Kinh tế Nhật tăng liền 4 quý, giới đầu tư vẫn lo
Những bất ổn từ chính sách của Tổng thống Trump đã phủ bóng lên nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới Nhật Bản đã có quý tăng trưởng thứ tư liên tiếp trong quý 4/2016 nhờ xuất khẩu mạnh. Tuy nhiên, tiêu dùng yếu và sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ thời Tổng thống Donald Trump có thể sẽ là những nhân tố cản trở đà phục hồi của nền kinh tế Nhật thời gian tới.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố sáng 13/2 cho biết kinh tế Nhật tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm trước trong quý cuối cùng của năm 2016. Mức tăng này thấp hơn chút ít so với mức dự báo tăng 1,1% mà giới phân tích đưa ra trước đó, và thấp hơn đáng kể so với mức tăng 1,4% đạt được trong quý 3.
Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) - vốn đang nỗ lực duy trì tăng trưởng và đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát và trì trệ - hoàn toàn có thể “thở phảo” với con số tăng trưởng này. Mặc dù vậy, những bất ổn từ chính sách của Tổng thống Trump đã phủ bóng lên nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật bởi nhu cầu trong nước vẫn đang yếu.
Chủ trương bảo hộ của Tổng thống Trump - thể hiện qua những tuyên bố và sắc lệnh khiến thị trường toàn cầu và nhiều quốc gia “hoảng hốt” - đã khiến giới đầu tư có cái nhìn nghi ngại về triển vọng thương mại, đầu tư và tăng trưởng của thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế có kim ngạch thương mại lớn với Mỹ như Nhật Bản.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Bản Nobuteru Ishihara nhận định nền kinh tế nước này vẫn đang giữ xu hướng phục hồi khiêm tốn và dự báo xu hướng tích cực sẽ tiếp tục được duy trì. “Tuy nhiên, cần chú ý tới những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và biến động trên các thị trường tài chính”, ông Ishihara nói với các nhà báo sau khi dữ liệu GDP được công bố.
Các nhà phân tích cũng có quan điểm thận trọng tương tự dù đồng Yên yếu đang là nhân tố hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu của Nhật.
“Việc nền kinh tế Nhật tăng 4 quý liên tục nhờ xuất khẩu chỉ nên được xem là điểm số trung bình cho các nhà hoạch định chính sách”, chuyên gia kinh tế cấp cao Hidenobu Tokuda thuộc Viện nghiên cứu Mizuho đánh giá. “Các hộ gia đình Nhật vẫn đang phải đối mặt với chi phí sinh hoạt gia tăng và tương lai bấp bênh. Vấn đề then chốt nằm ở chỗ làm thế nào tăng trưởng tiền lương thực tế đủ để hỗ trợ tiêu dùng cá nhân”, ông Tokuda nói.
Xuất khẩu ròng đóng góp 0,2 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng GDP quý 4 của Nhật.
Tiêu dùng tư nhân, lĩnh vực đóng góp khoảng 60% GDP của Nhật, không tăng trưởng trong quý. Giá thực phẩm tươi sống tăng có thể là lý do khiến sức mua của các hộ gia đình giảm sút.
Chỉ số giảm phát GDP (GDP Deflator - chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, được coi là một thước đo lạm phát) của Nhật giảm 0,1 điểm phần trong trong quý 4 so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu quý giảm thứ 2 liên tục. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản tiếp tục gặp trở ngại trong việc đạt mục tiêu lạm phát 2% mà BoJ đề ra.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố sáng 13/2 cho biết kinh tế Nhật tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm trước trong quý cuối cùng của năm 2016. Mức tăng này thấp hơn chút ít so với mức dự báo tăng 1,1% mà giới phân tích đưa ra trước đó, và thấp hơn đáng kể so với mức tăng 1,4% đạt được trong quý 3.
Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) - vốn đang nỗ lực duy trì tăng trưởng và đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát và trì trệ - hoàn toàn có thể “thở phảo” với con số tăng trưởng này. Mặc dù vậy, những bất ổn từ chính sách của Tổng thống Trump đã phủ bóng lên nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật bởi nhu cầu trong nước vẫn đang yếu.
Chủ trương bảo hộ của Tổng thống Trump - thể hiện qua những tuyên bố và sắc lệnh khiến thị trường toàn cầu và nhiều quốc gia “hoảng hốt” - đã khiến giới đầu tư có cái nhìn nghi ngại về triển vọng thương mại, đầu tư và tăng trưởng của thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế có kim ngạch thương mại lớn với Mỹ như Nhật Bản.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Bản Nobuteru Ishihara nhận định nền kinh tế nước này vẫn đang giữ xu hướng phục hồi khiêm tốn và dự báo xu hướng tích cực sẽ tiếp tục được duy trì. “Tuy nhiên, cần chú ý tới những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và biến động trên các thị trường tài chính”, ông Ishihara nói với các nhà báo sau khi dữ liệu GDP được công bố.
Các nhà phân tích cũng có quan điểm thận trọng tương tự dù đồng Yên yếu đang là nhân tố hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu của Nhật.
“Việc nền kinh tế Nhật tăng 4 quý liên tục nhờ xuất khẩu chỉ nên được xem là điểm số trung bình cho các nhà hoạch định chính sách”, chuyên gia kinh tế cấp cao Hidenobu Tokuda thuộc Viện nghiên cứu Mizuho đánh giá. “Các hộ gia đình Nhật vẫn đang phải đối mặt với chi phí sinh hoạt gia tăng và tương lai bấp bênh. Vấn đề then chốt nằm ở chỗ làm thế nào tăng trưởng tiền lương thực tế đủ để hỗ trợ tiêu dùng cá nhân”, ông Tokuda nói.
Xuất khẩu ròng đóng góp 0,2 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng GDP quý 4 của Nhật.
Tiêu dùng tư nhân, lĩnh vực đóng góp khoảng 60% GDP của Nhật, không tăng trưởng trong quý. Giá thực phẩm tươi sống tăng có thể là lý do khiến sức mua của các hộ gia đình giảm sút.
Chỉ số giảm phát GDP (GDP Deflator - chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, được coi là một thước đo lạm phát) của Nhật giảm 0,1 điểm phần trong trong quý 4 so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu quý giảm thứ 2 liên tục. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản tiếp tục gặp trở ngại trong việc đạt mục tiêu lạm phát 2% mà BoJ đề ra.