Lãi suất cho vay cao bất thường chỉ là “số ít”
Đại diện một số ngân hàng phản hồi về thông tin xuất hiện lãi suất cho vay thỏa thuận lên tới 20%/năm, thậm chí 30%/năm
20 ngày kể từ khi cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn bằng VND được mở, các ngân hàng thương mại lần lượt áp dụng chính sách lãi suất cho vay mới, phổ biến từ 16% - 17%/năm và có chênh lệch khá lớn giữa các đối tượng vay để sản xuất kinh doanh với vay để tiêu dùng.
Những ngày gần đây, một số thông tin phản ánh thực tế lãi suất vay vốn bằng VND theo thỏa thuận đã lên tới 20%/năm, thậm chí tới 30%/năm (như trong bản tin một công ty chứng khoán đề cập sáng nay, 17/3). Tuy nhiên, đại diện một số ngân hàng thương mại cho rằng những món vay đó chỉ là “số ít”, không có tính đại diện cho hoạt động cho vay hiện nay.
Trao đổi với VnEconomy, một cán bộ tín dụng của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho rằng những mức lãi suất cao hiện chủ yếu chỉ có ở các khoản vay tiêu dùng; mức 20% là khá cao, còn 30% có thể chỉ là cá biệt; người vay chấp nhận khi họ có một khoản thu trong tương lai gần để bù đắp.
Tại SHB, mức lãi suất cho vay thỏa thuận trung và dài hạn hiện chủ yếu từ 15% - 16%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp, từ 16% - 18%/năm đối với cho vay cá nhân tiêu dùng.
“Với doanh nghiệp, mức 16% - 17% cũng đã khó đối với sự chấp thuận của họ. 20% hay cao hơn nữa thì mấy doanh nghiệp có được khả năng sinh lãi cao hơn để trả nợ? Với ngân hàng, cũng khó khi cho vay tới 17% - 18%, bởi phải thực sự cân nhắc mức độ rủi ro và xem xét kỹ hiệu quả của dự án vay vốn. Đâu phải cứ lãi suất cao là có lợi, bởi đi cùng với đó là độ rủi ro cao hơn”, cán bộ tín dụng này nói.
Lãnh đạo một chi nhánh của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) tại Tp.HCM cũng cho biết mức lãi suất cho vay cả doanh nghiệp lẫn cá nhân hiện nay chủ yếu có từ 15% - 17%/năm; mức cao hơn chỉ áp dụng cho một số đối tượng với mức độ ưu đãi khác nhau. Riêng trường hợp lãi suất vay lên tới 30%, ông cho biết có thể có ở một số món vay tiêu dùng nhỏ lẻ ở một số công ty tài chính, như hỗ trợ khách hàng mua thiết bị điện tử, máy tính, xe máy…
Theo phân tích của đại diện trên, mức lãi suất cao nhất hiện nay có ở cho vay thấu chi qua thẻ ở một số ngân hàng, khoảng 20% - 22%/năm; cho vay mua ôtô cũng ở mức tương đối cao; kế đến là cho vay tiêu dùng tín chấp; và được ưu đãi hơn là vay vốn mua nhà, sửa chữa nhà có thế chấp. Ngoài ra, ông cũng lưu ý khi vay vốn cá nhân, khách hàng cần chú ý lãi suất được tính theo số dư nợ gốc, hay trên số dư nợ giảm dần vì khác biệt có thể rất lớn.
Đại diện của Ngân hàng HSBC Việt Nam cũng lưu ý đến những cách tính lãi khác nhau khi nói về lãi suất cho vay hiện nay.
“Lãi suất cho vay tín dụng tiêu dùng của HSBC hiện không phải là cao nhất trên thị truờng. Các ngân hàng có nhiều cách tính khác nhau để áp dụng lãi suất cho vay dành cho khách hàng. Nhiều cách tính có thể làm khách hàng hoang mang và hiểu nhầm về tổng số phí thực tế mà họ trả cho khoản vay”, bà Lyndsay Rajah, Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính cá nhân HSBC Việt Nam giải thích.
Bà Lyndsay Rajah cho biết thêm: “Tại HSBC, chúng tôi áp dụng cách tính lãi suất trên dư nợ giảm dần chứ không phải nợ gốc, vì nó công bằng và minh bạch hơn cho khách hàng. Lãi suất được tính dựa trên số dư nợ thực tế hàng tháng của khách hàng. Điều này đảm bảo khách hàng sẽ trả tiền lãi suất thấp nhất vì số dư nợ sẽ giảm dần hàng tháng và họ được tính lãi suất trên con số giảm dần đó”.
Đại diện HSBC đưa ra so sánh, nếu một bên là lãi suất tín dụng tiêu dùng 14% dựa trên dư nợ gốc và lãi suất 22% dựa trên dư nợ giảm dần, thì đến cuối kỳ, mức lãi suất 22% theo cách tính dư nợ giảm dần sẽ ít chi phí lãi hơn cả.
Biểu ví dụ so sánh chi phí vay vốn HSBC đưa ra:
Những ngày gần đây, một số thông tin phản ánh thực tế lãi suất vay vốn bằng VND theo thỏa thuận đã lên tới 20%/năm, thậm chí tới 30%/năm (như trong bản tin một công ty chứng khoán đề cập sáng nay, 17/3). Tuy nhiên, đại diện một số ngân hàng thương mại cho rằng những món vay đó chỉ là “số ít”, không có tính đại diện cho hoạt động cho vay hiện nay.
