Kinh tế Singapore tăng trưởng chậm nhất trong 5 năm
Quý 2 vừa qua, kinh tế Singapore đã tăng trưởng chậm nhất trong 5 năm do là các công ty cắt giảm sản xuất vì số lượng đơn đặt hàng giảm
Quý 2 vừa qua, kinh tế Singapore đã tăng trưởng chậm nhất trong 5 năm do là các công ty cắt giảm sản xuất vì số lượng đơn đặt hàng giảm. Thêm vào đó, lạm phát cao đã khiến tiêu dùng ở nền kinh tế này giảm mạnh.
Bộ Thương mại Singapore cho biết, GDP của nước này trong quý 2 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 6,9% trong quý 1 và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của giới phân tích.
Sản xuất công nghiệp của Singapore trong quý 2 đã giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 12,7% trong quý 1. Giá nhà tại nước này trong quý tăng 0,4%, mức tăng thấp nhất trong vòng gần 4 năm - một dấu hiệu cho thấy “bong bóng” nhà đất hình thành từ năm 2004 có thể sắp “nổ”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam cho biết, nước này vẫn kỳ vọng tăng trưởng GDP năm nay ở mức từ 4 - 6%. Năm ngoái, kinh tế Singapore tăng 7,7%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của châu Á - đã khiến nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của châu lục như chip máy tính và ô tô giảm mạnh, trong đó các mặt hàng xuất khẩu của Singpore không phải là ngoại lệ.
Thêm vào đó, với giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, đẩy tốc độ lạm phát ở Singapore lên mức cao nhất trong vòng 26 năm trở lại đây, cản trở đáng kể hoạt động chi tiêu của người dân.
Các chuyên gia cho rằng, các nước đang phát triển ở châu Á có độ phụ thuộc cao gấp đôi vào hoạt động xuất khẩu so với các khu vực khác trên thế giới. 60% hàng xuất khẩu của các nước này có đích đến là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Cố vấn Lý Quang Diệu của Singapore vẫn lạc quan cho rằng thương mại gia tăng giữa các quốc gia châu Á sẽ giúp bảo vệ khu vực khỏi những tác động xấu của nhu cầu giảm sút từ Mỹ và cho phép khu vực này phục hồi nhanh hơn.
Không chỉ Singapore, các nền kinh tế châu Á hiện cũng đã hạ dự báo tăng trưởng và tăng dự báo lạm phát.
Mới đây, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng mức dự báo lạm phát cho năm 2008 này lên mức 4,8%, so với mức dự báo 3,3% đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái. Cùng với đó, ngân hàng này cũng hạ dự báo tăng trưởng từ mức 5% xuống còn 4,6%.
Tháng trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia cũng cho rằng, giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao sẽ hạn chế tiêu dùng và có thể khiến tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay không thể đạt được mức 6% như dự báo đưa ra hồi tháng 3. Dự kiến, cuối tháng này, Malaysia sẽ điều chỉnh giảm mức tăng trưởng GDP của năm nay.
(Theo Bloomberg)
Bộ Thương mại Singapore cho biết, GDP của nước này trong quý 2 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 6,9% trong quý 1 và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của giới phân tích.
Sản xuất công nghiệp của Singapore trong quý 2 đã giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 12,7% trong quý 1. Giá nhà tại nước này trong quý tăng 0,4%, mức tăng thấp nhất trong vòng gần 4 năm - một dấu hiệu cho thấy “bong bóng” nhà đất hình thành từ năm 2004 có thể sắp “nổ”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam cho biết, nước này vẫn kỳ vọng tăng trưởng GDP năm nay ở mức từ 4 - 6%. Năm ngoái, kinh tế Singapore tăng 7,7%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của châu Á - đã khiến nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của châu lục như chip máy tính và ô tô giảm mạnh, trong đó các mặt hàng xuất khẩu của Singpore không phải là ngoại lệ.
Thêm vào đó, với giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, đẩy tốc độ lạm phát ở Singapore lên mức cao nhất trong vòng 26 năm trở lại đây, cản trở đáng kể hoạt động chi tiêu của người dân.
Các chuyên gia cho rằng, các nước đang phát triển ở châu Á có độ phụ thuộc cao gấp đôi vào hoạt động xuất khẩu so với các khu vực khác trên thế giới. 60% hàng xuất khẩu của các nước này có đích đến là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Cố vấn Lý Quang Diệu của Singapore vẫn lạc quan cho rằng thương mại gia tăng giữa các quốc gia châu Á sẽ giúp bảo vệ khu vực khỏi những tác động xấu của nhu cầu giảm sút từ Mỹ và cho phép khu vực này phục hồi nhanh hơn.
Không chỉ Singapore, các nền kinh tế châu Á hiện cũng đã hạ dự báo tăng trưởng và tăng dự báo lạm phát.
Mới đây, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng mức dự báo lạm phát cho năm 2008 này lên mức 4,8%, so với mức dự báo 3,3% đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái. Cùng với đó, ngân hàng này cũng hạ dự báo tăng trưởng từ mức 5% xuống còn 4,6%.
Tháng trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia cũng cho rằng, giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao sẽ hạn chế tiêu dùng và có thể khiến tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay không thể đạt được mức 6% như dự báo đưa ra hồi tháng 3. Dự kiến, cuối tháng này, Malaysia sẽ điều chỉnh giảm mức tăng trưởng GDP của năm nay.
(Theo Bloomberg)