Lại xin tăng giá bán lẻ xăng dầu
Việc 4 doanh nghiệp trong nước vừa kiến nghị điều chỉnh giá bán có là tiền đề cho đợt tăng giá xăng dầu lần thứ hai trong năm?
Việc 4 doanh nghiệp trong nước vừa kiến nghị điều chỉnh giá bán có là tiền đề cho đợt tăng giá xăng dầu lần thứ hai trong năm?
“Nếu giá thế giới tăng, thì điều chỉnh giá trong nước. Giá thế giới giảm thì giảm sử dụng quỹ bình ổn giá, khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý”. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai sau khi có quyết định tăng giá bán lẻ xăng, dầu vào ngày 7/3 vừa qua.
Từ thời điểm đó đến hết tháng 3, diễn biến giá xăng dầu trên thế giới tiếp tục biến động. Số liệu cho thấy, tại thị trường Singapore, giá xăng RON 92 bình quân tháng 3 là 134,48 USD/thùng, tăng 5,85 USD/thùng (4,55%) so với tháng trước.
Trong nửa đầu tháng 4/2012, giá dầu thô tiếp tục tăng sau đó giảm nhẹ. Theo đó, giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore diễn biến theo xu hướng của giá dầu thô, nhưng mức giảm thấp hơn, xăng RON 92 là 0,11%, dầu hỏa 0,9%, dầu FO 1,16%.
Trước biến động của giá xăng dầu thế giới, Bộ Tài chính cho biết 4 doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối xăng dầu vừa gửi phương án tăng giá đến cơ quan này. Đó là, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Sài Gòn Petro), Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex).
Trao đổi với VnEconomy, ông Lê Thanh Mân, Trưởng phòng Kinh doanh của Petimex cho biết đơn vị này đã gửi kiến nghị tăng giá xăng dầu lên Bộ Tài chính một tuần nay. “Với công thức tính giá bình quân 30 ngày, cộng với tồn kho, chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ thì sau khi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (300 đồng/lít), Petimex đang lỗ 1.000 đồng/lít xăng và 200 đồng/lít dầu”, ông này lý giải.
“Bộ Tài chính có trả lời với chúng tôi rằng đang xem xét, tính toán để có phương án trong thời gian sớm nhất”, vẫn theo lời ông Mân.
“Nếu giá thế giới tăng, thì điều chỉnh giá trong nước. Giá thế giới giảm thì giảm sử dụng quỹ bình ổn giá, khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý”. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai sau khi có quyết định tăng giá bán lẻ xăng, dầu vào ngày 7/3 vừa qua.
Từ thời điểm đó đến hết tháng 3, diễn biến giá xăng dầu trên thế giới tiếp tục biến động. Số liệu cho thấy, tại thị trường Singapore, giá xăng RON 92 bình quân tháng 3 là 134,48 USD/thùng, tăng 5,85 USD/thùng (4,55%) so với tháng trước.
Trong nửa đầu tháng 4/2012, giá dầu thô tiếp tục tăng sau đó giảm nhẹ. Theo đó, giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore diễn biến theo xu hướng của giá dầu thô, nhưng mức giảm thấp hơn, xăng RON 92 là 0,11%, dầu hỏa 0,9%, dầu FO 1,16%.
Trước biến động của giá xăng dầu thế giới, Bộ Tài chính cho biết 4 doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối xăng dầu vừa gửi phương án tăng giá đến cơ quan này. Đó là, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Sài Gòn Petro), Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex).
Trao đổi với VnEconomy, ông Lê Thanh Mân, Trưởng phòng Kinh doanh của Petimex cho biết đơn vị này đã gửi kiến nghị tăng giá xăng dầu lên Bộ Tài chính một tuần nay. “Với công thức tính giá bình quân 30 ngày, cộng với tồn kho, chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ thì sau khi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (300 đồng/lít), Petimex đang lỗ 1.000 đồng/lít xăng và 200 đồng/lít dầu”, ông này lý giải.
“Bộ Tài chính có trả lời với chúng tôi rằng đang xem xét, tính toán để có phương án trong thời gian sớm nhất”, vẫn theo lời ông Mân.