Trung Quốc vẫn tiếp tục bảo vệ chính sách tỷ giá
Bắc Kinh tái khẳng định quan điểm chính sách tiền tệ là “vấn đề nội bộ” của Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách tỷ giá, trong khi Bắc Kinh khẳng định họ sẽ không vì ảnh hưởng từ bên ngoài mà nâng giá trị đồng Nhân dân tệ.
Theo hãng tin Reuters, phát biểu tại buổi họp báo nhân kết thúc hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại Washington ngày 13/4, ông Obama nói: “Về vấn đề tiền tệ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và tôi đã có sự trao đổi thẳng thắn. Tôi đã nêu rõ, tôi nhận thấy đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn giá trị thực, và rằng Trung Quốc đã đúng đắn khi trong mấy năm trước có bước đi hướng tới một chính sách tỷ giá mang tính thị trường hơn”.
Trước đó một ngày, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc gặp gỡ để bàn thảo về vấn đề chính sách tiền tệ bên lề của hội nghị thượng đỉnh hạt nhân.
“Tôi không đưa ra một thời gian biểu cụ thể, nhưng tôi hy vọng là Trung Quốc sẽ có quyết định vì chính lợi ích cao nhất của họ”, ông Obama phát biểu.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào không đưa ra bất kỳ bình luận công khai nào về vấn đề tỷ giá tại Washington. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã nhắc lại lời khẳng định mà ông Hồ Cẩm Đào đưa ra vào ngày trước đó rằng chính sách tiền tệ là “vấn đề nội bộ” của Trung Quốc và sẽ được quyết định dựa trên tình hình kinh tế cụ thể của nước này.
“Trong vấn đề này, những áp lực từ bên ngoài là không hợp lý và chúng tôi sẽ không hành động vì những áp lực đó”, ông Thôi Thiên Khải tuyên bố trong một buổi họp báo ở Washington.
Theo ông Thôi Thiên Khải, việc đổ lỗi cho chính sách tỷ giá của Trung Quốc gây ra thách thức cho kinh tế toàn cầu “cũng giống như khi một ai đó bị cảm nhưng lại bảo hàng xóm của mình uống thuốc”. Đây được xem là động thái phản đối mới nhất của Bắc Kinh trước những áp lực đòi nâng tỷ giá của phương Tây.
Theo thống kê mới nhất, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong tháng 2 vừa qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 1 năm, trong khi vào tháng 3, Trung Quốc đã lần đầu có thâm hụt thương mại trong gần 6 năm.
Giới phân tích cho rằng, những thống kê này có thể được Trung Quốc sử dụng để bảo vệ chính sách tỷ giá của họ, và sự điều chỉnh, nếu có, sẽ chỉ ở mức hạn chế.
Ngân hàng HSBC nhận định Trung Quốc sẽ tăng tỷ giá Nhân dân tệ trong quý 2 năm nay, nhưng đồng thời cũng cảnh báo, nếu Trung Quốc không điều chỉnh tỷ giá trong quý 2 thì “chu kỳ chính trị và kinh tế có thể khiến việc điều chỉnh này khó xảy ra trong năm nay”.
Hãng tin Bloomberg thì dự báo, kinh tế Trung Quốc trong quý 1 đã tăng trưởng với tốc độ 11,7%, gây áp lực nước này phải tăng tỷ giá và tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát.
Theo hãng tin Reuters, phát biểu tại buổi họp báo nhân kết thúc hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại Washington ngày 13/4, ông Obama nói: “Về vấn đề tiền tệ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và tôi đã có sự trao đổi thẳng thắn. Tôi đã nêu rõ, tôi nhận thấy đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn giá trị thực, và rằng Trung Quốc đã đúng đắn khi trong mấy năm trước có bước đi hướng tới một chính sách tỷ giá mang tính thị trường hơn”.
Trước đó một ngày, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc gặp gỡ để bàn thảo về vấn đề chính sách tiền tệ bên lề của hội nghị thượng đỉnh hạt nhân.
“Tôi không đưa ra một thời gian biểu cụ thể, nhưng tôi hy vọng là Trung Quốc sẽ có quyết định vì chính lợi ích cao nhất của họ”, ông Obama phát biểu.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào không đưa ra bất kỳ bình luận công khai nào về vấn đề tỷ giá tại Washington. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã nhắc lại lời khẳng định mà ông Hồ Cẩm Đào đưa ra vào ngày trước đó rằng chính sách tiền tệ là “vấn đề nội bộ” của Trung Quốc và sẽ được quyết định dựa trên tình hình kinh tế cụ thể của nước này.
“Trong vấn đề này, những áp lực từ bên ngoài là không hợp lý và chúng tôi sẽ không hành động vì những áp lực đó”, ông Thôi Thiên Khải tuyên bố trong một buổi họp báo ở Washington.
Theo ông Thôi Thiên Khải, việc đổ lỗi cho chính sách tỷ giá của Trung Quốc gây ra thách thức cho kinh tế toàn cầu “cũng giống như khi một ai đó bị cảm nhưng lại bảo hàng xóm của mình uống thuốc”. Đây được xem là động thái phản đối mới nhất của Bắc Kinh trước những áp lực đòi nâng tỷ giá của phương Tây.
Theo thống kê mới nhất, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong tháng 2 vừa qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 1 năm, trong khi vào tháng 3, Trung Quốc đã lần đầu có thâm hụt thương mại trong gần 6 năm.
Giới phân tích cho rằng, những thống kê này có thể được Trung Quốc sử dụng để bảo vệ chính sách tỷ giá của họ, và sự điều chỉnh, nếu có, sẽ chỉ ở mức hạn chế.
Ngân hàng HSBC nhận định Trung Quốc sẽ tăng tỷ giá Nhân dân tệ trong quý 2 năm nay, nhưng đồng thời cũng cảnh báo, nếu Trung Quốc không điều chỉnh tỷ giá trong quý 2 thì “chu kỳ chính trị và kinh tế có thể khiến việc điều chỉnh này khó xảy ra trong năm nay”.
Hãng tin Bloomberg thì dự báo, kinh tế Trung Quốc trong quý 1 đã tăng trưởng với tốc độ 11,7%, gây áp lực nước này phải tăng tỷ giá và tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát.