/2008 so với con số 3,3% trong tháng 5/2008.
Ngày 15/7, Cục Thống kê Vương quốc Anh cho biết, đây là tháng thứ 9 liên tiếp, lạm phát vượt trên con số mục tiêu 2% của chính phủ và là tháng thứ ba liên tiếp vượt qua giới hạn 3% kể từ khi khung chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương được xây dựng năm 1997.
Tuy nhiên, mức lạm phát này vẫn thấp hơn khu vực châu Âu, nơi con số này đã tăng đến mức cao nhất trong 16 năm qua, lên 4% trong tháng 6/2008. Trong khi đó, thị trường nhà đất tiếp tục xấu đi. Sự sụt giảm giá bất động sản gần đến ngưỡng lớn nhất trong 30 năm qua, số lượng các vụ giao dịch nhà đất trung bình giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1978.
Giá cả leo thang nhanh chóng và sự suy yếu của thị trường địa ốc đã làm cuộc sống của người dân khó khăn hơn, dẫn tới lòng tin của họ vào Thủ tướng Gordon Brown cũng giảm sút. Thống đốc ngân hàng trung ương, ông Mervyn King dự kiến, lạm phát có thể vượt trên con số 4%. Các tổ chức công đoàn tại Anh đang đấu tranh đòi tăng lương cho người lao động, nhằm bù đắp chi phí cuộc sống đang leo thang hàng ngày.
Ngày 3/7, Cơ quan thu thập dữ liệu thu nhập của nước này cho biết, mức tăng lương trung bình thông qua thương lượng (RPI) của tháng 6/2008 đã lên mức 4,6%, trong khi một tháng trước đó con số này là 4,3%. Cục Thống kê nước này cho biết, tốc độ tăng giá bán lẻ, bao gồm cả giá thuê nhà, tăng 4,5% trong tháng 6/2008, cao nhất kể từ tháng 3/2007. Lạm phát không bao gồm chi phí trả lãi vay thế chấp cũng ở mức 4,8%, cao kỷ lục tính từ tháng 6/1992.
Thực phẩm và đồ uống không cồn là những thành phần chính làm tăng lạm phát. Tốc độ tăng giá của nhóm hàng hóa này lên đến 9,5% trong tháng 6/2008 so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,1% so với tháng 5/2008. Lạm phát cơ bản - không bao gồm thực phẩm, năng lượng, thuốc lá và đồ uống có cồn đã leo lên mức 1,6%, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 8/2007.
Ngày 15/7, Tập đoàn bán lẻ Anh quốc cho biết, doanh số bán hàng trên phố High Street đã giảm 0,4% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, ngày 14/7, số liệu thống kê cho thấy, giá bán hàng tại xưởng - một thước đo về giá bán của nhà sản xuất – tăng 10% tính từ đầu năm đến nay, lần đầu tiên trong 20 năm qua leo lên mức 2 con số.
Chỉ có một yếu tố tích cực đối với người tiêu dùng trong tháng qua là sự sụt giảm giá giày dép và quần áo, vì các nhà bán lẻ giảm giá bán để thu hút người mua. Tốc độ lạm phát của nước này đang vượt khá xa ước tính của Chính phủ, vì vậy tăng lãi suất là một giải pháp đã được kiến nghị đối với Ngân hàng Trung ương Anh (BOE).
Ngân hàng này đã từng dự báo, lạm phát có thể lên đến 4% trong năm nay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế ì ạch cũng khiến cơ quan này gặp nhiều trở ngại trong việc ra quyết định để cân bằng giữa hai mục tiêu là kiềm chế lạm phát và chống suy thoái kinh tế.
Vào cuối tuần trước, các nhà hoạch định chính sách nước này đã đi đến quyết định là duy trì lãi suất cơ bản ở mức 5%. “BOE không thể cắt giảm lãi suất cho đến khi được thuyết phục là lạm phát đang theo chiều hướng đi xuống”, một chuyên gia kinh tế bình luận.
