Lãi suất USD thấp nhất trong lịch sử
Với biên độ cắt giảm mạnh ngoài dự báo, FED vừa đưa lãi suất cơ bản đồng USD về mức thấp chưa từng có là 0 - 0,25%
Với biên độ cắt giảm mạnh ngoài dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa đưa lãi suất cơ bản đồng USD từ mức 1% về mức thấp chưa từng có là 0 - 0,25%.
Mức lãi suất này đồng nghĩa với việc trong thời gian tới, FED sẽ phải sử dụng tới những công cụ chính sách mới để đưa nước Mỹ thoát khỏi giai đoạn suy thoái tồi tệ hiện nay.
Được đưa ra lúc rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, quyết định lãi suất nói trên của FED là kết quả của cuộc họp định kỳ kéo dài hai ngày 15-16/12 của ngân hàng trung ương này.
Trước khi quyết định này được FED công bố, giới quan sát dự báo, biên độ cắt giảm lãi suất cơ bản USD lần này sẽ là 0,25% hoặc 0,5%, đưa lãi suất đồng tiền này về mức 0,75% hoặc 0,5%. Việc cắt giảm về khoảng lãi suất 0 – 0,25% nằm ngoài dự báo của hầu hết các nhà phân tích.
Lần hạ lãi suất này nhận được phiếu thuận của tất cả các quan chức trong Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - bộ phận quyết định lãi suất của FED. Cùng với việc hạ lãi suất cơ bản USD, FED cũng hạ lãi suất chiết khấu áp dụng với các khoản vay trực tiếp từ FED cho các ngân hàng và các công ty chứng khoán từ mức 1,25% xuống còn 0,5%. Mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại cũng giảm từ mức 1% xuống còn 0,25%.
Trong tuyên bố cắt giảm lãi suất, FOMC nhận định: “Từ cuộc họp lần trước của FED tới nay, tình hình thị trường lao động đã xấu đi. Các số liệu đã có cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, và sản xuất công nghiệp cùng đi xuống. Thị trường tài chính vẫn căng thẳng và các điều kiện tín dụng thắt chặt. Nhìn chung, viễn cảnh của các hoạt động kinh tế đã xấu đi thêm".
Tuyên bố này đồng thời cho biết, FED “sẽ sử dụng mọi công cụ để thúc đẩy kinh tế Mỹ trở lại với tăng trưởng bền vững và để đảm bảo sự ổn định giá cả, và "các điều kiện kinh tế xấu đi có thể sẽ dẫn tới việc duy trì mức lãi suất USD thấp bất thường trong một thời gian”.
Từ tháng 9/2007, FED đã 10 lần cắt giảm lãi suất USD, đưa lãi suất này từ mức 5,25% về khoảng lãi suất 0 - 0,25% hiện nay. Cùng với series hạ lãi suất nói trên, FED cũng bơm 1.400 tỷ USD tiền cho vay khẩn cấp vào hệ thống tài chính. Những nỗ lực to lớn này không gì khác nhằm mục đích khống chế cuộc khủng hoảng tín dụng và đưa kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện nay, những nỗ lực của FED vẫn bị nhiều nhà quan sát cho là chưa thực sự hiệu quả.
Tổng thống đắc cử Mỹ Barack Obama nhận định, với lãi suất USD hiện ở mức 0 – 2,25%, FED đã hết công cụ để chống suy thoái. Tuy nhiên, trong tuyên bố cắt giảm lãi suất, FED đã đề cập tới vấn đề mua nợ, để qua đó bơm tiền vào nền kinh tế. Đây được nhiều người xem là một biện pháp của chính sách nới lỏng khối lượng (quantitative easing) mà Nhật Bản đã từng phải sử dụng trong thời kỳ giảm phát những năm 1990.
FOMC cho hay: “Trọng tâm của chính sách trong thời gian tới sẽ là hỗ trợ chức năng của các thị trường tài chính và kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua các nghiệp vụ thị trường mở và các biện pháp khác. Những biện pháp này sẽ duy trì quy mô bảng cân đối kế toán của FED ở mức cao”.
Như vậy, trong thời gian tới, những biện pháp chính sách chính của FED sẽ là thông báo về các chương trình cho vay mới hoặc các chương trình mua tài sản, thay vì việc điều chỉnh lãi suất thời gian qua.
