Nhật Bản khốn khổ vì lạm phát thấp
Lạm phát thấp đặt ra nguy cơ kinh tế Nhật rơi trở lại vào một vòng xoáy giảm phát và tiếp tục sự tăng trưởng trì trệ
Các công ty Nhật Bản đã cắt giảm dự báo về mức lạm phát ở nước này trong 5 năm tới, che mờ triển vọng nước này đạt mục tiêu lạm phát 2% trong năm tài khóa tới như Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) Haruhiko Kuroda đề ra.
Hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo khảo sát do BoJ công bố ngày 4/7 cho biết các công ty Nhật dự báo mức lạm phát 1,1% trong thời gian 5 năm tới, mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát này bắt đầu được thực hiện vào năm 2014.
Trong lần khảo sát này, các công ty Nhật cũng dự báo giá cả sẽ tăng 1,1% trong 3 năm tới, và mức tăng 0,7% trong vòng 1 năm.
Dự báo này của các công ty Nhật cho thấy sự đối lập với dự báo của BoJ cho rằng Nhật sẽ đạt mục tiêu lạm phát 2% vào tháng 3/2018.
Hiện nay, lạm phát ở Nhật đã giảm về mức vào thời điểm mà ông Kuroda bắt đầu chương trình kích cầu khổng lồ vào năm 2013. Những dữ liệu kinh tế gần đây hầu như không cho thấy dấu hiệu khởi sắc nào trước cuộc họp tiếp theo của BoJ vào 28-29/7.
Tăng lạm phát lên 2% là một mục tiêu trong chiến lược chấn hưng tăng trưởng mang tên Abenomics của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Lạm phát thấp đặt ra nguy cơ kinh tế Nhật rơi trở lại vào một vòng xoáy giảm phát và tiếp tục sự tăng trưởng trì trệ.
“Không có dấu hiệu nào của lạm phát”, ông Junichi Makino, chuyên gia kinh tế trưởng về Nhật Bản của SMBC Nikko Securities, nhận định. “Ông Kuroda sẽ tiếp tục chịu sức ép phải nới lỏng chính sách hơn nữa”.
Việc đồng Yên tăng giá từ đầu năm đến nay càng khiến mục tiêu lạm phát 2% của Nhật trở nên xa vời. Không chỉ có khả năng bào mòn lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật, đồng nội tệ giảm giá còn tạo áp lực giảm phát thông qua giảm giá hàng hóa nhập khẩu.
Trong bối cảnh lạm phát thấp và lợi nhuận ì ạch, tăng trưởng tiền lương nhiều khả năng sẽ ở mức thấp.
Đà tăng giá của đồng Yên đã được đẩy cao hơn kể từ khi cử tri Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Sự kiện Brexit khiến thị trường tài chính toàn cầu hoảng loạn, đẩy nhu cầu mua các tài sản an toàn tăng cao, trong đó được các nhà đầu tư ưa chuộng nhất có vàng, trái phiếu kho bạc Mỹ và Yên Nhật.
Theo số liệu mới nhất, giá tiêu dùng ở Nhật giảm 0,4% trong tháng 5, mức lạm phát thấp nhất kể từ tháng 4/2013 khi Thống đốc Kuroda công bố chương trình kích thích tăng trưởng với quy mô khổng lồ.
Nhiều ngân hàng lớn như Barclays và JPMorgan Chase đã dự báo rằng BoJ sẽ phải tăng thêm quy mô của chương trình kích cầu trong cuộc họp diễn ra vào cuối tháng 7 này.
Hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo khảo sát do BoJ công bố ngày 4/7 cho biết các công ty Nhật dự báo mức lạm phát 1,1% trong thời gian 5 năm tới, mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát này bắt đầu được thực hiện vào năm 2014.
Trong lần khảo sát này, các công ty Nhật cũng dự báo giá cả sẽ tăng 1,1% trong 3 năm tới, và mức tăng 0,7% trong vòng 1 năm.
Dự báo này của các công ty Nhật cho thấy sự đối lập với dự báo của BoJ cho rằng Nhật sẽ đạt mục tiêu lạm phát 2% vào tháng 3/2018.
Hiện nay, lạm phát ở Nhật đã giảm về mức vào thời điểm mà ông Kuroda bắt đầu chương trình kích cầu khổng lồ vào năm 2013. Những dữ liệu kinh tế gần đây hầu như không cho thấy dấu hiệu khởi sắc nào trước cuộc họp tiếp theo của BoJ vào 28-29/7.
Tăng lạm phát lên 2% là một mục tiêu trong chiến lược chấn hưng tăng trưởng mang tên Abenomics của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Lạm phát thấp đặt ra nguy cơ kinh tế Nhật rơi trở lại vào một vòng xoáy giảm phát và tiếp tục sự tăng trưởng trì trệ.
“Không có dấu hiệu nào của lạm phát”, ông Junichi Makino, chuyên gia kinh tế trưởng về Nhật Bản của SMBC Nikko Securities, nhận định. “Ông Kuroda sẽ tiếp tục chịu sức ép phải nới lỏng chính sách hơn nữa”.
Việc đồng Yên tăng giá từ đầu năm đến nay càng khiến mục tiêu lạm phát 2% của Nhật trở nên xa vời. Không chỉ có khả năng bào mòn lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật, đồng nội tệ giảm giá còn tạo áp lực giảm phát thông qua giảm giá hàng hóa nhập khẩu.
Trong bối cảnh lạm phát thấp và lợi nhuận ì ạch, tăng trưởng tiền lương nhiều khả năng sẽ ở mức thấp.
Đà tăng giá của đồng Yên đã được đẩy cao hơn kể từ khi cử tri Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Sự kiện Brexit khiến thị trường tài chính toàn cầu hoảng loạn, đẩy nhu cầu mua các tài sản an toàn tăng cao, trong đó được các nhà đầu tư ưa chuộng nhất có vàng, trái phiếu kho bạc Mỹ và Yên Nhật.
Theo số liệu mới nhất, giá tiêu dùng ở Nhật giảm 0,4% trong tháng 5, mức lạm phát thấp nhất kể từ tháng 4/2013 khi Thống đốc Kuroda công bố chương trình kích thích tăng trưởng với quy mô khổng lồ.
Nhiều ngân hàng lớn như Barclays và JPMorgan Chase đã dự báo rằng BoJ sẽ phải tăng thêm quy mô của chương trình kích cầu trong cuộc họp diễn ra vào cuối tháng 7 này.