Kinh tế Hàn Quốc gặp khó
Chính phủ Hàn Quốc đã hạ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% xuống còn 4%; tỷ lệ lạm phát được điều chỉnh tăng từ 3,3% lên 4%
Hãng KBS vừa cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm, kinh tế trong nước nhiều khó khăn, Chính phủ Hàn Quốc đã hạ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% xuống còn 4%; tỷ lệ lạm phát được điều chỉnh tăng từ 3,3% lên 4%.
Sáu tháng đầu năm nay, kinh tế Hàn Quốc đã chịu tác động rất lớn từ sự leo thang của giá dầu, giá lương thực và nguyên liệu thô, cùng với tỷ giá hối đoái tăng.
Điều hành kinh tế khó khăn hơn
Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế vẫn được duy trì, nên tỷ lệ tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc 6 tháng đầu năm dự kiến ở mức tương đối cao là 5,3%. Nhưng đáng lo ngại là tỷ lệ lạm phát trong 6 tháng đầu năm nay đã vọt lên mức 4%, cao hơn rất nhiều so với 2% năm ngoái.
Chuyên gia Song Tae-jeong, Viện nghiên cứu kinh tế LG cho rằng việc điều hành kinh tế của Chính phủ Hàn Quốc sẽ khó khăn hơn trong 6 tháng cuối năm, vì có nhiều yếu tố khó kiểm soát, nhất là việc giá dầu quốc tế tiếp tục tăng cao khó lường. Đã xuất hiện những lo ngại cho rằng tình hình hiện nay đang diễn biến giống như khi xảy ra khủng hoảng dầu mỏ năm 1974 và 1980, Chính phủ hầu như không thể can thiệp được gì và giá cả tăng vọt trong khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ tăng trưởng giảm mạnh.
Một vấn đề gây lo ngại với kinh tế Hàn Quốc là sau một thời gian dài liên tục thặng dư thương mại, nay thâm hụt thương mại đã xuất hiện. Tính đến tháng 4/2008, thâm hụt thương mại Hàn Quốc đã lên tới gần 6,9 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 1997, thời điểm xảy ra khủng hoảng tiền tệ.
Mức thâm hụt thương mại năm nay của Hàn Quốc có thể lên tới hơn 10 tỷ USD. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian tới, có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu ngoại tệ. Ngoài ra, nợ nước ngoài của các ngân hàng trong nước vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Xu hướng giá tiêu dùng cũng đang diễn biến hết sức phức tạp. Chỉ số giá hàng nhập khẩu tháng trước đã tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái và tỷ lệ tăng giá nguyên vật liệu lên tới 83%.
Theo KBS, tình hình việc làm ở Hàn Quốc cũng đang diễn biến rất xấu. Cuộc sống của người dân đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với 10 năm trước đây, nếu Chính phủ để xảy ra khủng hoảng tiền tệ.
Chính phủ chú trọng bình ổn giá cả
Trước những khó khăn kinh tế, gần đây Chính phủ Hàn Quốc đã thay đổi định hướng chính sách kinh tế, từ chỗ đặt trọng tâm vào xuất khẩu và tăng trưởng sang quản lý giá cả; chú trọng ổn định nền kinh tế vĩ mô và theo sát diễn biến tại các quốc gia có rủi ro tài chính cao nhằm tránh mối đe dọa của khủng hoảng tài chính.
Các chuyên gia kinh tế Hàn Quốc cho rằng chính sách kinh tế đặt trọng tâm vào mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ đã khiến giá các mặt hàng tăng mạnh do tác động của giá nguyên vật liệu, giá dầu và tỷ giá hối đoái.
Trên thực tế, tỷ lệ tăng giá tiêu dùng bình quân trong 5 tháng đầu năm nay vượt mức 4% chủ yếu xuất hiện ở nhóm các mặt hàng công nghiệp. Nhưng có nhiều khả năng là giá các dịch vụ cá nhân và dịch vụ công cộng sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Điều đó có nghĩa là áp lực tăng giá trong 6 tháng cuối năm sẽ lớn hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, có nhiều khả năng tỷ lệ lạm phát trong 6 tháng cuối năm có thể sẽ tăng cao hơn so với nửa đầu năm. Sức mua của hộ gia đình sẽ giảm và nhu cầu trong nước cũng sẽ đi xuống do tâm lý người tiêu dùng giảm sút. Do đó, giới phân tích dự đoán, nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm của Hàn Quốc sẽ giảm từ mức 5,3% trong nửa đầu năm xuống còn khoảng 4%, thậm chí là 3%.
Một điều đáng lo ngại là hiện tượng lạm phát tăng cao, trong khi nền kinh tế lại đi xuống. Lợi ích của việc kinh tế tăng trưởng sẽ không còn, nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng.