Trong thời kỳ hiện đại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) là ngân hàng trung ương lớn duy nhất trên thế giới từng áp dụng chính sách kết hợp giữa điều chỉnh giảm mạnh lãi suất và nới lỏng khối lượng. Tuy nhiên, các quan chức của FED vẫn khẳng định, chính sách của FED khác với chính sách trước đây của Nhật Bản, vì chính sách của FED đặt trọng tâm vào việc mua nợ trên thị trường, thay vì bơm tiền đơn thuần vào hệ thống tài chính.
Từ năm 1980 - thời điểm mà FED bắt đầu sử dụng lãi suất USD như một công cụ chính sách tiền tệ chính - tới nay, FED đã hai lần hạ lãi suất này xuống 1%. Đó là từ tháng 6/2003-6/2004 và từ tháng 10/2008 tới trước lần cắt giảm này. Mức lãi suất 0% chưa từng có trong lịch sử của FED. Khoảng lãi suất 0 - 0,25% này cũng khiến đồng USD là đồng tiền hiện có lãi suất thấp nhất trong số các đồng tiền của các nước công nghiệp phát triển.
Động thái ngày hôm nay của FED được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đã chính thức suy thoái từ tháng 12/2007, tỷ lệ thất nghiệp tăng tới mức cao nhất trong vòng 15 năm là 6,7% trong tháng 11, đồng thời xuất hiện một rủi ro mới là giảm phát. Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 11, giá tiêu dùng ở Mỹ đã sụt giảm với tốc độ kỷ lục là 1,7%.
Tuyên bố của FOMC cũng chỉ rõ, các áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Mỹ đã giảm mạnh. Tuy nhiên, một quan chức của FED cho hay, giảm phát hiện chưa phải là một mối lo chính của FED.
Các biện pháp can thiệp vào thị trường của FED trong thời gian qua đã nâng quy mô bảng cân đối kế toán của FED từ mức 868 tỷ USD vào tháng 7/2007 lên mức 2.268 tỷ USD hiện nay. Tuy nhiên, thị trường tín dụng Mỹ vẫn ở trong tình trạng thắt chặt do các ngân hàng không muốn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng vay trong bối cảnh kinh tế xấu như hiện nay.
(Theo Bloomberg, Reuters)
Mức lãi suất này đồng nghĩa với việc trong thời gian tới, FED sẽ phải sử dụng tới những công cụ chính sách mới để đưa nước Mỹ thoát khỏi giai đoạn suy thoái tồi tệ hiện nay.
Được đưa ra lúc rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, quyết định lãi suất nói trên của FED là kết quả của cuộc họp định kỳ kéo dài hai ngày 15-16/12 của ngân hàng trung ương này.
Trước khi quyết định này được FED công bố, giới quan sát dự báo, biên độ cắt giảm lãi suất cơ bản USD lần này sẽ là 0,25% hoặc 0,5%, đưa lãi suất đồng tiền này về mức 0,75% hoặc 0,5%. Việc cắt giảm về khoảng lãi suất 0 – 0,25% nằm ngoài dự báo của hầu hết các nhà phân tích.
Lần hạ lãi suất này nhận được phiếu thuận của tất cả các quan chức trong Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - bộ phận quyết định lãi suất của FED. Cùng với việc hạ lãi suất cơ bản USD, FED cũng hạ lãi suất chiết khấu áp dụng với các khoản vay trực tiếp từ FED cho các ngân hàng và các công ty chứng khoán từ mức 1,25% xuống còn 0,5%. Mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại cũng giảm từ mức 1% xuống còn 0,25%.
Trong tuyên bố cắt giảm lãi suất, FOMC nhận định: “Từ cuộc họp lần trước của FED tới nay, tình hình thị trường lao động đã xấu đi. Các số liệu đã có cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, và sản xuất công nghiệp cùng đi xuống. Thị trường tài chính vẫn căng thẳng và các điều kiện tín dụng thắt chặt. Nhìn chung, viễn cảnh của các hoạt động kinh tế đã xấu đi thêm".
Tuyên bố này đồng thời cho biết, FED “sẽ sử dụng mọi công cụ để thúc đẩy kinh tế Mỹ trở lại với tăng trưởng bền vững và để đảm bảo sự ổn định giá cả, và "các điều kiện kinh tế xấu đi có thể sẽ dẫn tới việc duy trì mức lãi suất USD thấp bất thường trong một thời gian”.
