Kinh tế Mỹ “ghi điểm” tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Các CEO có quan điểm lạc quan về kinh tế Mỹ, xem đây là điểm sáng nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay
So với cách đây một năm, các giám đốc điều hành (CEO) tham dự Diễn dàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2015 tại Davos, Thụy Sỹ tỏ ra bi quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh châu Âu đối mặt giảm phát và giá hàng hóa cơ bản giảm chóng mặt.
Tuy nhiên, Reuters cho biết, các CEO có quan điểm lạc quan về nền kinh tế Mỹ, xem đây là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện nay.
Đây là kết quả của một cuộc khảo sát hơn 1.300 CEO trên toàn cầu được công bố trước giờ khai mạc sự kiện thường niên WEF vào ngày 21/1 tại Davos, Thụy Sỹ. Sự kiện này sẽ kéo dài đến hết ngày 24/1 với sự tham gia của hơn 2.500 đại biểu đến từ 140 quốc gia, trong đó có 1.500 lãnh đạo doanh nghiệp.
7 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thế giới lại đang đối mặt với một loạt vấn đề địa chính trị mới, từ bất ổn ở Trung Đông, xung đột ở miền Đông Ukraine, cho tới cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.
Những cuộc đối đầu này đều gây ảnh hưởng về kinh tế giữa lúc giới đầu tư và các doanh nghiệp trên toàn cầu bất an trước sự biến động mạnh của thị trường, trong đó có vụ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) gây sốc bằng động thái dỡ bỏ trần tỷ giá đồng Franc so với Euro cách đây ít hôm.
“Đang tồn tại sự lo ngại không hề nhỏ về nền kinh tế”, ông Dennis Nally, Chủ tịch hãng tư vấn và kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) International, đơn vị thực hiện cuộc thăm dò trên, nhận xét. “Sự tiêu cực có thể sẽ gia tăng trong năm nay, tiếp tục xu hướng từ quý 4 năm ngoái”.
Chỉ có 37% CEO được khảo sát ý kiến trên toàn cầu cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện trong năm nay, giảm từ mức 44% trong cuộc khảo sát năm ngoái. 17% cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ suy giảm, một tỷ lệ cao gấp đôi so với kết quả khảo sát năm 2014.
Tuy nhiên, khi nói về doanh nghiệp mình, 39% các CEO nói họ rất tin tưởng vào sự tăng trưởng doanh thu của công ty trong 12 tháng tới, bằng với tỷ lệ của năm ngoái, và cao hơn so với tỷ lệ 36% của năm 2013. Sự tin tưởng này có được là nhờ việc các CEO nhận thấy cơ hội sử dụng công nghệ để đưa doanh nghiệp mình vào những lĩnh vực kinh doanh mới.
Các CEO ở thị trường mới nổi đã có sự suy giảm niềm tin mạnh mẽ trong năm qua, ngoại trừ các CEO ở Ấn Độ. Các chính sách thân thiện với kinh doanh của Thủ tướng Narendra Modi đã giúp giới lãnh đạo doanh nghiệp nước này có mức độ niềm tin cao nhất trên thế giới.
Trái lại, Nga đã rớt khỏi vị trí đầu bảng về niềm tin của các CEO trong cuộc khảo sát năm ngoái xuống vị trí cuối bảng trong năm nay. Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nga có niềm tin thấp nhất trong số các quốc gia được khảo sát do tác động của giá dầu giảm và lệnh trừng phạt của phương Tây.
Niềm tin của các CEO Trung Quốc cũng đi xuống do nước này không còn là thị trường “phải tới” đối với các công ty đa quốc gia như trước đây.
Trong khi đó, lần đầu tiên trong 5 năm, Mỹ đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường tăng trưởng ở nước ngoài quan trọng nhất của các CEO trên khắp thế giới.
Với quy mô nền kinh tế Mỹ đã tăng khoảng 7% so với trước khủng hoảng tài chính và ngày càng có nhiều việc làm mới được tạo ra, nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào Mỹ bởi nước này tiếp tục là một trung tâm sáng tạo công nghệ của thế giới.
