Kinh tế Nhật chật vật vì Trung Quốc
Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc gia tăng khả năng kinh tế Nhật tiếp tục tăng trưởng yếu ớt
Nền kinh tế Nhật Bản suy giảm 1,6% trong năm nay so với cùng kỳ năm ngoái do xuất khẩu đi xuống và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Đây được xem là một “điềm xấu” cho nỗ lực chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thoát khỏi thời kỳ giảm phát đã kéo dài hàng thập kỷ.
Giới phân tích cho rằng sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng đối với các quốc gia láng giềng ở khu vực châu Á cũng làm gia tăng khả năng kinh tế Nhật tiếp tục tăng trưởng yếu ớt trong quý 3 năm nay.
Dữ liệu tăng trưởng u ám mà Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố sáng nay (17/8) là một tín hiệu nữa cho thấy nền kinh tế nước này vẫn đang ở trong tình trạng trì trệ. Hãng tin Reuters cho biết, trong bối cảnh này, thị trường có thể gia tăng kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) tiếp tục biện pháp kích thích tăng trưởng thông qua nới lỏng tiền tệ trong năm 2015.
Tuy vậy, mức suy giảm 1,6% trong quý 2 của kinh tế Nhật vẫn “khả quan” hơn con số dự báo giảm 1,9% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Trong quý 1, GDP của Nhật tăng 4,5%.
“Tiêu dùng cá nhân đã giảm nhiều, đầu tư cơ bản ở mức thấp, và hàng tồn kho tăng cao. Tình hình hiện nay có vẻ như tồi tệ hơn những gì con số GDP thể hiện”, chuyên gia kinh tế trưởng Takeshi Minami của Viện Nghiên cứu Norinchukin nhận định.
Trong quý 2, tiêu dùng cá nhân, lĩnh vực chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế Nhật, giảm 0,8%, mức giảm cao gấp đôi dự báo của các nhà phân tích. Đây là lần đầu tiên tiêu dùng cá nhân của Nhật giảm kể từ quý 2/2014, thời điểm mà việc tăng thuế tiêu thụ gây tác động bất lợi.
Xuất khẩu của Nhật giảm 0,3% trong quý 2 do nhu cầu của thị trường châu Á và Mỹ đối với hàng hóa của nước này đồng loạt sụt giảm.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Akira Amari cho rằng sự suy giảm của nền kinh tế Nhật trong quý 2 chỉ là kết quả của những yếu tố nhất thời như thời tiết xấu khiến người tiêu dùng ở trong nhà nhiều hơn.
“Điều kiện thu nhập tiếp tục được cải thiện như một xu hướng, nên tiêu dùng cá nhân được dự báo sẽ dần hồi phục”, ông Amari nói sau khi thống kê GDP được công bố.
Nhiều nhà phân tích cho rằng chỉ riêng số liệu GDP quý 2 có thể chưa đủ để BoJ ngay lập tức tung thêm biện pháp nới lỏng tiền tệ. Tuy vậy, giới chuyên gia đã mạnh tay cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật trong năm tài khóa hiện tại và kỳ vọng BoJ sẽ công bố thêm biện pháp kích thích tăng trưởng trong đợt điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật trong dài hạn vào tháng 10 tới.
“Nếu số liệu kinh tế quý 3 tiếp tục yếu, có khả năng BoJ sẽ tung thêm biện pháp nới lỏng”, chuyên gia kinh tế trưởng Yoshiki Shinke thuộc Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life phát biểu.
Năm ngoái, kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái nhẹ do tiêu dùng giảm sau khi nước này tăng thuế tiêu thụ vào tháng 4/2014. Năm nay, kinh tế Nhật phục hồi nhẹ, sau đó lại giảm tốc do xuất khẩu và tiêu dùng vẫn gây thất vọng.
Giới phân tích cho rằng sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng đối với các quốc gia láng giềng ở khu vực châu Á cũng làm gia tăng khả năng kinh tế Nhật tiếp tục tăng trưởng yếu ớt trong quý 3 năm nay.
Dữ liệu tăng trưởng u ám mà Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố sáng nay (17/8) là một tín hiệu nữa cho thấy nền kinh tế nước này vẫn đang ở trong tình trạng trì trệ. Hãng tin Reuters cho biết, trong bối cảnh này, thị trường có thể gia tăng kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) tiếp tục biện pháp kích thích tăng trưởng thông qua nới lỏng tiền tệ trong năm 2015.
Tuy vậy, mức suy giảm 1,6% trong quý 2 của kinh tế Nhật vẫn “khả quan” hơn con số dự báo giảm 1,9% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Trong quý 1, GDP của Nhật tăng 4,5%.
“Tiêu dùng cá nhân đã giảm nhiều, đầu tư cơ bản ở mức thấp, và hàng tồn kho tăng cao. Tình hình hiện nay có vẻ như tồi tệ hơn những gì con số GDP thể hiện”, chuyên gia kinh tế trưởng Takeshi Minami của Viện Nghiên cứu Norinchukin nhận định.
Trong quý 2, tiêu dùng cá nhân, lĩnh vực chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế Nhật, giảm 0,8%, mức giảm cao gấp đôi dự báo của các nhà phân tích. Đây là lần đầu tiên tiêu dùng cá nhân của Nhật giảm kể từ quý 2/2014, thời điểm mà việc tăng thuế tiêu thụ gây tác động bất lợi.
Xuất khẩu của Nhật giảm 0,3% trong quý 2 do nhu cầu của thị trường châu Á và Mỹ đối với hàng hóa của nước này đồng loạt sụt giảm.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Akira Amari cho rằng sự suy giảm của nền kinh tế Nhật trong quý 2 chỉ là kết quả của những yếu tố nhất thời như thời tiết xấu khiến người tiêu dùng ở trong nhà nhiều hơn.
“Điều kiện thu nhập tiếp tục được cải thiện như một xu hướng, nên tiêu dùng cá nhân được dự báo sẽ dần hồi phục”, ông Amari nói sau khi thống kê GDP được công bố.
Nhiều nhà phân tích cho rằng chỉ riêng số liệu GDP quý 2 có thể chưa đủ để BoJ ngay lập tức tung thêm biện pháp nới lỏng tiền tệ. Tuy vậy, giới chuyên gia đã mạnh tay cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật trong năm tài khóa hiện tại và kỳ vọng BoJ sẽ công bố thêm biện pháp kích thích tăng trưởng trong đợt điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật trong dài hạn vào tháng 10 tới.
“Nếu số liệu kinh tế quý 3 tiếp tục yếu, có khả năng BoJ sẽ tung thêm biện pháp nới lỏng”, chuyên gia kinh tế trưởng Yoshiki Shinke thuộc Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life phát biểu.
Năm ngoái, kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái nhẹ do tiêu dùng giảm sau khi nước này tăng thuế tiêu thụ vào tháng 4/2014. Năm nay, kinh tế Nhật phục hồi nhẹ, sau đó lại giảm tốc do xuất khẩu và tiêu dùng vẫn gây thất vọng.