Ngày 15/7, Cục Thống kê Vương quốc Anh cho biết, đây là tháng thứ 9 liên tiếp, lạm phát vượt trên con số mục tiêu 2% của chính phủ và là tháng thứ ba liên tiếp vượt qua giới hạn 3% kể từ khi khung chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương được xây dựng năm 1997.
Tuy nhiên, mức lạm phát này vẫn thấp hơn khu vực châu Âu, nơi con số này đã tăng đến mức cao nhất trong 16 năm qua, lên 4% trong tháng 6/2008. Trong khi đó, thị trường nhà đất tiếp tục xấu đi. Sự sụt giảm giá bất động sản gần đến ngưỡng lớn nhất trong 30 năm qua, số lượng các vụ giao dịch nhà đất trung bình giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1978.
Giá cả leo thang nhanh chóng và sự suy yếu của thị trường địa ốc đã làm cuộc sống của người dân khó khăn hơn, dẫn tới lòng tin của họ vào Thủ tướng Gordon Brown cũng giảm sút. Thống đốc ngân hàng trung ương, ông Mervyn King dự kiến, lạm phát có thể vượt trên con số 4%. Các tổ chức công đoàn tại Anh đang đấu tranh đòi tăng lương cho người lao động, nhằm bù đắp chi phí cuộc sống đang leo thang hàng ngày.
Ngày 3/7, Cơ quan thu thập dữ liệu thu nhập của nước này cho biết, mức tăng lương trung bình thông qua thương lượng (RPI) của tháng 6/2008 đã lên mức 4,6%, trong khi một tháng trước đó con số này là 4,3%. Cục Thống kê nước này cho biết, tốc độ tăng giá bán lẻ, bao gồm cả giá thuê nhà, tăng 4,5% trong tháng 6/2008, cao nhất kể từ tháng 3/2007. Lạm phát không bao gồm chi phí trả lãi vay thế chấp cũng ở mức 4,8%, cao kỷ lục tính từ tháng 6/1992.
Thực phẩm và đồ uống không cồn là những thành phần chính làm tăng lạm phát. Tốc độ tăng giá của nhóm hàng hóa này lên đến 9,5% trong tháng 6/2008 so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,1% so với tháng 5/2008. Lạm phát cơ bản - không bao gồm thực phẩm, năng lượng, thuốc lá và đồ uống có cồn đã leo lên mức 1,6%, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 8/2007.
Ngày 15/7, Tập đoàn bán lẻ Anh quốc cho biết, doanh số bán hàng trên phố High Street đã giảm 0,4% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, ngày 14/7, số liệu thống kê cho thấy, giá bán hàng tại xưởng - một thước đo về giá bán của nhà sản xuất – tăng 10% tính từ đầu năm đến nay, lần đầu tiên trong 20 năm qua leo lên mức 2 con số.
Chỉ có một yếu tố tích cực đối với người tiêu dùng trong tháng qua là sự sụt giảm giá giày dép và quần áo, vì các nhà bán lẻ giảm giá bán để thu hút người mua. Tốc độ lạm phát của nước này đang vượt khá xa ước tính của Chính phủ, vì vậy tăng lãi suất là một giải pháp đã được kiến nghị đối với Ngân hàng Trung ương Anh (BOE).
Ngân hàng này đã từng dự báo, lạm phát có thể lên đến 4% trong năm nay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế ì ạch cũng khiến cơ quan này gặp nhiều trở ngại trong việc ra quyết định để cân bằng giữa hai mục tiêu là kiềm chế lạm phát và chống suy thoái kinh tế.
Vào cuối tuần trước, các nhà hoạch định chính sách nước này đã đi đến quyết định là duy trì lãi suất cơ bản ở mức 5%. “BOE không thể cắt giảm lãi suất cho đến khi được thuyết phục là lạm phát đang theo chiều hướng đi xuống”, một chuyên gia kinh tế bình luận.