Kinh tế Trung Quốc đang chạy chậm lại
Nền kinh tế Trung Quốc đang phát đi hàng loạt tín hiệu giảm tốc sau khi tăng trưởng với tốc độ chóng mặt trong nửa đầu năm nay
Hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô do Bắc Kinh công bố những ngày gần đây đã cho thấy, nền kinh tế này đang giảm tốc, sau khi tăng trưởng với tốc độ chóng mặt trong nửa đầu năm nay.
Theo tờ New York Times, các dữ liệu tháng 7 về sản lượng công nghiệp, bán lẻ, đầu tư tài sản cố định và vốn tín dụng cấp mới của các ngân hàng vẫn cho thấy sức tăng trưởng mạnh của kinh tế Trung Quốc, nhưng tốc độ chi tiêu “kinh hoàng” của vài tháng trước đó đã bắt đầu giảm xuống.
Số liệu về tín dụng công bố ngày 11/8 của Trung Quốc cho thấy, trong tháng 7, các ngân hàng nước này cấp 533 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 78,7 tỷ USD) vốn tín dụng mới, giảm so với mức 603,4 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 89,1 tỷ USD) trong tháng 6. Các nhà chuyên môn cho rằng, sự giảm tốc trong nguồn cung tiền sẽ gây áp lực giảm lớn hơn đối với nhu cầu của thị trường nội địa tại Trung Quốc trong tương lai gần.
Sự hạ nhiệt của kinh tế Trung Quốc còn thể hiện rõ nét trong sản xuất công nghiệp - lĩnh vực từng đưa nước này trở thành công xưởng của thế giới. Trong tháng 7, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 13,7% trong tháng 6 và 16,5% trong tháng 5.
Tốc độ tăng đầu tư tài sản cố định trong tháng 7 cũng giảm còn 24,9%, từ mức 25,5% trong tháng 6. Doanh số bán lẻ tháng 6 chỉ tăng 18,3%, sau khi tăng 18,7% trong tháng 5.
Qua những số liệu trên, có thể thấy, cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp Trung Quốc giờ đều đã thể hiện thái độ thận trọng hơn.
Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh - một bằng chứng về khả năng có thể nước này sắp tới lại một lần nữa phải phụ thuộc vào thị trường bên ngoài để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và hạn chế tỷ lệ thất nghiệp. Điều này có thể xảy ra giữa lúc Mỹ và châu Âu - hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc - đối mặt với sự phục hồi kinh tế yếu ớt hơn dự kiến.
Hôm 10/8, Tổng cục Hải quan của Trung Quốc cho biết, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng lên mức 28,7 tỷ USD trong tháng 7, mức cao nhất kể từ tháng 1/2009.
Ngoài ra, theo giới phân tích, tình trạng mất cân đối giữa lĩnh vực xuất khẩu mạnh của Trung Quốc và nhu cầu đang yếu đi tại thị trường nội địa của nước này có thể một lần nữa hâm nóng những căng thẳng thương mại giữa nước này với các nước phương Tây, thậm chí là với các quốc gia đang phát triển khác.
Tình hình thất nghiệp hiện vẫn còn là một mối lo lớn ở nhiều quốc gia, không chỉ ở Mỹ, mà hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào các nước này đang tăng lên.
Phản ứng trước dữ liệu về thặng dư thương mại tháng 7 của Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Mỹ Charles E. Schumer đã kêu gọi Washington có một chính sách thương mại mang tính đối đầu hơn với Bắc Kinh, vì cho rằng, con số trên “cho thấy nước này có ít động lực trong việc chấm dứt chính sách thao túng tỷ giá trừ phi bị buộc phải làm”.
Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc không phải là chuyện ngẫu nhiên. Hàng loạt chính sách mà Chính phủ nước này áp dụng thời gian qua, từ hạn chế tăng trưởng tín dụng tới kiểm soát đầu tư địa ốc, đều nhằm mục đích ngăn chặn khả năng nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và dẫn tới sự leo thang của lạm phát.
Từ lâu, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã dành sự quan tâm lớn cho vấn đề lạm phát vì lo ngại giá cả tăng cao có thể gây bất ổn xã hội. Bắc Kinh đã áp dụng nhiều chính sách để kiểm soát lạm phát, nhưng chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 3,3% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 2,9% trong tháng 6.
Nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc đang phàn nàn về chi phí tăng, và điều này có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của họ. Ông Alex Yu, Giám đốc nhà máy nhựa và kim loại Dongguan Jet Power, cho biết, tiền lương công nhân đã tăng 20 - 30% trong năm qua, trong khi giá nhựa thô tăng 23%.
