Lãi suất 0%, người Nhật vẫn đổ xô gửi tiết kiệm
Thực tế hiện nay là các ngân hàng ở Nhật đang cắt giảm lãi suất xuống những mức chưa từng có tiền lệ
Hai trong số các ngân hàng lớn nhất Nhật Bản hiện đang gần như không trả một đồng lãi nào cho tiền gửi của khách hàng, hãng tin Bloomberg cho biết.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất, lãi suất trung bình mà Mitsubishi UFJ và Mizuho trả cho người gửi tiền đã lần đầu tiên giảm còn 0,00% trong 9 tháng kết thúc vào tháng 12 năm ngoái, từ mức 0,03% cùng kỳ năm trước.
Thực tế hiện nay là các ngân hàng ở Nhật đang cắt giảm lãi suất xuống những mức chưa từng có tiền lệ để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với tỷ suất lợi nhuận kể từ khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) áp dụng lãi suất cơ bản ở mức âm cách đây 1 năm.
BoJ sử dụng công cụ lãi suất dưới 0% nhằm chống lại các áp lực giảm phát, khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu và các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư. Đây cũng được xem là một cách để kiểm soát sự tăng giá của đồng Yên Nhật - vấn đề nhiều phen khiến các nhà xuất khẩu nước này khốn đốn.
Mitsubishi UFJ và Mizuho cho biết họ chưa có kế hoạch thu phí gửi tiền của khách hàng bán lẻ - một tín hiệu cho thấy các nhà băng này sẽ tiếp tục chịu sức ép suy giảm khả năng sinh lời. Một phát ngôn viên của Mizuho nói lãi suất sẽ còn tiếp tục giảm và chưa có điều gì cho thấy xu hướng này sẽ bị đảo ngược.
Một ngân hàng lớn khác của Nhật là Sumitomo Mitsui có lãi suất tiền gửi là 0,01% trong 9 tháng tính đến tháng 12/2016.
Bất chấp lãi suất siêu thấp, lượng tiền gửi vẫn tiếp tục gia tăng tại các ngân hàng Nhật do các công ty và gia đình chọn cách tiết kiệm tiền thay vì đầu tư hay chi tiêu. Đây là một trở ngại đối với chính sách kinh tế nhằm chấn hưng tăng trưởng mang tên Abenomics của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tháng 1 vừa qua, lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Nhật tăng thêm 4,5%, vượt mức tăng 2,6% của lượng vốn tín dụng - số liệu do BoJ công bố hôm thứ Tư tuần này cho thấy. Lượng tiền gửi hiện đang nhiều hơn lượng vốn tín dụng 224 nghìn tỷ Yên, tương đương 2 nghìn tỷ USD, mức chênh lệch kỷ lục và lớn hơn cả tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Italy.
“Tiền tiết kiệm vẫn tiếp tục chảy vào các ngân hàng dù lãi suất xuống thấp” nhà phân tích Masahiko Sato thuộc công ty chứng khoán SMBC Nikko Securities nhận xét. “Điều này cho thấy họ (BoJ) không có cách nào để ngăn điều này”.
Ông Sato cũng cho rằng các ngân hàng Nhật nên đẩy mạnh việc bán các sản phẩm đầu tư để cải thiện khả năng sinh lời.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất, lãi suất trung bình mà Mitsubishi UFJ và Mizuho trả cho người gửi tiền đã lần đầu tiên giảm còn 0,00% trong 9 tháng kết thúc vào tháng 12 năm ngoái, từ mức 0,03% cùng kỳ năm trước.
Thực tế hiện nay là các ngân hàng ở Nhật đang cắt giảm lãi suất xuống những mức chưa từng có tiền lệ để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với tỷ suất lợi nhuận kể từ khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) áp dụng lãi suất cơ bản ở mức âm cách đây 1 năm.
BoJ sử dụng công cụ lãi suất dưới 0% nhằm chống lại các áp lực giảm phát, khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu và các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư. Đây cũng được xem là một cách để kiểm soát sự tăng giá của đồng Yên Nhật - vấn đề nhiều phen khiến các nhà xuất khẩu nước này khốn đốn.
Mitsubishi UFJ và Mizuho cho biết họ chưa có kế hoạch thu phí gửi tiền của khách hàng bán lẻ - một tín hiệu cho thấy các nhà băng này sẽ tiếp tục chịu sức ép suy giảm khả năng sinh lời. Một phát ngôn viên của Mizuho nói lãi suất sẽ còn tiếp tục giảm và chưa có điều gì cho thấy xu hướng này sẽ bị đảo ngược.
Một ngân hàng lớn khác của Nhật là Sumitomo Mitsui có lãi suất tiền gửi là 0,01% trong 9 tháng tính đến tháng 12/2016.
Bất chấp lãi suất siêu thấp, lượng tiền gửi vẫn tiếp tục gia tăng tại các ngân hàng Nhật do các công ty và gia đình chọn cách tiết kiệm tiền thay vì đầu tư hay chi tiêu. Đây là một trở ngại đối với chính sách kinh tế nhằm chấn hưng tăng trưởng mang tên Abenomics của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tháng 1 vừa qua, lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Nhật tăng thêm 4,5%, vượt mức tăng 2,6% của lượng vốn tín dụng - số liệu do BoJ công bố hôm thứ Tư tuần này cho thấy. Lượng tiền gửi hiện đang nhiều hơn lượng vốn tín dụng 224 nghìn tỷ Yên, tương đương 2 nghìn tỷ USD, mức chênh lệch kỷ lục và lớn hơn cả tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Italy.
“Tiền tiết kiệm vẫn tiếp tục chảy vào các ngân hàng dù lãi suất xuống thấp” nhà phân tích Masahiko Sato thuộc công ty chứng khoán SMBC Nikko Securities nhận xét. “Điều này cho thấy họ (BoJ) không có cách nào để ngăn điều này”.
Ông Sato cũng cho rằng các ngân hàng Nhật nên đẩy mạnh việc bán các sản phẩm đầu tư để cải thiện khả năng sinh lời.