Kinh tế Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái
Không một ai trong số 18 chuyên gia kinh tế được khảo sát ý kiến trước đó nhận định GDP Nhật suy giảm
Việc tăng thuế tiêu thụ đã đẩy nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái trong quý 3 vừa qua. Với diễn biến này, Thủ tướng Shinzo Abe có thể phải hoãn lại kế hoạch tăng thuế tiêu thụ lần thứ hai.
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, thống kê vừa được công bố cho thấy, GDP thực tế của Nhật giảm 1,6% trong quý 3 năm nay trong bối cảnh các gia đình hạn chế chi tiêu và các doanh nghiệp giảm đầu tư cơ bản.
Kinh tế Nhật rơi vào suy thoái là một thông tin gây bất ngờ. Không một ai trong số 18 chuyên gia kinh tế được Wall Street Journal khảo sát ý kiến trước đó nhận định GDP Nhật suy giảm. Tính trung bình, các chuyên gia này dự báo kinh tế Nhật tăng 2,25% trong quý 3.
Như vậy, quý 3 là quý thứ hai liên tiếp kinh tế Nhật suy giảm. Trong quý 2 năm nay, GDP của Nhật giảm 7,3% do thuế tiêu thụ tăng lên 8% từ mức 5% trước đó, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.
Theo định nghĩa của nhiều chuyên gia, một nền kinh tế suy giảm 2 quý liên tiếp là đã rơi vào suy thoái.
Số liệu do cơ quan thống kê Nhật công bố sáng nay (17/11) cho thấy, chi tiêu của các hộ gia đình nước này trong quý 3 chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi đầu tư cơ bản của các công ty giảm 0,2%, duy trì xu hướng “èo uột” của các quý trước.
Tuy vậy, một tín hiệu tích cực là các công ty Nhật bắt đầu cắt giảm lượng hàng tồn kho ở mức cao - nhân tố khiến sản xuất trì trệ trong thời gian gần đây.
Số liệu GDP quý 3 của Nhật có ý nghĩa quan trọng bởi Thủ tướng Abe tuyên bố sẽ dùng số liệu này để làm cơ sở quyết định liệu có tăng thuế tiêu thụ lên 10% vào tháng 10/2015 từ mức 8% như hiện nay không.
Tuần trước, một số quan chức Chính phủ Nhật tiết lộ rằng, với các dự báo kém khả quan về nền kinh tế nước này, ông Abe nói có thể sẽ hoãn việc tăng thuế lại và kêu gọi bầu cử vào tháng 12 tới để tìm kiếm sự ủng hộ của dân chúng đối với chiến lược tăng trưởng kinh tế của ông.
Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang có quan điểm trái chiều về tăng thuế tiêu thụ. Một số cho rằng việc tăng thuế là cần thiết để cho thấy cam kết của Nhật về sự ổn định tài chính, trong khi số khác nói đây không phải là thời điểm phù hợp để đánh vào túi tiền của người tiêu dùng.
“Thay vì khiến nền kinh tế Nhật tê liệt vì tăng thuế tiêu thụ thêm lần nữa, tốt hơn nên chờ thêm khoảng 1 năm cho tới khi nhu cầu nội địa phục hồi”, ông Akira Emi, Chủ tịch của Ride On Express, nhà điều hành chuỗi giao sushi lớn nhất Nhật Bản, nhận xét.
Theo một số đánh giá, chính sách chấn hưng tăng trưởng Abenomics của ông Abe hiện đang gặp khó. Chính sách này đã phát huy tác dụng khá tốt trong năm 2013, nhưng bước sang năm nay, kinh tế Nhật lại rơi vào tình trạng chật vật. Điều này cho thấy, việc đưa kinh tế Nhật ra khỏi thời kỳ tăng trưởng ì ạch kéo dài hàng thập kỷ không phải là một việc dễ dàng.
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, thống kê vừa được công bố cho thấy, GDP thực tế của Nhật giảm 1,6% trong quý 3 năm nay trong bối cảnh các gia đình hạn chế chi tiêu và các doanh nghiệp giảm đầu tư cơ bản.
Kinh tế Nhật rơi vào suy thoái là một thông tin gây bất ngờ. Không một ai trong số 18 chuyên gia kinh tế được Wall Street Journal khảo sát ý kiến trước đó nhận định GDP Nhật suy giảm. Tính trung bình, các chuyên gia này dự báo kinh tế Nhật tăng 2,25% trong quý 3.
Như vậy, quý 3 là quý thứ hai liên tiếp kinh tế Nhật suy giảm. Trong quý 2 năm nay, GDP của Nhật giảm 7,3% do thuế tiêu thụ tăng lên 8% từ mức 5% trước đó, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.
Theo định nghĩa của nhiều chuyên gia, một nền kinh tế suy giảm 2 quý liên tiếp là đã rơi vào suy thoái.
Số liệu do cơ quan thống kê Nhật công bố sáng nay (17/11) cho thấy, chi tiêu của các hộ gia đình nước này trong quý 3 chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi đầu tư cơ bản của các công ty giảm 0,2%, duy trì xu hướng “èo uột” của các quý trước.
Tuy vậy, một tín hiệu tích cực là các công ty Nhật bắt đầu cắt giảm lượng hàng tồn kho ở mức cao - nhân tố khiến sản xuất trì trệ trong thời gian gần đây.
Số liệu GDP quý 3 của Nhật có ý nghĩa quan trọng bởi Thủ tướng Abe tuyên bố sẽ dùng số liệu này để làm cơ sở quyết định liệu có tăng thuế tiêu thụ lên 10% vào tháng 10/2015 từ mức 8% như hiện nay không.
Tuần trước, một số quan chức Chính phủ Nhật tiết lộ rằng, với các dự báo kém khả quan về nền kinh tế nước này, ông Abe nói có thể sẽ hoãn việc tăng thuế lại và kêu gọi bầu cử vào tháng 12 tới để tìm kiếm sự ủng hộ của dân chúng đối với chiến lược tăng trưởng kinh tế của ông.
Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang có quan điểm trái chiều về tăng thuế tiêu thụ. Một số cho rằng việc tăng thuế là cần thiết để cho thấy cam kết của Nhật về sự ổn định tài chính, trong khi số khác nói đây không phải là thời điểm phù hợp để đánh vào túi tiền của người tiêu dùng.
“Thay vì khiến nền kinh tế Nhật tê liệt vì tăng thuế tiêu thụ thêm lần nữa, tốt hơn nên chờ thêm khoảng 1 năm cho tới khi nhu cầu nội địa phục hồi”, ông Akira Emi, Chủ tịch của Ride On Express, nhà điều hành chuỗi giao sushi lớn nhất Nhật Bản, nhận xét.
Theo một số đánh giá, chính sách chấn hưng tăng trưởng Abenomics của ông Abe hiện đang gặp khó. Chính sách này đã phát huy tác dụng khá tốt trong năm 2013, nhưng bước sang năm nay, kinh tế Nhật lại rơi vào tình trạng chật vật. Điều này cho thấy, việc đưa kinh tế Nhật ra khỏi thời kỳ tăng trưởng ì ạch kéo dài hàng thập kỷ không phải là một việc dễ dàng.