Kết quả này tương đồng với nhận định mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra trong báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới, công bố hôm 20/1. Trong báo cáo này, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 nhưng tăng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, Reuters cho biết, các CEO có quan điểm lạc quan về nền kinh tế Mỹ, xem đây là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện nay.
Đây là kết quả của một cuộc khảo sát hơn 1.300 CEO trên toàn cầu được công bố trước giờ khai mạc sự kiện thường niên WEF vào ngày 21/1 tại Davos, Thụy Sỹ. Sự kiện này sẽ kéo dài đến hết ngày 24/1 với sự tham gia của hơn 2.500 đại biểu đến từ 140 quốc gia, trong đó có 1.500 lãnh đạo doanh nghiệp.
7 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thế giới lại đang đối mặt với một loạt vấn đề địa chính trị mới, từ bất ổn ở Trung Đông, xung đột ở miền Đông Ukraine, cho tới cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.
Những cuộc đối đầu này đều gây ảnh hưởng về kinh tế giữa lúc giới đầu tư và các doanh nghiệp trên toàn cầu bất an trước sự biến động mạnh của thị trường, trong đó có vụ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) gây sốc bằng động thái dỡ bỏ trần tỷ giá đồng Franc so với Euro cách đây ít hôm.
“Đang tồn tại sự lo ngại không hề nhỏ về nền kinh tế”, ông Dennis Nally, Chủ tịch hãng tư vấn và kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) International, đơn vị thực hiện cuộc thăm dò trên, nhận xét. “Sự tiêu cực có thể sẽ gia tăng trong năm nay, tiếp tục xu hướng từ quý 4 năm ngoái”.
Chỉ có 37% CEO được khảo sát ý kiến trên toàn cầu cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện trong năm nay, giảm từ mức 44% trong cuộc khảo sát năm ngoái. 17% cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ suy giảm, một tỷ lệ cao gấp đôi so với kết quả khảo sát năm 2014.
Tuy nhiên, khi nói về doanh nghiệp mình, 39% các CEO nói họ rất tin tưởng vào sự tăng trưởng doanh thu của công ty trong 12 tháng tới, bằng với tỷ lệ của năm ngoái, và cao hơn so với tỷ lệ 36% của năm 2013. Sự tin tưởng này có được là nhờ việc các CEO nhận thấy cơ hội sử dụng công nghệ để đưa doanh nghiệp mình vào những lĩnh vực kinh doanh mới.
Các CEO ở thị trường mới nổi đã có sự suy giảm niềm tin mạnh mẽ trong năm qua, ngoại trừ các CEO ở Ấn Độ. Các chính sách thân thiện với kinh doanh của Thủ tướng Narendra Modi đã giúp giới lãnh đạo doanh nghiệp nước này có mức độ niềm tin cao nhất trên thế giới.
Trái lại, Nga đã rớt khỏi vị trí đầu bảng về niềm tin của các CEO trong cuộc khảo sát năm ngoái xuống vị trí cuối bảng trong năm nay. Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nga có niềm tin thấp nhất trong số các quốc gia được khảo sát do tác động của giá dầu giảm và lệnh trừng phạt của phương Tây.
Niềm tin của các CEO Trung Quốc cũng đi xuống do nước này không còn là thị trường “phải tới” đối với các công ty đa quốc gia như trước đây.
Trong khi đó, lần đầu tiên trong 5 năm, Mỹ đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường tăng trưởng ở nước ngoài quan trọng nhất của các CEO trên khắp thế giới.
Với quy mô nền kinh tế Mỹ đã tăng khoảng 7% so với trước khủng hoảng tài chính và ngày càng có nhiều việc làm mới được tạo ra, nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào Mỹ bởi nước này tiếp tục là một trung tâm sáng tạo công nghệ của thế giới.
Kết quả này tương đồng với nhận định mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra trong báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới, công bố hôm 20/1. Trong báo cáo này, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 nhưng tăng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ.