Kinh tế Mỹ lạc quan, xăng thế giới tăng giá
Những báo cáo lạc quan về kinh tế Mỹ, đặc biệt là chi tiêu dùng trong tháng 2 đã giúp giá xăng tăng được 1% trong phiên 13/3
Tuyên bố lạc quan của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về chi tiêu dùng của nước này cũng như báo cáo về doanh số bán lẻ tháng 2 tăng hơn 1%, đã giúp nhà đầu tư bớt lo âu về nền kinh tế đầu tàu, từ đó đẩy giá dầu thô và xăng tăng nhẹ.
Kết thúc phiên giao dịch 13/3, giá xăng tháng 4 trên sàn New York tăng nhẹ 3 cent, tương ứng 1%, lên 3,35 USD/gallon. Giá dầu sưởi cùng hạn tăng 3 cent, tương ứng 0,9%, lên 3,27 USD/gallon. Khí tự nhiên tăng 3 cent, tương ứng 1,3%, lên 2,3 USD/ triệu BTU.
Trên thị trường dầu thô, giá dầu ngọt, nhẹ giao tháng 4 tăng 37 cent, tương ứng 0,4%, lên 106,71 USD/thùng. Phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thô kỳ hạn loại này đã bốc hơi 1%, do mức thâm thủng thương mại của Trung Quốc cao hơn so với dự báo của giới phân tích.
Ngoài sự hỗ trợ từ kinh tế Mỹ, thị trường năng lượng cũng nhận được tín hiệu lạc quan từ chỉ số tâm lý nhà đầu tư Đức (ZEW) ttăng mạnh trong tháng 3 lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2010. Cụ thể, chỉ số tâm lý này tăng lên 22,3 điểm, từ mức có 5,4 điểm trong tháng 2.
Những tin tức lạc quan trên đã xóa nhòa tác động từ việc đồng USD tăng giá. Phiên hôm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã đứng ở mức 79,961 điểm, cao hơn so với mức chốt 79,869 điểm trong ngày đầu tuần.
Kim loại quý biến động
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tương lai giảm ngày thứ hai liên tiếp do chịu tác động từ báo cáo doanh số bán lẻ tháng 2 khả quan của Mỹ và việc giữ nguyên chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Song, các mặt hàng kim loại khác đều tăng giá.
Cụ thể, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York hạ 5,6 USD, tương ứng 0,3%, xuống còn 1.694,20 USD/ounce. Giá vàng giao ngay giảm 1,42% xuống mức 1.674,89 USD/ounce. Ngược dòng, giá bạc giao tháng 5 tăng 17 cent, lên mức 33,58 USD/ounce.
Bạch kim giao tháng 4 tăng 6,1 USD, tương ứng 0,4%, lên 1.701,80 USD/ounce. Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, giá bạch kim cao hơn giá vàng. Như vậy, tính từ đầu năm tới nay, giá bạch kim đã tăng được hơn 20%, do nguồn cung từ Nam Phi bị gián đoạn.
Giá đồng giao tháng 5 cũng tăng được 6 cent, tương ứng 1,7%, lên chốt ngày 13/3 ở mức 3,9 USD/lb. Palladium giao tháng 6 tăng 4,6 USD, tương ứng 0,7%, lên chốt ngày ở mức 708,85 USD/ounce.
Nông sản trồi sụt
Giá cacao cuối ngày 13/3 giảm nhẹ 11 USD, tương ứng 0,46%, xuống còn 2.372 USD/tấn. Trong khi, cà phê arabica tăng nhẹ 0,7% lên mức 186,15 cent/lb. Đường thô thế giới loại hợp đồng giao sau cũng tăng được 1,51% lên mức giá 24,13 cent/lb vào cuối phiên 13/3.
Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT nhích nhẹ 0,03% lên 14,34 USD/cwt. Giá yến mạch đi ngang ở mức 307,5 cent/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tăng 0,46% lên 1.355 cent/bushel. Ngược dòng, giá ngô tương lai hạ nhẹ 0,08% xuống đóng cửa ở mức 661,5 cent/bushel.
Kết thúc phiên giao dịch 13/3, giá xăng tháng 4 trên sàn New York tăng nhẹ 3 cent, tương ứng 1%, lên 3,35 USD/gallon. Giá dầu sưởi cùng hạn tăng 3 cent, tương ứng 0,9%, lên 3,27 USD/gallon. Khí tự nhiên tăng 3 cent, tương ứng 1,3%, lên 2,3 USD/ triệu BTU.
Trên thị trường dầu thô, giá dầu ngọt, nhẹ giao tháng 4 tăng 37 cent, tương ứng 0,4%, lên 106,71 USD/thùng. Phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thô kỳ hạn loại này đã bốc hơi 1%, do mức thâm thủng thương mại của Trung Quốc cao hơn so với dự báo của giới phân tích.
Ngoài sự hỗ trợ từ kinh tế Mỹ, thị trường năng lượng cũng nhận được tín hiệu lạc quan từ chỉ số tâm lý nhà đầu tư Đức (ZEW) ttăng mạnh trong tháng 3 lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2010. Cụ thể, chỉ số tâm lý này tăng lên 22,3 điểm, từ mức có 5,4 điểm trong tháng 2.
Những tin tức lạc quan trên đã xóa nhòa tác động từ việc đồng USD tăng giá. Phiên hôm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã đứng ở mức 79,961 điểm, cao hơn so với mức chốt 79,869 điểm trong ngày đầu tuần.
Kim loại quý biến động
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tương lai giảm ngày thứ hai liên tiếp do chịu tác động từ báo cáo doanh số bán lẻ tháng 2 khả quan của Mỹ và việc giữ nguyên chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Song, các mặt hàng kim loại khác đều tăng giá.
Cụ thể, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex ở New York hạ 5,6 USD, tương ứng 0,3%, xuống còn 1.694,20 USD/ounce. Giá vàng giao ngay giảm 1,42% xuống mức 1.674,89 USD/ounce. Ngược dòng, giá bạc giao tháng 5 tăng 17 cent, lên mức 33,58 USD/ounce.
Bạch kim giao tháng 4 tăng 6,1 USD, tương ứng 0,4%, lên 1.701,80 USD/ounce. Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, giá bạch kim cao hơn giá vàng. Như vậy, tính từ đầu năm tới nay, giá bạch kim đã tăng được hơn 20%, do nguồn cung từ Nam Phi bị gián đoạn.
Giá đồng giao tháng 5 cũng tăng được 6 cent, tương ứng 1,7%, lên chốt ngày 13/3 ở mức 3,9 USD/lb. Palladium giao tháng 6 tăng 4,6 USD, tương ứng 0,7%, lên chốt ngày ở mức 708,85 USD/ounce.
Nông sản trồi sụt
Giá cacao cuối ngày 13/3 giảm nhẹ 11 USD, tương ứng 0,46%, xuống còn 2.372 USD/tấn. Trong khi, cà phê arabica tăng nhẹ 0,7% lên mức 186,15 cent/lb. Đường thô thế giới loại hợp đồng giao sau cũng tăng được 1,51% lên mức giá 24,13 cent/lb vào cuối phiên 13/3.
Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT nhích nhẹ 0,03% lên 14,34 USD/cwt. Giá yến mạch đi ngang ở mức 307,5 cent/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tăng 0,46% lên 1.355 cent/bushel. Ngược dòng, giá ngô tương lai hạ nhẹ 0,08% xuống đóng cửa ở mức 661,5 cent/bushel.