“Mọi thứ đều ngày càng đắt đỏ. Chúng tôi đã cảm nhận được ảnh hưởng của lạm phát tới mọi lĩnh vực trong kinh doanh”, ông Yu nói.
Theo tờ New York Times, các dữ liệu tháng 7 về sản lượng công nghiệp, bán lẻ, đầu tư tài sản cố định và vốn tín dụng cấp mới của các ngân hàng vẫn cho thấy sức tăng trưởng mạnh của kinh tế Trung Quốc, nhưng tốc độ chi tiêu “kinh hoàng” của vài tháng trước đó đã bắt đầu giảm xuống.
Số liệu về tín dụng công bố ngày 11/8 của Trung Quốc cho thấy, trong tháng 7, các ngân hàng nước này cấp 533 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 78,7 tỷ USD) vốn tín dụng mới, giảm so với mức 603,4 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 89,1 tỷ USD) trong tháng 6. Các nhà chuyên môn cho rằng, sự giảm tốc trong nguồn cung tiền sẽ gây áp lực giảm lớn hơn đối với nhu cầu của thị trường nội địa tại Trung Quốc trong tương lai gần.
Sự hạ nhiệt của kinh tế Trung Quốc còn thể hiện rõ nét trong sản xuất công nghiệp - lĩnh vực từng đưa nước này trở thành công xưởng của thế giới. Trong tháng 7, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 13,7% trong tháng 6 và 16,5% trong tháng 5.
Tốc độ tăng đầu tư tài sản cố định trong tháng 7 cũng giảm còn 24,9%, từ mức 25,5% trong tháng 6. Doanh số bán lẻ tháng 6 chỉ tăng 18,3%, sau khi tăng 18,7% trong tháng 5.
Qua những số liệu trên, có thể thấy, cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp Trung Quốc giờ đều đã thể hiện thái độ thận trọng hơn.
Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh - một bằng chứng về khả năng có thể nước này sắp tới lại một lần nữa phải phụ thuộc vào thị trường bên ngoài để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và hạn chế tỷ lệ thất nghiệp. Điều này có thể xảy ra giữa lúc Mỹ và châu Âu - hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc - đối mặt với sự phục hồi kinh tế yếu ớt hơn dự kiến.
Hôm 10/8, Tổng cục Hải quan của Trung Quốc cho biết, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng lên mức 28,7 tỷ USD trong tháng 7, mức cao nhất kể từ tháng 1/2009.
Ngoài ra, theo giới phân tích, tình trạng mất cân đối giữa lĩnh vực xuất khẩu mạnh của Trung Quốc và nhu cầu đang yếu đi tại thị trường nội địa của nước này có thể một lần nữa hâm nóng những căng thẳng thương mại giữa nước này với các nước phương Tây, thậm chí là với các quốc gia đang phát triển khác.
Tình hình thất nghiệp hiện vẫn còn là một mối lo lớn ở nhiều quốc gia, không chỉ ở Mỹ, mà hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào các nước này đang tăng lên.
Phản ứng trước dữ liệu về thặng dư thương mại tháng 7 của Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Mỹ Charles E. Schumer đã kêu gọi Washington có một chính sách thương mại mang tính đối đầu hơn với Bắc Kinh, vì cho rằng, con số trên “cho thấy nước này có ít động lực trong việc chấm dứt chính sách thao túng tỷ giá trừ phi bị buộc phải làm”.
Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc không phải là chuyện ngẫu nhiên. Hàng loạt chính sách mà Chính phủ nước này áp dụng thời gian qua, từ hạn chế tăng trưởng tín dụng tới kiểm soát đầu tư địa ốc, đều nhằm mục đích ngăn chặn khả năng nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và dẫn tới sự leo thang của lạm phát.
Từ lâu, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã dành sự quan tâm lớn cho vấn đề lạm phát vì lo ngại giá cả tăng cao có thể gây bất ổn xã hội. Bắc Kinh đã áp dụng nhiều chính sách để kiểm soát lạm phát, nhưng chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 3,3% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 2,9% trong tháng 6.
Nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc đang phàn nàn về chi phí tăng, và điều này có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của họ. Ông Alex Yu, Giám đốc nhà máy nhựa và kim loại Dongguan Jet Power, cho biết, tiền lương công nhân đã tăng 20 - 30% trong năm qua, trong khi giá nhựa thô tăng 23%.
“Mọi thứ đều ngày càng đắt đỏ. Chúng tôi đã cảm nhận được ảnh hưởng của lạm phát tới mọi lĩnh vực trong kinh doanh”, ông Yu nói.