Do vậy việc bình ổn giá cả sẽ trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng phục vụ cho sự tăng trưởng lâu dài của kinh tế Hàn Quốc. Chuyên gia Song Tae-jeong cho rằng tỷ giá hối đoái đang ở mức rất cao, hiện đã vượt ngưỡng 1.000 Won ăn một USD. Hàn Quốc cần phải giảm tỷ giá hối đoái Won-USD để ổn định giá cả.
Sáu tháng đầu năm nay, kinh tế Hàn Quốc đã chịu tác động rất lớn từ sự leo thang của giá dầu, giá lương thực và nguyên liệu thô, cùng với tỷ giá hối đoái tăng.
Điều hành kinh tế khó khăn hơn
Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế vẫn được duy trì, nên tỷ lệ tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc 6 tháng đầu năm dự kiến ở mức tương đối cao là 5,3%. Nhưng đáng lo ngại là tỷ lệ lạm phát trong 6 tháng đầu năm nay đã vọt lên mức 4%, cao hơn rất nhiều so với 2% năm ngoái.
Chuyên gia Song Tae-jeong, Viện nghiên cứu kinh tế LG cho rằng việc điều hành kinh tế của Chính phủ Hàn Quốc sẽ khó khăn hơn trong 6 tháng cuối năm, vì có nhiều yếu tố khó kiểm soát, nhất là việc giá dầu quốc tế tiếp tục tăng cao khó lường. Đã xuất hiện những lo ngại cho rằng tình hình hiện nay đang diễn biến giống như khi xảy ra khủng hoảng dầu mỏ năm 1974 và 1980, Chính phủ hầu như không thể can thiệp được gì và giá cả tăng vọt trong khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ tăng trưởng giảm mạnh.
Một vấn đề gây lo ngại với kinh tế Hàn Quốc là sau một thời gian dài liên tục thặng dư thương mại, nay thâm hụt thương mại đã xuất hiện. Tính đến tháng 4/2008, thâm hụt thương mại Hàn Quốc đã lên tới gần 6,9 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 1997, thời điểm xảy ra khủng hoảng tiền tệ.
Mức thâm hụt thương mại năm nay của Hàn Quốc có thể lên tới hơn 10 tỷ USD. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian tới, có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu ngoại tệ. Ngoài ra, nợ nước ngoài của các ngân hàng trong nước vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Xu hướng giá tiêu dùng cũng đang diễn biến hết sức phức tạp. Chỉ số giá hàng nhập khẩu tháng trước đã tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái và tỷ lệ tăng giá nguyên vật liệu lên tới 83%.
Theo KBS, tình hình việc làm ở Hàn Quốc cũng đang diễn biến rất xấu. Cuộc sống của người dân đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với 10 năm trước đây, nếu Chính phủ để xảy ra khủng hoảng tiền tệ.
Chính phủ chú trọng bình ổn giá cả
Trước những khó khăn kinh tế, gần đây Chính phủ Hàn Quốc đã thay đổi định hướng chính sách kinh tế, từ chỗ đặt trọng tâm vào xuất khẩu và tăng trưởng sang quản lý giá cả; chú trọng ổn định nền kinh tế vĩ mô và theo sát diễn biến tại các quốc gia có rủi ro tài chính cao nhằm tránh mối đe dọa của khủng hoảng tài chính.
Các chuyên gia kinh tế Hàn Quốc cho rằng chính sách kinh tế đặt trọng tâm vào mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ đã khiến giá các mặt hàng tăng mạnh do tác động của giá nguyên vật liệu, giá dầu và tỷ giá hối đoái.
Trên thực tế, tỷ lệ tăng giá tiêu dùng bình quân trong 5 tháng đầu năm nay vượt mức 4% chủ yếu xuất hiện ở nhóm các mặt hàng công nghiệp. Nhưng có nhiều khả năng là giá các dịch vụ cá nhân và dịch vụ công cộng sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Điều đó có nghĩa là áp lực tăng giá trong 6 tháng cuối năm sẽ lớn hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, có nhiều khả năng tỷ lệ lạm phát trong 6 tháng cuối năm có thể sẽ tăng cao hơn so với nửa đầu năm. Sức mua của hộ gia đình sẽ giảm và nhu cầu trong nước cũng sẽ đi xuống do tâm lý người tiêu dùng giảm sút. Do đó, giới phân tích dự đoán, nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm của Hàn Quốc sẽ giảm từ mức 5,3% trong nửa đầu năm xuống còn khoảng 4%, thậm chí là 3%.
Một điều đáng lo ngại là hiện tượng lạm phát tăng cao, trong khi nền kinh tế lại đi xuống. Lợi ích của việc kinh tế tăng trưởng sẽ không còn, nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng.
Do vậy việc bình ổn giá cả sẽ trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng phục vụ cho sự tăng trưởng lâu dài của kinh tế Hàn Quốc. Chuyên gia Song Tae-jeong cho rằng tỷ giá hối đoái đang ở mức rất cao, hiện đã vượt ngưỡng 1.000 Won ăn một USD. Hàn Quốc cần phải giảm tỷ giá hối đoái Won-USD để ổn định giá cả.