Kinh tế Việt Nam khó tăng trưởng cao trong trung hạn
Các chuyên gia nói rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong trung hạn
Các chuyên gia kinh tế tham gia hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng trung hạn” tổ chức sáng nay (18/1) tại Hà Nội đều có chung nhận xét là trong thời gian tới kinh tế Việt Nam rất khó đạt được mức tăng trưởng cao.
Bản báo cáo về tiềm năm tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 do các chuyên gia thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia phối hợp với các chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Ireland, đã tính toán một cách chi tiết các yếu tố chính của nền kinh tế Việt Nam hiện nay để đưa ra các dự báo.
Kết của nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng GDP tiềm năng của Việt Nam sẽ thấp hơn giai đoạn 2000-2010. Nguyên nhân chính là do vốn đầu tư giảm và do đó Việt Nam cần đặt ra mục tiêu “khiêm tốn” hơn về tăng trưởng.
Để duy trì được tăng trưởng ở một mức độ tích cực, Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi mô hình tăng trưởng trong đó tăng năng suất lao động là vấn đề rất quan trọng.
Các tính toán cho thấy tốc độ tăng GDP thực tế có thể đạt khoảng 6,67% trong cả giai đoạn 2011-2015, thấp hơn đáng kể so với mức 7,36% trong giai đoạn 2000-2005 và 6,92% trong giai đoạn 2006-2010.
Ngay trong năm 2012, các chuyên gia dự báo rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6%. Trong hai năm 2013 và 2014, tăng trưởng sẽ tăng đáng kể, với mức tăng tương ứng là 7% và 7,4%, tuy nhiên lại giảm xuống chút ít trong năm 2015 với mức tăng khoảng 7,2%.
Các dự báo này nhận được sự đồng tình của khá nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, tuy nhiên các chuyên gia cũng lưu ý rằng kết quả tăng trưởng cụ thể có thể tốt hơn nếu một số vấn đề tồn tại hiện nay của nền kinh tế được giải quyết tốt.
Depak Mishra, Chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank tại Việt Nam nói rằng triển vọng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch từ mô hình tăng trưởng dựa trên yếu tố tích lũy sang mô hình tăng trưởng dựa trên hiệu suất sử dụng vốn, đất đai và nguồn nhân lực cao hơn.
Chuyên gia này cũng nói rằng việc tăng năng suất, đẩy mạnh cải cách cơ cấu cũng sẽ tạo điều kiện để Việt Nam thu hút 85 triệu việc làm trong ngành sản xuất mà Trung Quốc đang dần chuyển đi do mức lương tăng lên và nước này nâng cao chuỗi giá trị.
Ông Lương Văn Khôi, tiến sĩ kinh tế thuộc Đại học Kobe (Nhật Bản) nói vấn đề hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp; và tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn 2011-2015 sẽ phụ thuộc lớn vào hiệu quả hoạt động của khối này.
Từ một nghiên cứu cụ thể về ngành dệt may, ông Khôi nói vấn đề quan trọng là Chính phủ cần phải quan tâm đến tất cả các nhóm doanh nghiệp khác nhau, kể cả doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bản báo cáo về tiềm năm tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 do các chuyên gia thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia phối hợp với các chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Ireland, đã tính toán một cách chi tiết các yếu tố chính của nền kinh tế Việt Nam hiện nay để đưa ra các dự báo.
Kết của nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng GDP tiềm năng của Việt Nam sẽ thấp hơn giai đoạn 2000-2010. Nguyên nhân chính là do vốn đầu tư giảm và do đó Việt Nam cần đặt ra mục tiêu “khiêm tốn” hơn về tăng trưởng.
Để duy trì được tăng trưởng ở một mức độ tích cực, Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi mô hình tăng trưởng trong đó tăng năng suất lao động là vấn đề rất quan trọng.
Các tính toán cho thấy tốc độ tăng GDP thực tế có thể đạt khoảng 6,67% trong cả giai đoạn 2011-2015, thấp hơn đáng kể so với mức 7,36% trong giai đoạn 2000-2005 và 6,92% trong giai đoạn 2006-2010.
Ngay trong năm 2012, các chuyên gia dự báo rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6%. Trong hai năm 2013 và 2014, tăng trưởng sẽ tăng đáng kể, với mức tăng tương ứng là 7% và 7,4%, tuy nhiên lại giảm xuống chút ít trong năm 2015 với mức tăng khoảng 7,2%.
Các dự báo này nhận được sự đồng tình của khá nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, tuy nhiên các chuyên gia cũng lưu ý rằng kết quả tăng trưởng cụ thể có thể tốt hơn nếu một số vấn đề tồn tại hiện nay của nền kinh tế được giải quyết tốt.
Depak Mishra, Chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank tại Việt Nam nói rằng triển vọng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch từ mô hình tăng trưởng dựa trên yếu tố tích lũy sang mô hình tăng trưởng dựa trên hiệu suất sử dụng vốn, đất đai và nguồn nhân lực cao hơn.
Chuyên gia này cũng nói rằng việc tăng năng suất, đẩy mạnh cải cách cơ cấu cũng sẽ tạo điều kiện để Việt Nam thu hút 85 triệu việc làm trong ngành sản xuất mà Trung Quốc đang dần chuyển đi do mức lương tăng lên và nước này nâng cao chuỗi giá trị.
Ông Lương Văn Khôi, tiến sĩ kinh tế thuộc Đại học Kobe (Nhật Bản) nói vấn đề hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp; và tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn 2011-2015 sẽ phụ thuộc lớn vào hiệu quả hoạt động của khối này.
Từ một nghiên cứu cụ thể về ngành dệt may, ông Khôi nói vấn đề quan trọng là Chính phủ cần phải quan tâm đến tất cả các nhóm doanh nghiệp khác nhau, kể cả doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.