Biểu đồ lãi suất ở Mỹ từ 2007 đến nay - Nguồn: Reuters.
Từ tháng 9/2007, FED đã 10 lần cắt giảm lãi suất USD, đưa lãi suất này từ mức 5,25% về khoảng lãi suất 0 - 0,25% hiện nay. Cùng với series hạ lãi suất nói trên, FED cũng bơm 1.400 tỷ USD tiền cho vay khẩn cấp vào hệ thống tài chính. Những nỗ lực to lớn này không gì khác nhằm mục đích khống chế cuộc khủng hoảng tín dụng và đưa kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện nay, những nỗ lực của FED vẫn bị nhiều nhà quan sát cho là chưa thực sự hiệu quả.
Tổng thống đắc cử Mỹ Barack Obama nhận định, với lãi suất USD hiện ở mức 0 – 2,25%, FED đã hết công cụ để chống suy thoái. Tuy nhiên, trong tuyên bố cắt giảm lãi suất, FED đã đề cập tới vấn đề mua nợ, để qua đó bơm tiền vào nền kinh tế. Đây được nhiều người xem là một biện pháp của chính sách nới lỏng khối lượng (quantitative easing) mà Nhật Bản đã từng phải sử dụng trong thời kỳ giảm phát những năm 1990.
FOMC cho hay: “Trọng tâm của chính sách trong thời gian tới sẽ là hỗ trợ chức năng của các thị trường tài chính và kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua các nghiệp vụ thị trường mở và các biện pháp khác. Những biện pháp này sẽ duy trì quy mô bảng cân đối kế toán của FED ở mức cao”.
Như vậy, trong thời gian tới, những biện pháp chính sách chính của FED sẽ là thông báo về các chương trình cho vay mới hoặc các chương trình mua tài sản, thay vì việc điều chỉnh lãi suất thời gian qua.
Trong thời kỳ hiện đại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) là ngân hàng trung ương lớn duy nhất trên thế giới từng áp dụng chính sách kết hợp giữa điều chỉnh giảm mạnh lãi suất và nới lỏng khối lượng. Tuy nhiên, các quan chức của FED vẫn khẳng định, chính sách của FED khác với chính sách trước đây của Nhật Bản, vì chính sách của FED đặt trọng tâm vào việc mua nợ trên thị trường, thay vì bơm tiền đơn thuần vào hệ thống tài chính.
Từ năm 1980 - thời điểm mà FED bắt đầu sử dụng lãi suất USD như một công cụ chính sách tiền tệ chính - tới nay, FED đã hai lần hạ lãi suất này xuống 1%. Đó là từ tháng 6/2003-6/2004 và từ tháng 10/2008 tới trước lần cắt giảm này. Mức lãi suất 0% chưa từng có trong lịch sử của FED. Khoảng lãi suất 0 - 0,25% này cũng khiến đồng USD là đồng tiền hiện có lãi suất thấp nhất trong số các đồng tiền của các nước công nghiệp phát triển.
Động thái ngày hôm nay của FED được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đã chính thức suy thoái từ tháng 12/2007, tỷ lệ thất nghiệp tăng tới mức cao nhất trong vòng 15 năm là 6,7% trong tháng 11, đồng thời xuất hiện một rủi ro mới là giảm phát. Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 11, giá tiêu dùng ở Mỹ đã sụt giảm với tốc độ kỷ lục là 1,7%.
Tuyên bố của FOMC cũng chỉ rõ, các áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Mỹ đã giảm mạnh. Tuy nhiên, một quan chức của FED cho hay, giảm phát hiện chưa phải là một mối lo chính của FED.
Các biện pháp can thiệp vào thị trường của FED trong thời gian qua đã nâng quy mô bảng cân đối kế toán của FED từ mức 868 tỷ USD vào tháng 7/2007 lên mức 2.268 tỷ USD hiện nay. Tuy nhiên, thị trường tín dụng Mỹ vẫn ở trong tình trạng thắt chặt do các ngân hàng không muốn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng vay trong bối cảnh kinh tế xấu như hiện nay.
(Theo Bloomberg, Reuters)