Trao đổi với VnEconomy, một cán bộ tín dụng của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho rằng những mức lãi suất cao hiện chủ yếu chỉ có ở các khoản vay tiêu dùng; mức 20% là khá cao, còn 30% có thể chỉ là cá biệt; người vay chấp nhận khi họ có một khoản thu trong tương lai gần để bù đắp.
Tại SHB, mức lãi suất cho vay thỏa thuận trung và dài hạn hiện chủ yếu từ 15% - 16%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp, từ 16% - 18%/năm đối với cho vay cá nhân tiêu dùng.
“Với doanh nghiệp, mức 16% - 17% cũng đã khó đối với sự chấp thuận của họ. 20% hay cao hơn nữa thì mấy doanh nghiệp có được khả năng sinh lãi cao hơn để trả nợ? Với ngân hàng, cũng khó khi cho vay tới 17% - 18%, bởi phải thực sự cân nhắc mức độ rủi ro và xem xét kỹ hiệu quả của dự án vay vốn. Đâu phải cứ lãi suất cao là có lợi, bởi đi cùng với đó là độ rủi ro cao hơn”, cán bộ tín dụng này nói.
Lãnh đạo một chi nhánh của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) tại Tp.HCM cũng cho biết mức lãi suất cho vay cả doanh nghiệp lẫn cá nhân hiện nay chủ yếu có từ 15% - 17%/năm; mức cao hơn chỉ áp dụng cho một số đối tượng với mức độ ưu đãi khác nhau. Riêng trường hợp lãi suất vay lên tới 30%, ông cho biết có thể có ở một số món vay tiêu dùng nhỏ lẻ ở một số công ty tài chính, như hỗ trợ khách hàng mua thiết bị điện tử, máy tính, xe máy…
Theo phân tích của đại diện trên, mức lãi suất cao nhất hiện nay có ở cho vay thấu chi qua thẻ ở một số ngân hàng, khoảng 20% - 22%/năm; cho vay mua ôtô cũng ở mức tương đối cao; kế đến là cho vay tiêu dùng tín chấp; và được ưu đãi hơn là vay vốn mua nhà, sửa chữa nhà có thế chấp. Ngoài ra, ông cũng lưu ý khi vay vốn cá nhân, khách hàng cần chú ý lãi suất được tính theo số dư nợ gốc, hay trên số dư nợ giảm dần vì khác biệt có thể rất lớn.
Đại diện của Ngân hàng HSBC Việt Nam cũng lưu ý đến những cách tính lãi khác nhau khi nói về lãi suất cho vay hiện nay.
“Lãi suất cho vay tín dụng tiêu dùng của HSBC hiện không phải là cao nhất trên thị truờng. Các ngân hàng có nhiều cách tính khác nhau để áp dụng lãi suất cho vay dành cho khách hàng. Nhiều cách tính có thể làm khách hàng hoang mang và hiểu nhầm về tổng số phí thực tế mà họ trả cho khoản vay”, bà Lyndsay Rajah, Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính cá nhân HSBC Việt Nam giải thích.
Bà Lyndsay Rajah cho biết thêm: “Tại HSBC, chúng tôi áp dụng cách tính lãi suất trên dư nợ giảm dần chứ không phải nợ gốc, vì nó công bằng và minh bạch hơn cho khách hàng. Lãi suất được tính dựa trên số dư nợ thực tế hàng tháng của khách hàng. Điều này đảm bảo khách hàng sẽ trả tiền lãi suất thấp nhất vì số dư nợ sẽ giảm dần hàng tháng và họ được tính lãi suất trên con số giảm dần đó”.
Đại diện HSBC đưa ra so sánh, nếu một bên là lãi suất tín dụng tiêu dùng 14% dựa trên dư nợ gốc và lãi suất 22% dựa trên dư nợ giảm dần, thì đến cuối kỳ, mức lãi suất 22% theo cách tính dư nợ giảm dần sẽ ít chi phí lãi hơn cả.
Biểu ví dụ so sánh chi phí vay vốn HSBC đưa ra:
Tháng | Ngân hàng khác | HSBC | ||||
Tính trên số dư nợ cố định ở mức lãi suất 13,5% | Tính trên số dư nợ giảm dần ở mức lãi suất 24% | |||||
Nợ gốc | Tiền lãi | Số tiền phải trả | Nợ gốc | Tiền lãi | Số tiền phải trả | |
1 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 4.473.576 | 1.200.000 | 5.673.576 |
2 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 4.563.047 | 1.110.528 | 5.673.576 |
3 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 4.654.308 | 1.019.268 | 5.673.576 |
4 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 4.747.394 | 926.181 | 5.673.576 |
5 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 4.842.342 | 831.233 | 5.673.576 |
6 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 4.939.189 | 734.387 | 5.673.576 |
7 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 5.037.973 | 635.603 | 5.673.576 |
8 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 5.138.732 | 534.843 | 5.673.576 |
9 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 5.241.507 | 432.069 | 5.673.576 |
10 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 5.346.337 | 327.239 | 5.673.576 |
11 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 5.453.264 | 220.312 | 5.673.576 |
12 | 5.000.000 | 684.375 | 5.684.375 | 5.562.329 | 111.247 | 5.673.576 |
Total | 60.000.000 | 8.212.500 | 68.212.500 | 60.000.000 | 8.082.910 | 68.082.910 |