IMF xem Mỹ là “điểm sáng kinh tế” 2015
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2015 và 3,7% trong năm 2016
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 20/1 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015-2016, đồng thời kêu gọi các chính phủ và ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng và cải cách cơ cấu để hỗ trợ tăng trưởng.
Hãng tin Reuters dẫn báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới (World Economic Outlook) mới nhất của IMF cho biết, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2015 và 3,7% trong năm 2016.
Hai con số dự báo này đều thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo mà IMF đưa ra trước đó.
“Đang có những yếu tố mới hỗ trợ cho tăng trưởng, bao gồm giá dầu giảm và sự mất giá của đồng Euro và Yên Nhật. Tuy nhiên, những yếu tố này không bù đắp được những yếu tố tiêu cực, bao gồm những vấn đề còn tồn tại từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và tiềm năng tăng trưởng suy giảm ở nhiều quốc gia”, chuyên gia kinh tế trưởng Olivier Blanchard của IMF nói trong một tuyên bố.
Tổ chức này khuyến nghị các nền kinh tế phát triển duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, tránh tăng lãi suất thực bởi giá dầu giảm mạnh đang làm gia tăng rủi ro giảm phát. Trong trường hợp lãi suất không thể giảm thêm, IMF khuyến nghị áp dụng chính sách nới lỏng “thông qua các công cụ khác”.
Mỹ được IMF coi là điểm sáng duy nhất trong số các nền kinh tế lớn của thế giới, với mức tăng trưởng được dự báo đạt 3,6% trong năm nay, từ mức 3,1% đưa ra trong lần dự báo trước.
Trong khi đó, theo IMF, kinh tế Eurozone sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2015, nhưng với tốc độ chậm chạp. Tổ chức này dự báo, kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm nay và 1,4% trong năm 2016.
Các nền kinh tế mới nổi đồng loạt bị IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng. Trong đó, triển vọng tăng trưởng của các nước xuất khẩu dầu như Nga, Nigeria, và Saudi Arabia bị cắt giảm mạnh nhất.
Ông Blanchard nói rằng, việc giá dầu giảm mạnh chủ yếu là kết quả của việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) không cắt giảm sản lượng. Chuyên gia này cũng nói, ít có khả năng OPEC sẽ thay đổi quyết định này. Từ tháng 6 năm ngoái tới nay, giá dầu thế giới đã giảm hơn 50%.
“Chúng tôi kỳ vọng việc giá dầu giảm sẽ còn tiếp diễn. Có thể giá sẽ phục hồi, nhưng chắc chắn là không thể quay lại mức trước đây, chẳng hạn 6 tháng trước”, ông Blanchard phát biểu.
IMF dự báo, sự giảm tốc đang diễn ra của kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ khiến các nhà hoạch định chính sách nước này đưa ra phản ứng chính sách hạn hẹp, bởi Bắc Kinh đang lo ngại những rủi ro đi kém với tốc độ cao trong tăng trưởng tín dụng và đầu tư.
Theo chuyên gia Blanchard, tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm 2015 của nền kinh tế Trung Quốc “phản ánh quyết định được hoan nghênh của Chính phủ nước này nhằm giải quyết một số mất cân đối hiện có của nền kinh tế và mong muốn định hướng lại nền kinh tế theo hướng tiêu dùng, giảm bớt ảnh hưởng của lĩnh vực bất động sản và hoạt động tín dụng ngầm”.
Theo IMF, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 6,8% trong năm nay và 6,3% trong năm 2016, giảm tương ứng 0,3 và 0,5 điểm phần trăm so với lần dự báo trước. Số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày 20/1 cho thấy, nền kinh tế nước này tăng 7,4% trong năm 2014, chậm nhất trong 24 năm.
Quan điểm của IMF về triển vọng kinh tế toàn cầu đến nay có phần lạc quan hơn so với dự báo mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra hồi tuần trước. Theo WB, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay và 33,% trong năm 2016.
Hãng tin Reuters dẫn báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới (World Economic Outlook) mới nhất của IMF cho biết, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2015 và 3,7% trong năm 2016.
Hai con số dự báo này đều thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo mà IMF đưa ra trước đó.
“Đang có những yếu tố mới hỗ trợ cho tăng trưởng, bao gồm giá dầu giảm và sự mất giá của đồng Euro và Yên Nhật. Tuy nhiên, những yếu tố này không bù đắp được những yếu tố tiêu cực, bao gồm những vấn đề còn tồn tại từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và tiềm năng tăng trưởng suy giảm ở nhiều quốc gia”, chuyên gia kinh tế trưởng Olivier Blanchard của IMF nói trong một tuyên bố.
Tổ chức này khuyến nghị các nền kinh tế phát triển duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, tránh tăng lãi suất thực bởi giá dầu giảm mạnh đang làm gia tăng rủi ro giảm phát. Trong trường hợp lãi suất không thể giảm thêm, IMF khuyến nghị áp dụng chính sách nới lỏng “thông qua các công cụ khác”.
Mỹ được IMF coi là điểm sáng duy nhất trong số các nền kinh tế lớn của thế giới, với mức tăng trưởng được dự báo đạt 3,6% trong năm nay, từ mức 3,1% đưa ra trong lần dự báo trước.
Trong khi đó, theo IMF, kinh tế Eurozone sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2015, nhưng với tốc độ chậm chạp. Tổ chức này dự báo, kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm nay và 1,4% trong năm 2016.
Các nền kinh tế mới nổi đồng loạt bị IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng. Trong đó, triển vọng tăng trưởng của các nước xuất khẩu dầu như Nga, Nigeria, và Saudi Arabia bị cắt giảm mạnh nhất.
Ông Blanchard nói rằng, việc giá dầu giảm mạnh chủ yếu là kết quả của việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) không cắt giảm sản lượng. Chuyên gia này cũng nói, ít có khả năng OPEC sẽ thay đổi quyết định này. Từ tháng 6 năm ngoái tới nay, giá dầu thế giới đã giảm hơn 50%.
“Chúng tôi kỳ vọng việc giá dầu giảm sẽ còn tiếp diễn. Có thể giá sẽ phục hồi, nhưng chắc chắn là không thể quay lại mức trước đây, chẳng hạn 6 tháng trước”, ông Blanchard phát biểu.
IMF dự báo, sự giảm tốc đang diễn ra của kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ khiến các nhà hoạch định chính sách nước này đưa ra phản ứng chính sách hạn hẹp, bởi Bắc Kinh đang lo ngại những rủi ro đi kém với tốc độ cao trong tăng trưởng tín dụng và đầu tư.
Theo chuyên gia Blanchard, tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm 2015 của nền kinh tế Trung Quốc “phản ánh quyết định được hoan nghênh của Chính phủ nước này nhằm giải quyết một số mất cân đối hiện có của nền kinh tế và mong muốn định hướng lại nền kinh tế theo hướng tiêu dùng, giảm bớt ảnh hưởng của lĩnh vực bất động sản và hoạt động tín dụng ngầm”.
Theo IMF, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 6,8% trong năm nay và 6,3% trong năm 2016, giảm tương ứng 0,3 và 0,5 điểm phần trăm so với lần dự báo trước. Số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày 20/1 cho thấy, nền kinh tế nước này tăng 7,4% trong năm 2014, chậm nhất trong 24 năm.
Quan điểm của IMF về triển vọng kinh tế toàn cầu đến nay có phần lạc quan hơn so với dự báo mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra hồi tuần trước. Theo WB, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay và 33,% trong năm 2016.