Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bùng nổ
GDP của Trung Quốc trong quý 1/2010 đạt tốc độ tăng trưởng 11,9%, mạnh nhất trong vòng khoảng 3 năm trở lại đây
GDP của Trung Quốc trong quý 1/2010 đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây. Dữ liệu này được xem là một nhân tố mới làm gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh trong việc điều chỉnh tỷ giá Nhân dân tệ và tăng lãi suất cơ bản.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn thông tin từ Cơ quan Thống kê Nhà nước Trung Quốc ngày 15/4 cho biết, GDP của nước này trong quý 1 tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cao hơn dự báo 11,7% mà Bloomberg đưa ra trước đó.
Cũng theo cơ quan này, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng 2,4% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 2,7% trong tháng 2. Mức tăng này thấp hơn dự báo 2,6% trước đó của giới quan sát.
Hôm 14/4, Cơ quan Thống kê Nhà nước Trung Quốc đã công bố giá bất động sản tháng 3 ở nước này tăng với tốc độ kỷ lục 11,7%. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tính đến cuối tháng 3 lập kỷ lục mới 2.447,1 tỷ USD, tăng 25,25% so với ở thời điểm cuối tháng 3/2009. Xuất khẩu quý 1 của nước này tăng 29%.
Trong khi đó, cùng ngày 14/4, sau khi công bố mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong quý 1/2010, Singapore đã bất ngờ nâng tỷ giá đồng nội tệ. Trước đó, hai nền kinh tế hàng đầu khác trong khu vực khác là Ấn Độ và Australia đã tiến hành tăng lãi suất để ngăn chặn sự hình thành của bong bóng tài sản và các rủi ro lạm phát.
Theo các nhà quan sát, với tình hình tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và các biện pháp hậu kích cầu mà chính phủ các nước láng giềng đã áp dụng, Bắc Kinh đang đứng trước những đòi hỏi lớn hơn về việc cần có sự điều chỉnh chính sách tỷ giá và tiền tệ.
Hiện Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn chưa nâng lãi suất trở lại sau khi liên tục cắt giảm trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu giảm số vốn vay cấp mới trong năm nay 22% từ mức kỷ lục 1.400 tỷ USD của năm ngoái.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh hiện vẫn thể hiện rõ thái độ bảo vệ chính sách tỷ giá của họ, bất chấp sự kêu gọi điều chỉnh liên tục phát đi từ phía Washington. Sau các cuộc tiếp xúc mới đây giữa các nhà lãnh đạo của hai nước, Trung Quốc vẫn chưa có động tĩnh gì mới cho thấy họ sẽ nâng tỷ giá.
Tuy nhiên, nhà phân tích Stephen Green, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về thị trường Trung Quốc của ngân hàng Standard Chartered tại Thượng Hải dự báo, trong quý 2 này, Bắc Kinh sẽ hai lần nâng lãi suất cơ bản, với mức tăng 0,27% mỗi lần. Ngoài ra, cũng đang có nhiều dự báo về việc Trung Quốc nâng tỷ giá Nhân dân tệ so với USD trong quý 2.
Mặc dù vậy, Chính phủ Trung Quốc hôm 14/4 phát tín hiệu cho thấy sự thận trọng trong việc kết thúc các chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Quốc vụ viện Trung Quốc cho rằng, tăng trưởng kinh tế ở nước này mới chủ yếu là kết quả của các chính sách kích cầu và vẫn còn thấp so với hồi năm 2009. Tuy nhiên, cơ quan này cam kết sẽ hành động mạnh hơn để kiểm soát sự leo thang của giá địa ốc.
Thống kê công bố ngày hôm nay cũng cho thấy, sản suất công nghiệp tháng 3 của Trung Quốc tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước, bán lẻ tăng 18%. Doanh số thị trường ôtô quý 1 của nước này tăng tới 76%, trong đó doanh số của Mercedez-Benz Trung Quốc tăng gấp đôi.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn thông tin từ Cơ quan Thống kê Nhà nước Trung Quốc ngày 15/4 cho biết, GDP của nước này trong quý 1 tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cao hơn dự báo 11,7% mà Bloomberg đưa ra trước đó.
Cũng theo cơ quan này, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng 2,4% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 2,7% trong tháng 2. Mức tăng này thấp hơn dự báo 2,6% trước đó của giới quan sát.
Hôm 14/4, Cơ quan Thống kê Nhà nước Trung Quốc đã công bố giá bất động sản tháng 3 ở nước này tăng với tốc độ kỷ lục 11,7%. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tính đến cuối tháng 3 lập kỷ lục mới 2.447,1 tỷ USD, tăng 25,25% so với ở thời điểm cuối tháng 3/2009. Xuất khẩu quý 1 của nước này tăng 29%.
Trong khi đó, cùng ngày 14/4, sau khi công bố mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong quý 1/2010, Singapore đã bất ngờ nâng tỷ giá đồng nội tệ. Trước đó, hai nền kinh tế hàng đầu khác trong khu vực khác là Ấn Độ và Australia đã tiến hành tăng lãi suất để ngăn chặn sự hình thành của bong bóng tài sản và các rủi ro lạm phát.
Theo các nhà quan sát, với tình hình tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và các biện pháp hậu kích cầu mà chính phủ các nước láng giềng đã áp dụng, Bắc Kinh đang đứng trước những đòi hỏi lớn hơn về việc cần có sự điều chỉnh chính sách tỷ giá và tiền tệ.
Hiện Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn chưa nâng lãi suất trở lại sau khi liên tục cắt giảm trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu giảm số vốn vay cấp mới trong năm nay 22% từ mức kỷ lục 1.400 tỷ USD của năm ngoái.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh hiện vẫn thể hiện rõ thái độ bảo vệ chính sách tỷ giá của họ, bất chấp sự kêu gọi điều chỉnh liên tục phát đi từ phía Washington. Sau các cuộc tiếp xúc mới đây giữa các nhà lãnh đạo của hai nước, Trung Quốc vẫn chưa có động tĩnh gì mới cho thấy họ sẽ nâng tỷ giá.
Tuy nhiên, nhà phân tích Stephen Green, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về thị trường Trung Quốc của ngân hàng Standard Chartered tại Thượng Hải dự báo, trong quý 2 này, Bắc Kinh sẽ hai lần nâng lãi suất cơ bản, với mức tăng 0,27% mỗi lần. Ngoài ra, cũng đang có nhiều dự báo về việc Trung Quốc nâng tỷ giá Nhân dân tệ so với USD trong quý 2.
Mặc dù vậy, Chính phủ Trung Quốc hôm 14/4 phát tín hiệu cho thấy sự thận trọng trong việc kết thúc các chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Quốc vụ viện Trung Quốc cho rằng, tăng trưởng kinh tế ở nước này mới chủ yếu là kết quả của các chính sách kích cầu và vẫn còn thấp so với hồi năm 2009. Tuy nhiên, cơ quan này cam kết sẽ hành động mạnh hơn để kiểm soát sự leo thang của giá địa ốc.
Thống kê công bố ngày hôm nay cũng cho thấy, sản suất công nghiệp tháng 3 của Trung Quốc tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước, bán lẻ tăng 18%. Doanh số thị trường ôtô quý 1 của nước này tăng tới 76%, trong đó doanh số của Mercedez-Benz Trung Quốc tăng gấp đôi.