Lãi suất USD đứng yên vì lo Anh giã biệt EU
Số người Anh khẳng định sẽ bỏ phiếu ủng hộ nước này rời EU tăng đột biến
Những rủi ro từ khả năng Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không thay đổi lãi suất cơ bản đồng USD trong ngày thứ Tư, theo cập nhật từ Financial Times.
Hôm qua, FED đã quyết định không thay đổi lãi suất cơ bản đồng USD hiện đang ở mức từ 0,25% đến 0,5%. Như vậy, lãi suất cơ bản đồng USD đã đứng nguyên ở mức này tính từ lần điều chỉnh nâng lãi suất gần nhất vào tháng 12/2015.
FED đồng thời thu hẹp dự báo về lộ trình nâng lãi suất cơ bản đồng USD của năm 2017 và 2018. Ngoài ra, các quan chức thuộc FED cũng đang thể hiện quan điểm thận trọng hơn nhiều so với cách đây chỉ một tháng.
Cho đến trước thời điểm tháng 6/2016, nhiều quan chức thuộc FED khẳng định đã đến lúc nâng lãi suất đồng USD, tuy nhiên đến đầu tháng 6 này, Chủ tịch FED Janet Yellen bất ngờ nhấn mạnh về nhiều yếu tố rủi ro của kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu ở hiện tại.
Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khiến FED phải thay đổi định hướng chính sách, đó là kết quả các cuộc trưng cầu dân ý trong tuần này tại Anh cho thấy, số lượng người khẳng định sẽ bỏ phiếu ủng hộ nước này rời EU tăng đột biến.
Việc Anh rời khỏi EU được dự báo sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế châu Âu cũng như Mỹ.
Chính chủ tịch FED cũng thừa nhận như vậy trong tuyên bố ngày thứ Tư, bà nói: “Rõ ràng khả năng Anh rời EU là một trong những tác nhân rất quan trọng khiến chúng tôi đưa ra quyết định không điều chỉnh lãi suất cơ bản đồng USD”.
Nhận xét về tình hình kinh tế Mỹ hiện tại, Chủ tịch FED khẳng định dù hoạt động kinh tế nhìn chung vẫn tăng trưởng tốt, nhưng tăng trưởng trên thị trường việc làm đang chững lại, lạm phát tăng yếu hơn và không đạt mức mục tiêu.
Chính vì vậy, dù giữ quan điểm lạc quan về kinh tế Mỹ nhưng Chủ tịch FED khẳng định khả năng nâng lãi suất đồng USD trong những tháng tới sẽ khó xẩy ra.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia tài chính trong cuộc khảo sát do Financial Times thực hiện mới đây, khả năng FED nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong tháng 7 và tháng 9/2016 đã giảm xuống chỉ còn 20%.
Đối với khoảng thời gian còn lại của năm 2016, các chuyên gia kỳ vọng sẽ chỉ có một lần nâng lãi suất duy nhất vào tháng 12/2016.
Kết quả của cuộc khảo sát được thực hiện với các quan chức hàng đầu của FED cho thấy, trong năm 2017, sẽ có 3 lần nâng lãi suất, lãi suất cuối năm 2017 sẽ ở mức 1,625%, thấp hơn so với kỳ vọng 1,875% được đưa ra trước đây. Đến cuối năm 2018, lãi suất cơ bản đồng USD ước sẽ ở mức 2,375%, dự báo được đưa ra trong lần họp gần nhất là 3%.
Ngày 23/6, nếu cử tri Anh thực sự bỏ phiếu quyết định rời khỏi EU, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán của Mỹ được đánh giá sẽ biến động bất thường trong nhiều tháng.
Sự ra đi của Anh khỏi EU cũng có khả năng sẽ tác động xấu đến các thỏa thuận thương mại song phương Mỹ đã có với Anh, EU, cũng như nỗ lực của Mỹ trong việc xây dựng các thỏa thuận thương mại đa phương tại nhiều khu vực khác trên thế giới.
Hôm qua, FED đã quyết định không thay đổi lãi suất cơ bản đồng USD hiện đang ở mức từ 0,25% đến 0,5%. Như vậy, lãi suất cơ bản đồng USD đã đứng nguyên ở mức này tính từ lần điều chỉnh nâng lãi suất gần nhất vào tháng 12/2015.
FED đồng thời thu hẹp dự báo về lộ trình nâng lãi suất cơ bản đồng USD của năm 2017 và 2018. Ngoài ra, các quan chức thuộc FED cũng đang thể hiện quan điểm thận trọng hơn nhiều so với cách đây chỉ một tháng.
Cho đến trước thời điểm tháng 6/2016, nhiều quan chức thuộc FED khẳng định đã đến lúc nâng lãi suất đồng USD, tuy nhiên đến đầu tháng 6 này, Chủ tịch FED Janet Yellen bất ngờ nhấn mạnh về nhiều yếu tố rủi ro của kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu ở hiện tại.
Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khiến FED phải thay đổi định hướng chính sách, đó là kết quả các cuộc trưng cầu dân ý trong tuần này tại Anh cho thấy, số lượng người khẳng định sẽ bỏ phiếu ủng hộ nước này rời EU tăng đột biến.
Việc Anh rời khỏi EU được dự báo sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế châu Âu cũng như Mỹ.
Chính chủ tịch FED cũng thừa nhận như vậy trong tuyên bố ngày thứ Tư, bà nói: “Rõ ràng khả năng Anh rời EU là một trong những tác nhân rất quan trọng khiến chúng tôi đưa ra quyết định không điều chỉnh lãi suất cơ bản đồng USD”.
Nhận xét về tình hình kinh tế Mỹ hiện tại, Chủ tịch FED khẳng định dù hoạt động kinh tế nhìn chung vẫn tăng trưởng tốt, nhưng tăng trưởng trên thị trường việc làm đang chững lại, lạm phát tăng yếu hơn và không đạt mức mục tiêu.
Chính vì vậy, dù giữ quan điểm lạc quan về kinh tế Mỹ nhưng Chủ tịch FED khẳng định khả năng nâng lãi suất đồng USD trong những tháng tới sẽ khó xẩy ra.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia tài chính trong cuộc khảo sát do Financial Times thực hiện mới đây, khả năng FED nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong tháng 7 và tháng 9/2016 đã giảm xuống chỉ còn 20%.
Đối với khoảng thời gian còn lại của năm 2016, các chuyên gia kỳ vọng sẽ chỉ có một lần nâng lãi suất duy nhất vào tháng 12/2016.
Kết quả của cuộc khảo sát được thực hiện với các quan chức hàng đầu của FED cho thấy, trong năm 2017, sẽ có 3 lần nâng lãi suất, lãi suất cuối năm 2017 sẽ ở mức 1,625%, thấp hơn so với kỳ vọng 1,875% được đưa ra trước đây. Đến cuối năm 2018, lãi suất cơ bản đồng USD ước sẽ ở mức 2,375%, dự báo được đưa ra trong lần họp gần nhất là 3%.
Ngày 23/6, nếu cử tri Anh thực sự bỏ phiếu quyết định rời khỏi EU, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán của Mỹ được đánh giá sẽ biến động bất thường trong nhiều tháng.
Sự ra đi của Anh khỏi EU cũng có khả năng sẽ tác động xấu đến các thỏa thuận thương mại song phương Mỹ đã có với Anh, EU, cũng như nỗ lực của Mỹ trong việc xây dựng các thỏa thuận thương mại đa phương tại nhiều khu vực khác trên thế giới.